Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện "vi diệu" về vị bác sĩ chiến thắng ung thư phổi giai đoạn cuối

Thứ năm, 08:21 08/09/2016 | Y tế

GiadinhNet – Phát hiện bệnh ung thư phối giai đoạn cuối cách đây hơn 4 năm, di căn tới tận từng ngóc ngách cơ thể, thậm chí cả não… Bác sĩ điều trị từng nghĩ đến việc “cầm cự”.

Nhưng rồi bằng phương pháp y học tiên tiến và bằng rất nhiều bí quyết “vi diệu” khác, vị bác sĩ đã chiến thắng tất cả, viết nên câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Câu chuyện này được kể bởi GS.TS Mai Trọng Khoa về cụm công trình vừa được Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học & công nghệ năm 2016 – mang tên: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác.

Trong câu chuyện, GS.TS Mai Trọng Khoa đã “vô tình” hé lộ minh chứng sống bệnh nhân đã chiến thắng ung thư phổi giai đoạn cuối, một phần nhờ những kỹ thuật mà công trình đề cập - PGS.TS Đỗ Quốc Hùng, nguyên Trưởng khoa C7, Viện Tim mạch Quốc gia.

Là PGS nên vị bác sĩ này dù đã 62 tuổi, nghỉ công tác quản lý nhưng vẫn tiếp tục làm việc, khám chữa bệnh hàng ngày. Phòng của ông vẫn chất chồng luận văn, luận án nghiên cứu của học viên cần ông chấm, nhận xét, góp ý. Hàng tập dày bệnh án của bệnh nhân cần ông xem xét. Ông bảo, 2 tuần trước, ông vừa có chuyến đi khám chữa bệnh từ thiện cho bà con nghèo ở Yên Bái 2 ngày. Và mỗi năm, ông cố gắng đi khoảng 2-3 chuyến. Chuyện tưởng chừng không thể xảy ra với một người có “tiền án” ung thư giai đoạn cuối như ông.


PGS.TS Đỗ Quốc Hùng. Ảnh: Võ Thu

PGS.TS Đỗ Quốc Hùng. Ảnh: Võ Thu

Mở đầu cuộc trò chuyện, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng đã “rào trước”: “Tôi chỉ chia sẻ những điều tôi nghĩ là có lợi cho bà con. Bệnh thì nên quên đi, vì thế, chuyện điều trị thế nào, đó là việc của bác sĩ! Với cả, bệnh của tôi không cho phép trò chuyện lâu đâu!”.

Tưởng ho xoàng, rồi phát hiện ung thư phổi di căn toàn thân

Sau Tết năm 2012, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng thấy ho kéo dài đến 3-4 tuần không đỡ. Chủ quan nghĩ ho chuyển mùa xoàng xĩnh, ông mua thuốc kháng sinh uống nhưng tình trạng không cải thiện. Đến khi chụp tim phổi, các bác sĩ phát hiện khối u rốn phổi.

Để khẳng định chắc chắn, PGS Hùng tiếp tục làm các xét nghiệm chẩn đoán khác, kết luận ung thư phổi tế bào nhỏ đã ở giai đoạn cuối, di căn sang nhiều bộ phận.

Nói theo lời của GS.TS Mai Trọng Khoa, bệnh trọng đến mức “không thể xếp loại giai đoạn ung thư PGS Hùng mắc phải”.

Do khối u đã di căn toàn cơ thể không thể phẫu thuật can thiệp, từ tháng 5/2012, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng bắt đầu được điều trị hoá chất 6 đợt liên tiếp.

Sau liệu trình đầu tiên, kiểm tra các khối u đã dần biến mất, ông quay trở lại làm việc bình thường. Hơn 2 năm sau, khối u bất ngờ di căn sang xương chậu khiến ông đau đớn không thể ngủ, phải ngồi xe lăn, nguyên nhân do kháng thuốc nhắm trúng đích. Ông tiếp tục đợt hoá, xạ trị mới, ở cả vị trí cũ và mới. Mới nhất vào năm 2015, khối u tiếp tục tái phát, di căn vào não.

Trên lí thuyết, với những bệnh nhân ung thư di căn lên não, khối u không mổ được, nếu mổ chắc chắn tử vong, mà không mổ cũng tử vong, nên sẽ chỉ được chăm sóc giảm nhẹ. Sau đó, ông được các bác sĩ xạ phẫu bằng dao gamma quay, cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác, các khối u trên não biến mất. Ông lại trở về cuộc sống bình thường.

Thái độ bình tĩnh đón nhận “hung tin” hiếm gặp

Nhận hung tin mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng bảo, ai cũng lo lắng, hốt hoảng. Nhưng riêng ông lại rất bình tĩnh.

“Người bàn ra bàn vào, hay đi theo thầy lang này, bà lang nọ, thuốc này thuốc khác, rồi ra cả nước ngoài… Nhưng tôi vẫn nghĩ, cứ làm ở Việt Nam thôi. Ở đây có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…” – PGS.TS Đỗ Quốc Hùng chia sẻ.

Tất nhiên, cũng có những lúc vị bác sĩ đã 62 tuổi này (thời điểm phát hiện bệnh là khi ông 58 tuổi) cực đoan khi không cho ai đến hỏi thăm, trừ đồng nghiệp thân quen, bởi “nó làm cho người ta nghĩ về bệnh tật nhiều hơn”. Việc không cho ai hỏi thăm, ông bảo, nó khiến ông thoải mái hơn.


PGS.TS Đỗ Quốc Hùng xem hình ảnh phim cho bệnh nhân. Ảnh: Võ Thu

PGS.TS Đỗ Quốc Hùng xem hình ảnh phim cho bệnh nhân. Ảnh: Võ Thu

“Tâm lý bình tĩnh quyết định ghê gớm. Thậm chí, nó quyết định số phận của mình. Vì nếu chúng ta đón nhận tin mình bị ưng thư mà lại lo lắng, hoảng hốt thì mình sẽ mất tự chủ. Rồi chúng ta lại bị ảnh hưởng nhiều luồng tin tức, không giữ được sáng suốt để lựa chọn cách nào tốt nhất cho mình” – PGS.TS Đỗ Quốc Hùng nhấn mạnh nhiều lần khi nói chuyện với chúng tôi.

Ông gọi sự hoảng hốt, lo lắng, hoang mang trên đây, là “cảm xúc âm tính”. Và nếu mắc phải, chính nó lại hại cho chính bản thân. Bởi nó sẽ khiến mình sẽ ăn không ngon, ngủ không yên. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra chất hoá học làm nhịp tim tăng, huyết áp, chuyển hoá tế bào làm tăng lên gây các chuyển hóa khác không tốt...

“Tôi nói trong chiến đấu với bệnh ung thư, vấn đề tinh thần chiếm tối thiểu 50%. Các biện pháp như thuốc men, phẫu thuật, hoá trị, ăn uống, tập luyện chỉ hỗ trợ thôi” – PGS Hùng chia sẻ.

Ông bảo chuyện tưởng đùa, đó là lúc đó, ông đã lấy câu chuyện về ý chí, niềm tin của các chiến sĩ cách mạng khi xưa ra để “noi gương”. Con người nếu có ý chí sẽ có thể làm được những việc siêu phàm, bệnh tật cũng vậy. Nếu kiên cường, giữ ý chí, niềm tin sẽ đảm bảo chiến thắng. Bản thân ông khi đã vượt qua bệnh tật một cách thần kỳ, đã trao đổi điều này với những người cùng bệnh, kết quả khá khả quan.

“Nói chuyện có niềm tin, có ý chí thì dễ, nhưng làm thế nào để có được nó và vượt qua bệnh tật, thưa ông?”. PGS.TS Đỗ Quốc Hùng cho rằng muốn có niềm tin nên theo đạo giáo nào đó, bởi đạo nào cũng hướng tới việc thiện.

Chọn được đạo thích hợp cho mình sẽ tạo cho chúng ta niềm tin, tâm an, thanh tịnh tâm hồn, giúp ta vượt qua bệnh tật, giũ bỏ lo âu, toan tính đời thường. Bản thân tôi đi theo đạo Phật. Và chính đạo Phật đã giúp tôi cứu sống chính mình, bởi stress gây ra nhiều bệnh tật lắm!” – ông bật mí.

Ông kể, khi dùng thuốc hoá chất, điều trị khiến ông mệt khủng khiép. Thậm chí, có khi vị bác sĩ cứu sống hàng nghìn người này đã có cảm giác không thể sống được nữa. “Nhưng tôi nói rồi, phải tạo niềm tin, tôi tụng kinh Chú đại bi. Đó là biện pháp rất hữu hiệu vì nó làm mình quên bệnh tật, đau đớn, tôi phải nói là vi diệu không ngờ” – ông nói.

“Nhưng nhiều khi tụng kinh lại không hiểu gì về nội dung…”, có người băn khoăn. Ông cười bảo: "Khi đã chăm chú vào một việc dù không hiểu (như tụng kinh), sẽ quên được hiện tại, ngủ dễ, hết giận dữ, đau đớn... Tôi cho đó là bí quyết giúp ích cho tôi chiến thắng bệnh tật".

Đón đọc bài 2: Những vị thuốc thân thuộc bất ngờ nào được vị bác sĩ dùng để đánh bay bệnh ung thư giai đoạn cuối?

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top