Chuyện tình hiếm có của cặp đôi “chàng 30, nàng 60 ” (2): Minh chứng tình yêu trong 10 năm sóng gió
GiadinhNet - Không chỉ giúp cho cậu con riêng tật nguyền bằng tuổi mình của người vợ hờ biết đi, Long còn chạy ngược, chạy xuôi lo cho Ngân được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước.
![]() |
Long (phải) và người con riêng của bà Năm. Ảnh: P.K |
Cậu con trai tật nguyền Triệu Tiến Ngân chứng kiến từ đầu câu chuyện của chúng tôi và bà Năm. Nó chỉ cười và thi thoảng nói những câu không ai nghe rõ. Tôi hỏi: “Long có thương em không?”. Nó hồn nhiên trả lời bập bẹ: “Long thương ít thôi, không nhiều đâu”. Bà Năm ngồi ngoài nghe con trai trả lời như thế liền bênh vực Long. Bà hỏi con trai: “Mày muốn người ta thương mày như thế nào nữa? Mày xem anh trai mày, chị gái mày đã bao giờ giúp mày được việc gì chưa? Người ta là người dưng nước lã, người ta bế mày đi tắm, mang cơm cho mày ăn, ăn xong người ra lại dọn cho mày. Mày còn muốn như thế nào nữa?”. Cậu con trai chỉ ngồi cười khi nghe mẹ nói.
Bà Năm bảo: “Thằng Ngân này lì lắm, nó đã từng lấy cục đá rất to ném Long đến chảy cả máu. Nếu là người khác có mà nó chẳng chết với người ta rồi, may mà Long thương tôi nên cũng thương nó, không chấp đâu”. Rồi bà bắt đầu kể lại những ngày đầu tiên Long chính thức về ở với bà, cùng nhau chăm sóc Ngân. Hồi đầu Ngân không đi lại được. Ngân thì nặng, bà thì gầy lại thêm công việc vất vả, đầu tắt mặt tối suốt ngày nên không thể giúp Ngân tập đi. “Từ ngày Long về ở cùng, đi làm thì thôi chứ về nhà, cứ lúc nào rỗi là Long lại dìu nó (Ngân - PV) tập đi. Ban đầu thì đi quanh nhà thôi, nhưng vì hồi ấy chưa làm nhà nên cái sân gồ ghề lắm. Ngân bị ngã triền miên, đau đến mức chán không muốn tập đi nữa. Thương Ngân, Long cõng nó qua con suối cho tập đi trên đường bằng phẳng hơn để nó bớt ngã hoặc có ngã thì cũng không đau như khi tập trên sườn núi”, bà Năm chia sẻ. Nghe mẹ kể chuyện, Ngân chỉ ngồi lắng nghe, thi thoảng lại cúi đầu xuống, cười rất hiền như thể biết lỗi của mình vậy.
Bà Năm bảo, Long cho Ngân tập đi được hơn một năm thì nó tự chống gậy đi được. Bây giờ Ngân có thể dùng gậy tự đi qua suối được rồi. Từ ngày biết đi, Ngân la cà khắp thôn xóm. Nhiều hôm đến tối muộn chưa thấy Ngân về nhà, Long lại phải đi tìm. Mà tìm thấy thì Ngân cũng có chịu về ngay đâu, lại phải mắng mỏ, quát tháo một hồi nó mới chịu đứng dậy. Mà Ngân thì cục tính, rất nhiều lần đánh Long chỉ vì bị Long gọi về.
Kể đến đây, bà Năm quay sang nhắc Ngân: “Đến nhà ai chơi phải biết giờ về cho họ đi ngủ. Long đi làm tối ngày mệt mỏi, đến khi muốn ngủ thì lại phải đi khắp thôn tìm mày. Thế mà mày còn đánh người ta. Mày xem đã ai tốt với mày như Long chưa?” – bà Năm nhắc lại câu nói lúc trước. Ngân chỉ mỉm cười, lái đề tài sang chuyện khác: “Nhưng Long cũng thương mẹ ít thôi, có thương nhiều đâu”.
Tôi ngạc nhiên: “Thương ít là thế nào?”. Ngân trả lời: “Thi thoảng vẫn mắng mẹ em. Mà mẹ em thì thương Long nhiều lắm”. Tôi càng ngạc nhiên hơn. Một người tật nguyền như Ngân sao lại để ý được nhiều chuyện thế, trong khi Long và bà Năm sống ở ngôi nhà bên kia suối. Ngân kể: “Mẹ thương Long lắm! Mỗi lần Long đi rừng về đau chân hay ghẻ lở là mẹ lại tự lên rừng tìm lá về tắm cho Long. Có ngày chiều muộn Long về, chân bị sưng tấy, mẹ bỏ cả bữa cơm, vội vàng vào rừng tìm cây thuốc về bó cho Long”. Ban đầu, nghe con trai kể chuyện thì bà Năm im lặng, sau rồi bà mới thanh minh: “Thế tao không lo cho Long thì ai lo cho Long nữa. Người ta thương mày thế, tao cũng phải thương người ta chứ”.
Hết chuyện tập đi cho Ngân lại đến chuyện Long trèo đèo, vượt suối vào xã, lên huyện để lo chính sách cho con trai của vợ. Bà Năm kể, có ngày không biết Long đi bao nhiêu cây số để đi làm chế độ cho đứa con của bà. Hết đưa Ngân đi khám sức khỏe lại đi tìm hiểu chế độ. Mà đâu chỉ đi một lần, nguyên khám sức khỏe cũng phải đi lại vài lần, lúc thì thiếu chỉ số này, khi thì thiếu kết luận kia. Mà đường đi thì khó khăn lắm. Lo xong mọi thủ tục, Long lại là người trực tiếp đi lấy 300.000 đồng/tháng tiền chế độ cho Ngân. Bà Năm bảo: “Nhiều khi 2 đứa đánh nhau, Long giận không đi lấy nữa đấy. Khi nào Long hết giận lại sẽ đi. Mà cán bộ xã cũng chỉ cho Long nhận tiền hộ Ngân thôi, anh chị ruột của nó đến nhận cũng không được mà”.
![]() |
Anh Long với nụ cười hồn hậu. Ảnh P.K |
Kỳ công làm nhà cho “vợ”
Ông Bàn Văn Đường cho biết: “Trước đây con đường đất chính dẫn vào thôn gập ghềnh, khúc khuỷu, một bên là vực, một bên là rừng, qua 2 con suối mà không có cây cầu nào. Nếu trời nắng thì còn có thể đi lại được, nếu vào ngày mưa thì thôn gần như bị cô lập hoàn toàn”. Rồi ông chia sẻ: “Công nhận chú Long tốt thật đấy, không những lo cho con trai riêng của vợ mà còn góp công, góp của xây được ngôi nhà khang trang cho người vợ không hôn thú của mình. Hiếm có chàng trai nào làm được như vậy lắm”.
Chỉ vào ngôi nhà khang trang mọc sừng sững bên núi, bà Năm bảo: “Để làm được ngôi nhà này, Long là người vất vả nhất. Chúng tôi lấy tiền dành dụm được sau 8 năm cùng nhau làm ăn và bán bớt một phần diện tích keo mới đủ tiền làm đấy. Nhưng nếu Long không nhận công việc trực tiếp đi rừng lấy bạch đàn về dựng nhà thì chắc tôi không đủ dũng cảm để quyết định xây nhà đâu vì con cái không góp được với tôi một đồng nào. Đã thế khi xây nhà xong, có đứa còn bảo tôi có nhiều tiền thì chia cho con cái đi, để đấy chết có mang theo được đâu. Tôi buồn nhiều lắm, may mà có Long chia sẻ cùng”.
Ông Bàn Văn Đường cũng đồng tình: “Thôn xóm vẫn nói, nếu không có chú Long đến ở cùng thì gia đình bà Năm sao được như ngày hôm nay”. Đang nói đến chuyện Long lo lắng cùng bà Năm gánh vác việc nhà, ông Đường đột ngột quay qua bảo với bà Năm (2 người là anh em con chú, con bác): “Cô làm thế nào thì làm, đừng để chú Long thiệt thòi quá, nhỡ sau này cô có xảy ra chuyện gì thì chú ấy tính sao. Hay là sinh cho chú ấy một đứa con đi” – ông Đường dè dặt hỏi. Bà Năm chỉ im lặng, tay mân mê vạt áo như đang suy nghĩ điều gì đó.
Tôi ngồi nghe và hiểu ý của ông Đường. Hai người không phải là vợ chồng hợp pháp, nhà xây thì bà Năm đứng tên. Nếu xảy ra chuyện gì thì Long trắng tay. Hỏi bà Năm về ý định của Long khi quyết tâm xây nhà cho bà, bà Năm cho biết: “Thì chúng tôi cũng bàn bạc nhiều chứ. Tôi xác định ở lại đây, sống tuổi già ở đây. Nếu không làm nhà, sau này nhỡ xảy ra chuyện gì thì tôi biết ở đâu? Long ở lại đây thì cứ ở, có ai đuổi Long đi đâu”. Có lẽ bà Năm không hiểu ý của tôi. Tôi diễn giải lại suy nghĩ của mình lần nữa. Như đã hiểu, bà Năm bảo: “Sao tôi để Long thiệt được. Long đã làm cho mẹ con tôi không biết bao nhiêu việc, đã cưu mang, giúp đỡ gia đình tôi suốt 10 năm qua. Tôi cảm ơn Long nhiều lắm. Tôi đang nhờ người vào đo để làm sổ đỏ cái quán trước nhà cho Long. Đất ấy, nhà ấy sẽ toàn quyền Long quyết định. Nếu sau này Long lấy vợ thì ở đấy, hoặc đi đâu là do Long tự quyết”. Tôi trố mắt ngạc nhiên: “Cô cho Long đi lấy vợ ư”. Đến lượt bà Năm tròn mắt: “Sao không? Tôi giục suốt ấy chứ nhưng Long chưa ưng đám nào”.
Phòng the vẫn mặn nồng Có lẽ vì ý thức được khoảng cách quá lớn về tuổi tác giữa họ nên trước mặt người lạ, hai người rất ngại khi nói chuyện và ngồi gần nhau. Tôi nài nỉ mãi để mong có tấm ảnh chụp chung hai người nhưng bà Năm chỉ chực chạy trốn. Bề ngoài có vẻ xa cách thế nhưng đời sống vợ chồng của họ thì có lẽ nhiều người phải chào thua. Khi câu chuyện đã “đượm” hơn, cả hai đều cho biết vẫn “sinh hoạt” đều đặn hàng tuần. Mặc dù tuổi đã khá cao nhưng sức khỏe còn tốt, tinh thần thoải mái nên nhu cầu của bà Năm vẫn dào dạt như cách đây hai ba chục năm. |
Mạc Kỳ Phi

"Về nguồn" dâng hương Quốc tổ Hùng Vương và trao hơn 100 suất học bổng cho học sinh Phú Thọ
Xã hội - 49 phút trướcTrong hai ngày 4-5/4/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Viện khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã thực hiện chuyến đi "về nguồn", dâng hương đền Hùng và phối hợp với UBND xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trao hơn 100 suất học bổng Hùng Vương cho các em học sinh nghèo ham học.

Hoa loa kèn trắng tinh khôi tô điểm phố phường Hà Nội ngày giao mùa
Đời sống - 53 phút trướcGĐXH - Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Với người dân nơi đây, khi loa kèn nở cũng là lúc mùa hè gõ cửa. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục triệt để vi phạm PCCC tại 18 tòa nhà cao tầng, sẽ xử lý nghiêm nếu tiếp tục chây ỳ
Thời sự - 55 phút trướcGĐXH - TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư của 18 tòa nhà cao tầng trên địa bàn khẩn trương khắc phục triệt để vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) còn tồn tại, điều tra làm rõ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật nếu tiếp tục chây ỳ...

Vì sao năm 2025 chưa có bảng lương mới?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định quản lý công chức theo vị trí việc làm, trong thời gian chưa thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, vẫn áp dụng các ngạch lương hiện hành.

Làm việc nhà là 'cực hình' đối với 5 con giáp nữ này
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Nếu bắt buộc phải làm, những con giáp này sẽ làm một cách qua loa đại khái hoặc thậm chí sẽ làm rối tinh rối mù mọi thứ lên.

Nhiều công viên Hà Nội được bỏ rào chắn, người dân vui mừng rèn luyện sức khỏe, sống xanh mỗi ngày
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Nhiều công viên tại Hà Nội tiếp tục được dỡ bỏ hàng rào, mở rộng không gian phục vụ nhu cầu vui chơi, thể dục của người dân, góp phần nâng cao chất lượng không gian xanh đô thị.

Lật xe khách trong đêm ở Bình Định, nhiều người thương vong
Thời sự - 1 giờ trướcMột chiếc xe khách đang lưu thông trên Quốc lộ 19C, đến đoạn qua xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) bất ngờ bị lật.

Luật An ninh mạng giữa kỷ nguyên AI: "Đổi mới hay bị loại bỏ?"
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số phát triển bùng nổ, Luật An ninh mạng đang đứng trước những yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh cập nhật và thích ứng. Từ xu hướng kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới, deepfake, đến câu hỏi đầy tranh cãi: "AI có phải chịu trách nhiệm pháp lý?".

Tổ cảnh sát 141 ở Hà Nội phát hiện nhóm đối tượng giả danh 141 đang 'làm nhiệm vụ'
Pháp luật - 2 giờ trướcNhóm đối tượng giả danh cảnh sát 141 để dừng xe, kiểm tra trái phép người đi đường đã bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội bắt giữ.

Không cần hộ chiếu (passport), năm 2025 công dân có thể dùng loại giấy tờ này để xuất nhập cảnh?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo quy định công dân bắt buộc phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Năm 2025, công dân có thể dùng thẻ căn cước thay thế hộ chiếu hoặc giấy thông hành?

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dụcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.