Chuyện về “người đưa cơm”, đưa thuốc cho F0 chưa bao giờ khoác đồ bảo hộ
GiadinhNet – Khi những bác sĩ, điều dưỡng cấp tập bón cho các bệnh nhân COVID-19 khu điều trị bệnh nhân nặng thì ở “vùng vàng” - nơi bệnh nhân thoát hồi sức có thể tự ăn, những cỗ robot “hì hục” đưa cơm đến từng giường bệnh mà chẳng cần khoác bất cứ đồ bảo hộ nào.
Những "quản gia phục vụ" F0
Những ngày đầu tháng 9, tại khu vực điều trị bệnh nhân nặng và nguy cơ Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 của BV Trung ương Huế (nằm trong khuôn viên Bệnh viện dã chiến số 14, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), hàng chục bệnh nhân COVID-19 đang được bác sĩ theo dõi sát sao các chỉ số sinh tồn, những chiếc máy đo chỉ số của bệnh nhân đặt ngay đầu giường người bệnh liên tục phát ra âm thanh "tít tít tít…".
Ông Tạ Văn Lợi (62 tuổi, ở quận 3, TP Hồ Chí Minh) đã trải qua 15 ngày điều trị tích cực. Do hồi phục rất tốt nên chỉ chưa đầy 10 ngày điều trị ở khu điều trị bệnh nhân nguy kịch, ông Lợi được chuyển đến vùng thoát hồi sức để tiếp tục theo dõi.

Ông Tạ Văn Lợi (62 tuổi, ở quận 3, TP Hồ Chí Minh) nhận phần cơm nóng hổi từ robot.

Những bệnh nhân thoát hồi sức như ông Lợi có thể tự lo "miếng ăn, miếng uống" cho mình mà chẳng cần đến đôi bàn tay của cán bộ y tế.
Đánh dấu ngày thứ 15 vào viện, bữa trưa của ông Lợi là một phần cơm với sườn om khoai tây, canh và một hộp sữa tươi. Những suất cơm nóng hổi mà ông Lợi nhận ngay đầu giường chẳng phải được đưa đến từ đôi bàn tay quen thuộc của cán bộ y tế, mà từ "quản gia phục vụ" robot.
ông Lợi bảo: "Chúng tôi gọi chú robot đó là "quản gia phục vụ", là "người đưa cơm", là "người quản gia" đến gần F0 mà chẳng cần màng đến COVID. Cơm đưa đến lúc nào cũng nóng hổi, còn "người quản gia" này thì đi hết đầu giường này tới đuôi giường nọ, đưa cơm cho từng người bệnh".
"Tôi khỏe nhanh thiệt, giờ đi lại ổn lắm rồi, mỗi tội thỉnh thoảng thở hơi rít tí thôi nhưng tôi không cần đến cán bộ y tế chăm sóc nữa. Mọi thứ tôi tự lo được cho mình hết. Bác sĩ cứ dành sức lực, thời gian để lo cho bệnh nhân nặng, người nhẹ chúng tôi thì miếng cơm, gói thuốc để robot đưa đến là xong", ông Lợi vui vẻ đáp.

Bà Hồ Thị Ngọc dõi theo robot tiến về phía mình.
Thấy robot đang di chuyển từ đằng ra, bà Hồ Thị Ngọc (SN1968, ở Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú) cũng không màng đến cảnh vật xung quanh mà dõi theo robot tiến về phía mình. Trên robot là 4 suất cơm nóng hổi. Hôm nay, bà Ngọc cũng dùng cơm với sườn hầm khoai tây và một hộp sữa.
Bà Ngọc nhập viện từ ngày 27/8, bà cũng trải qua một khoảng thời gian giành giật với COVID-19 từng hơi thở, đến nay, trải qua hơn 10 ngày điều trị, bà Ngọc đã bình phục hoàn toàn.
Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong vài giây ngắn ngủi, đôi mắt bà Ngọc long lanh, bà vui sướng nói: "Khỏe quá rồi, vui quá cô ơi…".

Nhận những suất cơm nóng hổi từ robot, bà Hồ Thị Ngọc chắc chắn một điều mình đã rất khỏe và sắp được trở về bên gia đình.
Robot là "cánh tay nối dài" của cán bộ y tế
Th.S Huỳnh Phúc Minh - Trưởng đơn vị quản lý dịch vụ buồng bệnh Bệnh viện Trung ương Huế chính là người đã chế tạo ra những chiếc robot vận chuyển thức ăn, thuốc men đến các phòng bệnh ở bên trong khu cách ly.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ThS Huỳnh Phúc Minh cho biết, trong đợt tăng cường TP Hồ Chí Minh chống dịch này, BV Trung ương Huế đã vận chuyển 3 robot từ Huế vào TP Hồ Chí Minh. Trong những ngày y, bác sĩ làm việc gấp 2 – 3 công suất, thì robot chính là "cánh tay nối dài" của bệnh viện.

ThSS Huỳnh Phúc Minh cho biết, từ khi robot được đưa vào sử dụng trong khu vực buồng bệnh, đã giảm được rất nhiều về áp lực của y bác sĩ cũng như nguy cơ lây nhiễm.
Theo đó, robot được chế tạo từ từ 2 bộ phận chính, là xe ôtô đồ chơi của trẻ em có lắp chip điều khiển và thùng chứa 4 ngăn nhỏ gọn để chứa thuốc men, đồ ăn, nước uống. Robot được điều khiển từ xa qua bộ điều khiển qua máy tính bảng có màn hình camera kết nối internet. Để "đánh thức" từng người bệnh, khi đến khu vực cần "giao đồ", robot sẽ tự động phát ra âm thanh quen thuộc: "Tâm an phục vụ bạn ở đây, xin vui lòng mở của".
Theo ThS Huỳnh Phúc Minh, khi đi đến các giường bệnh, từ camera kết nối, người điều khiển có thể theo dõi được hành trình di chuyển của robot, thậm chí là theo dõi bệnh nhân, người bị cách ly. Từ khi robot được đưa vào sử dụng trong khu vực buồng bệnh, đã giảm được rất nhiều về áp lực của y bác sĩ cũng như nguy cơ lây nhiễm.
"Trong thời gian tới, khi dịch COVID-19 hạn chế, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thêm những robot có nhiều cải tiến về cả mẫu mã lẫn chức năng nhằm đáp ứng việc phục vụ người bệnh COVID-19", ThS Huỳnh Phúc Minh cho hay.
Bảo Loan

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 4 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 4 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 5 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 6 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.