Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện những người vượt qua cửa “thần chết” (3): Tình yêu hồi sinh người phụ nữ tật nguyền

Thứ sáu, 09:53 08/04/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Tưởng chừng như cuộc sống chỉ còn là chuỗi ngày tăm tối sau tai nạn bom mìn cướp mất đôi chân, chị Nguyễn Thị Cúc bỗng vỡ òa trong hạnh phúc khi gặp được người đàn ông của đời mình. Chính tình yêu từ người đàn ông mà sau này là chồng của chị đã giúp cho người phụ nữ tàn tật này tìm lại được niềm tin yêu vào cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Cúc hàng ngày phải đẩy xe lắc gần 5km đến Hội người mù TP Đông Hà để làm hương và tăm tre kiếm thêm thu nhập. Ảnh: C.H
Chị Nguyễn Thị Cúc hàng ngày phải đẩy xe lắc gần 5km đến Hội người mù TP Đông Hà để làm hương và tăm tre kiếm thêm thu nhập. Ảnh: C.H

Tận cùng tuyệt vọng

Chị Nguyễn Thị Cúc (58 tuổi) hiện đang sống tại khu phố 2, phường Đông Giang, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là một nạn nhân phải sống chung với hậu quả của bom mìn gần nửa thế kỷ nay. Sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hiếu trong những năm tháng còn chiến tranh, tuổi thơ của chị không được may mắn như chúng bạn khi sớm bị bom đạn cướp mất đôi chân từ lúc đang còn thiếu nữ.

Nhắc lại chuyện cũ, đến hôm nay giọng chị Cúc vẫn đượm buồn: “Năm đó tôi khoảng 13 tuổi, trong một buổi đi cày tôi giúp cha mình giữ trâu. Hôm đó do vô tình giẫm phải bom nằm trên bãi cỏ, vì đứng quá gần nên tôi bị mảnh bom cắt mất hai chân còn cha mình thì bị thương nặng. Tỉnh dậy trên giường bệnh, tôi hụt hẫng vô cùng, cứ khóc nghẹn trong đau đớn bởi một nửa dưới thân mình giờ là một khoảng trống chênh vênh không thể nào mà khỏa lấp được hết”.

Dù khi đó mới 13 tuổi, nhưng chị Cúc cũng đã sớm nhận thức được những mất mát mà mình đang phải gánh chịu. Đi học ở thời bình đã khó, trong lúc chiến tranh còn ác liệt, để tiếp tục đến trường khi đã mất đi đôi chân lại càng khó khăn hơn. Việc học của chị Cúc đành khép lại, cuộc sống bắt đầu bước sang một trang mới mà theo chị đó chính là khoảng thời gian tuyệt vọng nhất trong cuộc đời mình.

Nhìn cảnh cha mẹ già đau xót ngày ngày chăm sóc mình, chị Cúc vừa tủi thân vừa thương cho đấng sinh thành. Chị tự nhủ mình phải cố gắng sống mạnh mẽ để cha mẹ được vui lòng. Nói là vậy, nhưng cũng phải mất gần 5 năm để chị rời chiếc giường tre và bắt đầu tập những bước đi đầu tiên trên chính đôi tay của mình. Lúc chị bắt đầu tập đi bằng đôi chân giả, chị dường như tuyệt vọng bởi nó quá khó khăn. Chưa kể, cùng với đó là ánh mắt tò mò và những lời trêu chọc vô tư của những đứa trẻ con như ngàn mũi dao cứa vào tim gan chị.

Nhưng không bỏ cuộc. Ngày có thể tự đi lại và lo phần nào cho bản thân, chị Cúc bắt đầu đi học nghề may. Người khác lành lặn sử dụng cả tay chân đã vất vả thì chỉ bằng đôi tay, chị cố gắng làm hết tất cả. Chính khát vọng sống mạnh mẽ trong những ngày tháng khó khăn đó của chị đã làm lay động trái tim của một anh công nhân đường thủy xa nhà - Anh tên là Trương Công Bá (60 tuổi) là chồng của chị Cúc bây giờ.

Hạnh phúc mỉm cười

Bà Phạm Thị Kiếp kể lại chuyện anh Trương Công Bá sang hỏi cưới con gái mình.
Bà Phạm Thị Kiếp kể lại chuyện anh Trương Công Bá sang hỏi cưới con gái mình.

Khi nói đến duyên số để anh Trương Công Bá và chị Nguyễn Thị Cúc đến được bên nhau, chị Cúc không khỏi xúc động: “Cho đến tận hôm nay tôi vẫn luôn cảm thấy mình là người phụ nữ may mắn khi có được một người chồng như anh Bá. Chính tình yêu thương và sự động viên của anh Bá đã vực tôi đứng dậy đi qua những tháng ngày tuyệt vọng nhất trong cuộc đời mình”.

Anh Trương Công Bá vốn quê gốc ở Thừa Thiên Huế. Năm 1983, sau khi giải ngũ, anh chuyển qua làm công nhân khảo sát đường thủy và nhận công tác tại khu vực sông Hiếu đoạn qua khu vực mà chị Nguyễn Thị Cúc đang sinh sống.

Khoảng thời gian ấy, anh Bá được biết chị Cúc là nạn nhân của bom mìn bị mất cả hai chân nhưng cũng là người có khát vọng sống rất mạnh mẽ. Sau một thời gian lui tới tìm hiểu chuyện trò, anh thực sự đồng cảm và đem lòng yêu thương chị Cúc. Dù mặt ngoài còn e, song trong lòng ai cũng đã thầm cảm mến nhau.

“Ngày anh Bá đem chuyện đến hỏi tôi, dù cũng thương anh nhưng vì tự ti bản thân mình cơ thể khiếm khuyết nên tôi một mực từ chối. Nhiều lúc ngồi nghĩ lại, nếu mình là một người lành lặn liệu rằng mình có đủ can đảm để quyết định như anh. Vậy nhưng anh vẫn kiên trì thuyết phục tôi bằng được, điều đó thực sự khiến tôi vô cùng cảm động”, chị Cúc tâm sự.

Kể lại chuyện của con gái mình với chúng tôi, bà Phạm Thị Kiếp (88 tuổi – mẹ chị Cúc) vừa mừng vừa tủi: “Cái ngày thằng Bá thưa chuyện cưới xin với Cúc gia đình cũng hết sức ngạc nhiên, vừa mừng mà lại vừa lo. Mừng là vì con mình như vậy nhưng vẫn có người yêu thương, muốn kết duyên vợ chồng. Lo là sợ thằng Bá chỉ trêu đùa rồi Cúc lại khổ thân. Mà nếu có lấy nhau được, liệu hai vợ chồng có thể sống hạnh phúc?”

Khi anh Bá thưa chuyện với ba mẹ mình để hỏi cưới chị Cúc về làm vợ cũng bị gia đình anh hết sức ngăn cản. Nhưng vì tình cảm của anh dành cho chị quá lớn nên cuối cùng gia đình cũng gật đầu chấp nhận. Một đám cưới nhỏ chỉ với bánh và trà được tổ chúc trong những lời chúc phúc đầy âu lo của rất đông bạn bè và người thân hai bên gia đình.

Sau ngày cưới, cha mẹ chị Cúc cho đôi vợ chồng trẻ một mảnh đất nhỏ gần nhà để hai vợ chồng lập nghiệp. Trùng hợp thay, mảnh đất mà anh chị dựng nhà bây giờ trước đó chính là một hố bom khổng lồ còn sót lại. Dấu tích bom đạn gắn liền với ngôi nhà nhỏ, hay chính trên cơ thể chị Cúc giống như những minh chứng cho một câu chuyện tình yêu cổ tích giữa đời thường.

Anh Trương Đình Phúc – Phó Chủ tịch Hội người mù TP Đông Hà và cũng là một người bạn thường xuyên lui tới gia đình chị Cúc chia sẻ: “Rất nhiều người trong đó có cả tôi luôn cảm thấy ngưỡng mộ tình cảm của hai vợ chồng anh Bá và chị Cúc. Một tình yêu có thể nói đã vượt lên trên mọi trở ngại của cuộc sống, của số phận. Ngay cả những người bình thường chưa chắc đã có được một tình yêu đẹp như hai anh chị bây giờ”.

Tuy hiện tại cuộc sống của hai vợ chồng còn nhiều vất vả, anh Bá làm thợ trang trí, chị Cúc hàng ngày vẫn phải đẩy chiếc xe lăn đi gần 5km làm tăm và hương tại Hội người mù TP Đông Hà. Tuy nhiên sau hơn 30 năm chung sống, sự ra đời và trưởng thành của những đứa con chính là điều khiến anh chị luôn cảm thấy tự hào và hạnh phúc. Người con gái đầu của anh chị là Trương Thị Thục Trinh (29 tuổi) đã lập gia đình và có công việc ổn định. Đứa con trai sau là Trương Công Sĩ (21 tuổi) cũng đang theo học trường Sĩ quan Lục quân 2 tại Đồng Nai.

T. Chung – Đ.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho đóng BHXH, người lao động cần phải chú ý

6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho đóng BHXH, người lao động cần phải chú ý

Xã hội - 49 phút trước

GĐXH - Hầu hết, người lao động khi đi làm sẽ được tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên sẽ có 6 trường hợp thay vì đóng BHXH, người lao động sẽ được trả một khoản tiền tương ứng.

Công an Đồng Nai kiểm tra  loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Công an Đồng Nai kiểm tra loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Pháp luật - 1 giờ trước

300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Đồng Nai chia làm 9 tổ công tác đồng loạt kiểm tra 9 quán bar, vũ trường, beer club “trá hình”, phát hiện nhiều vi phạm.

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Vụ thi thể nữ “khô” trên ghế sofa, lực lượng chức năng thông tin thêm một số tình tiết quan trọng; Bị “chặt chém” 3 quả dứa 500.000 đồng tại phố cổ Hà Nội, nữ du khách nước ngoài có phản ứng khá gay gắt, bực tức.

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định vẫn "dậm chân tại chỗ". Hiện trong bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân xung quanh và trên địa bàn huyện vẫn sử dụng nước giếng khoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Thời sự - 10 giờ trước

Khói lửa bùng lên tại cửa hàng FPT Shop trên đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp khiến nhiều nhân viên hốt hoảng ôm đồ tháo chạy.

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Pháp luật - 10 giờ trước

Lực lượng chức năng phạt tiền 15 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng với tài xế xe limousine điều khiển ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc, điều khiển xe lạng lách khi chạy trên đường.

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5 khả năng có không khí lạnh yếu gây ra hiện tượng mưa dông, chấm dứt nắng nóng ở phía Đông Bắc Bộ.

Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

Pháp luật - 12 giờ trước

Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bịa đặt mình là cán bộ cấp cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nghệ An: Bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website khiêu dâm với hàng triệu thành viên

Nghệ An: Bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website khiêu dâm với hàng triệu thành viên

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Trang website lôi kéo hơn 1,1 triệu thành viên tham gia với hàng trăm triệu lượt truy cập, phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy.

Thông tin mới nhất vụ cô gái chết 'khô' trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội

Thông tin mới nhất vụ cô gái chết 'khô' trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng về vụ việc cô gái chết "khô" trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội.

Top