Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về người đưa đò huyền thoại

Thứ tư, 08:28 30/04/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Đất Việt xem mẹ Suốt là Mẹ chung, là biểu tượng của lòng son dạ sắt, của chí khí ngoan cường đã đi vào lòng dân tộc như một dấu son đỏ.

Đã tròn 40 năm ngày mẹ Suốt “một tay lái chiếc đò ngang” ngã xuống nhưng trong tâm trí người Việt, tâm thế Mẹ vẫn sáng bừng, nhất là đất Bảo Ninh, nơi những người con, người em, người thân và các thế hệ cháu con luôn lấy mẹ để soi và học tập.

Vượt mưa bom bão đạn

Trong cái nắng chang chang cồn cát, chúng tôi tìm gặp o Huế (chị Trần Thị Huế, người con thứ 3 của mẹ, sau chị Trần Thị Thái, Trần Thị Loan và người em trai út Trần Hùng - PV) bên quầy tạp hóa, mắm muối, dưa cà ở chợ Đồng Hới. Điều trùng hợp thú vị là nơi ngày ngày chị tìm kế sinh nhai lại nằm gần tượng đài Mẹ Suốt. Vậy nên, chị luôn được nhìn Mẹ hiên ngang trước gió lộng.

Hỏi về công việc bán buôn, o Huế cười hiền lành: “Ngồi chợ từ sáng đến tối kiếm được chừng vài chục ngàn, chỉ đủ phụ thêm giúp con cái học hành”... Quệt giọt mồ hôi giữa những ngày cuối tháng 4 nắng cháy, chị bùi ngùi hồi tưởng về người mẹ huyền thoại của mình: “Mạ (tên gọi của người Quảng Bình về mẹ) tui một nắng hai sương, thương chồng, thương con, xông pha chiến trường”. Nói đến đây, O nghẹn ngào: “Có chi về gặp Hùng, em tui sẽ kể cho. Con trai vốn cứng cỏi mà…”. Rồi o úp cái nón bạc màu, tôi đoán o khóc một mình bởi nỗi nhớ mẹ dâng trào.

Vòng xe lên cầu Nhật Lệ, tôi tìm đến nhà anh Trần Hùng - con trai út của Mẹ. Mặc dù tuổi chưa cao, nhưng bệnh đa khớp cứ hành hạ anh mãi. Dù chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn phải đi “cà nhắc”. Anh kể lại những kỷ niệm về người mẹ thân yêu: “Hôm đó là ngày 21/8/1968, mạ tui từ Hà Nội  về Quảng Bình, được Tỉnh đội cho xe đưa đến bến đò Nhật Lệ.

Hôm ấy, máy bay Mỹ ngừng hoạt động, tàu chiến của chúng từ biển cũng không bắn vào, các đơn vị bộ đội được lệnh nhanh chóng vượt sông sang bờ Nam. Xuống đò, mạ giành lấy chèo từ tay chị gái: “Bữa ni mi chống nhiều, để mạ!”. Trên chuyến đò, các chiến sĩ hỏi mẹ về đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua, về chuyện mẹ được gặp Bác Hồ mà họ được nghe qua đài, báo. Mẹ vừa cặn kẽ trả lời vừa khoát mạnh mái chèo...”.

Đượm chút buồn, anh Hùng nhớ: “Sang đến bến Bảo Ninh, mạ nói với chị gái tui: Mạ về làng để biếu mấy bà, mấy ông trong xóm khăn mùi xoa, cho mấy cháu nhỏ vở, bút mực, rồi ra chống đò thay mi”... Mạ tui bước nhanh trên triền cát. Chợt có tiếng máy bay, hai chiếc phản lực từ biển lao đến thả hai trái bom cực lớn. Trái bom lớn nổ bung ra. Khi mọi người chạy đến, mạ tui đã hy sinh”. Giọt nước mắt của người con trai chát mặn.

Đám tang Mẹ được tổ chức trong đêm tại thôn Trung Bính, không có hoa mà chỉ có những vòng người, dân làng, thương binh đang náu ở bệnh xá, bộ đội pháo phòng không và các chiến sĩ vừa được mẹ đưa qua đò... Nỗi đau lớn và lòng căm thù giặc khiến mọi người đều thề sẽ chiến đấu xứng đáng với sự hy sinh của mẹ. Mấy hôm sau, bộ đội pháo cao xạ đã bắn cháy hai máy bay, dân quân vùng Quảng Bình bắn chìm một tàu chiến Mỹ. Gặp ông Trần Thanh Mai (1 trong 3 người con vợ trước của ông Trần Bạo - chồng mẹ Suốt), được ông kể: “Mẹ Suốt tuy là mẹ kế nhưng thương bọn tui như con ruột”.

O Huế (con gái mẹ Suốt) với công việc hàng ngày.

“Gan chi, gan rứa mẹ nờ?!...”

Ông Phạm Minh Khoát- Chủ tịch xã Bảo Ninh, nhớ lại: Khi còn nhỏ, ông và nhiều đứa trẻ khác thường là khách sang đò của Mẹ Suốt.  Con đò ngang của Mẹ là loại đò chở được 20 - 30 người. Có 2 người đưa đò, một người chèo tay, (ngồi đầu mũi để chèo), còn một người ngồi sau để cầm lái. Người thường chèo đò với mẹ Suốt là ông Chuyên và ông Đề. Cả 2 ông năm nay tuổi đều đã cao.

Nói về con đò mẹ đã chèo năm xưa, ông Khoát buồn rầu: “Chiến tranh, rồi sau này khi giải phóng cũng không ai nhớ phải giữ lại để làm truyền thống nên con đò không còn nữa”. Hiện xã và tỉnh đang có dự định làm lại mô hình con đò đó. Anh Nguyễn Văn Hóa, con rể mẹ Suốt (hiện là Hiệu trưởng Trường Trung học số 1 Bảo Ninh) cho biết: Kỷ vật còn để lại từ lúc mẹ Suốt chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ giờ chỉ còn cái nón rách, mái chèo và hũ gạo (đã đưa ra bảo tàng TƯ).

Nói về bài thơ đầy xúc động “Mẹ Suốt” của cố nhà thơ Tố Hữu, ông Hóa kể lại: “Khi bài thơ xuất hiện, mạ tôi đọc xong, bà  đã khóc”. Ông Trương Quang Giầu - nguyên Chủ tịch xã Bảo Ninh, hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học xã bùi ngùi: “Hình ảnh Mẹ Suốt được gắn với hình ảnh của Quảng Bình và Bảo Ninh. Chúng tôi cố gắng xây dựng lại những gì về Mẹ cho thật có ý nghĩa”. Nói đến đây, giọng ông chùng xuống: “Tôi không hiểu sao bây giờ trong sách dạy phổ thông, không còn những bài thơ như Mẹ Suốt hay Người con gái Việt Nam nữa. Người ta bỏ hết rồi?”.

Tìm đến ông Hồ Ngọc Diệp - một cán bộ lão thành và từng là xã viên trong HTX đánh cá cùng ông Trần Bảo, được ông kể: Năm 15 tuổi, mẹ Suốt phải đi ở đợ cho mấy nhà giàu ở bên kia TX Đồng Hới (nay là thành phố). “Mười hai năm lẻ một thời xuân qua”. (Mẹ Suốt - Tố Hữu). Mẹ Suốt làm nghề chèo đò chở khách qua sông kể từ ngày ông Trần Bạo vào HTX đánh cá Thống Nhất Bảo Ninh. Rồi chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ diễn ra. Một thời gian dài, Đồng Hới, Bảo Ninh là một trong những điểm đánh đầu tiên của không quân Mỹ. Con sông Nhật Lệ oằn mình dưới bom đạn.

Ông Diệp kể: “Sau khi được tuyên dương Anh hùng, mẹ Suốt được gặp Bác Hồ, tham dự nhiều cuộc họp, tiếp xúc nhiều đoàn đại biểu... Nhưng mẹ thấy không thể xa con đò, mái chèo, bến nước, dòng sông Nhật Lệ. Với chân chất một ý nghĩ: “Mình sẽ xuống đò cầm lại mái chèo, thay cho các o dân quân lên bến để có thêm tay súng bắn máy bay Mỹ”. Mẹ tìm gặp Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề đạt nguyện vọng. Thế nhưng, vừa thỏa được ước nguyện thì Mẹ đã ra đi!...”.

Thật may mắn, những ngày này, tôi gặp lại ông Lại Tấn Chuyên, người cùng hợp lực chèo đò với mẹ Suốt trong những lần “bão lửa” trên sông. Một bộ phim phóng sự do Xưởng phim Quân đội Nhân dân sản xuất tháng 12/1965: “Mỹ muốn chơi với lửa, Mỹ sẽ thiêu thân” được chiếu rộng rãi trong cả nước và trên thế giới lúc bấy giờ.

Hình ảnh Mẹ Suốt và Lại Tấn Chuyên trên con đò lịch sử trong bộ phim phóng sự trên, một thời kỳ dài đã được trích làm “vi nhét” trong mục “Ngày này năm xưa” của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình. Sau này ông đi Thanh niên xung phong, sau khi xuất ngũ, về làm xã viên HTX cơ khí Đồng Lực - Đồng Sơn - Đồng Hới.

HTX giải tán, ông đi biển cùng con cháu. Nay không đủ sức đi biển, ông lại về làm quán bán lồng và chim cảnh ở tiểu khu 9 - phường Đồng Sơn, Đồng Hới, Quảng Bình. Ông Chuyên vẫn thường xuyên qua tượng đài của Mẹ Suốt, ôn lại thời niên thiếu hợp lực chèo đò với người Mẹ gan dạ.

“Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ”.

Kỷ niệm Mẹ Suốt với nhà thơ Tố Hữu

Thời gian đó, với cương vị Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, lại là nhà thơ, ông Tố Hữu đã đến với Đồng Hới - Quảng Bình trong tâm trạng khát khao thôi thúc. Mặc dù bận rộn với nhiều công việc nhưng ông vẫn dành thời gian gặp Mẹ Suốt vào trưa ngày 4/11/1965 và bài thơ “Mẹ Suốt” ra đời.

Bài thơ là một thiên phóng sự, kể chuyện cuộc gặp gỡ của tác giả và mẹ Suốt: Lặng nghe mẹ kể ngày xưa/ Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình/ Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh/ Mênh mang sóng biển lênh đênh mạn thuyền. Và có cả phỏng vấn: Ghé tai mẹ, hỏi tò mò: Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?/ Mẹ rằng: nói cứng phải xiêu/ Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông? Đầu năm 1979 nhà thơ Tố Hữu lại có dịp vào thăm và làm việc với Quảng Bình.

Đây là chuyến đi với cương vị là người lãnh đạo Chính phủ, nhà thơ Tố Hữu được Tỉnh ủy Quảng Bình báo cáo lại chuyện mẹ Suốt sau khi được phong tặng Anh hùng, được đi thăm nhiều nơi, được vào gặp Bác Hồ, vẫn chân chất một ý nghĩ: Hãy để mẹ tiếp tục chèo đò thay cho các o dân quân cầm chắc tay súng diệt kẻ thù. Chiều ngày 22 tháng 8 năm 1968, mẹ đã bị bom bi Mỹ giết hại tại bến đò Bảo Ninh sơ tán (phía Nam cách bến đò cũ 3km). Sau đó mẹ được Nhà nước công nhận là Liệt sĩ chống Mỹ cứu nước.

Xuân Hoài

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những hình ảnh cuối đời của diễn viên Đức Tiến bên gia đình và bạn bè

Những hình ảnh cuối đời của diễn viên Đức Tiến bên gia đình và bạn bè

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Trước khi mất, Đức Tiến vẫn chăm chỉ chạy show và tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện. Nam diễn viên cập nhật nhiều hình ảnh trong cuộc sống, công việc trên trang cá nhân.

Đan Trường chia sẻ hình ảnh một thời với Đức Tiến, Mai Thu Huyền chưa hết sốc khi hay tin dữ

Đan Trường chia sẻ hình ảnh một thời với Đức Tiến, Mai Thu Huyền chưa hết sốc khi hay tin dữ

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Đan Trường, Mai Thu Huyền, Quang Lê, Ngọc Quyên,... và nhiều sao Việt đang chưa hết sốc trước sự ra đi đột ngột của diễn viên Đức Tiến.

Diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Trưa 19/5, showbiz Việt bàng hoàng khi hay tin diễn viên/MC Đức Tiến đột ngột qua đời tại Mỹ.

Giữa tin đồn mang thai lần 2, Đỗ Mỹ Linh thanh lịch xuất hiện ủng hộ đàn em đăng ký hiến tạng

Giữa tin đồn mang thai lần 2, Đỗ Mỹ Linh thanh lịch xuất hiện ủng hộ đàn em đăng ký hiến tạng

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Sáng 19/5, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng ký hiến tạng ngay tại sự kiện "Cho đi là còn mãi". Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cũng tham dự sự kiện, kêu gọi hiến tặng mô tạng cứu người.

Nữ NSƯT xứ Thanh nổi tiếng dòng nhạc đỏ có đời tư kín tiếng bên chồng và con trai

Nữ NSƯT xứ Thanh nổi tiếng dòng nhạc đỏ có đời tư kín tiếng bên chồng và con trai

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - NSƯT Dương Khánh Hòa có giọng hát đẹp trong làng nhạc đỏ và chị nổi tiếng với nhiều bài hát về Trường Sa thân yêu. Trên sân khấu, chị tỏa sáng với từng bài hát, còn ở đời thực chị sống giản dị và rất kín tiếng về gia đình.

Hiền Thục không ngại đọ sắc Hương Ly dù chênh nhau tận 14 tuổi

Hiền Thục không ngại đọ sắc Hương Ly dù chênh nhau tận 14 tuổi

Thế giới showbiz - 11 giờ trước

Á hậu Hương Ly và đàn chị Hiền Thục đã tranh thủ khoe sắc ngay trong chuyến công tác tại Nhật

Khoe ảnh con gái cưng đi ngủ, Bảo Anh không quên "bóc phốt" tính cách công chúa nhỏ

Khoe ảnh con gái cưng đi ngủ, Bảo Anh không quên "bóc phốt" tính cách công chúa nhỏ

Giải trí - 12 giờ trước

Bức ảnh hài hước của Misumi khiến netizen vô cùng thích thú.

Con trai của đạo diễn Trần Lực: Trần Bờm gây sốt với vẻ ngoài soái ca

Con trai của đạo diễn Trần Lực: Trần Bờm gây sốt với vẻ ngoài soái ca

Giải trí - 14 giờ trước

Cậu bé Trần Bờm ngày nào từng gây bão ở Bố Ơi, Mình Đi Đây Thế? khiến cư dân mạng bất ngờ với diện mạo chững chạc và lịch lãm khó nhận ra.

Thần đồng cải lương một thời: Ly hôn chồng cầu thủ, tuổi già cô đơn, túng thiếu

Thần đồng cải lương một thời: Ly hôn chồng cầu thủ, tuổi già cô đơn, túng thiếu

Giải trí - 16 giờ trước

Nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh hiện sống nhờ trong căn nhà của cha mẹ đã qua đời, bà thừa nhận cuộc sống quá bấp bênh, thiếu thốn nên nhiều lúc bà nghĩ tới cái chết.

Vẫn giữ kín danh tính chồng ngoại quốc, Sam hé lộ thói quen bất đắc dĩ phải đổi khi đón cặp song sinh

Vẫn giữ kín danh tính chồng ngoại quốc, Sam hé lộ thói quen bất đắc dĩ phải đổi khi đón cặp song sinh

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Sam tiết lộ từ ngày có cặp song sinh, cô chưa có thời gian mở tivi, không biết chương trình truyền hình hay bộ phim nào mới, dù đây là thói quen nhiều năm nay.

Top