Có cần ngày khai giảng nữa không?
Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng khai giảng không còn cần thiết khi nó không phải ngày đầu tiên trẻ đến trường và không có ý nghĩa thực sự như ngày xưa.
Hàng năm, 5/9 ở nước ta được quy định là ngày khai giảng, bắt đầu năm học mới.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, việc đi học thường bắt đầu từ tháng 8. Nhà báo Trương Anh Ngọc đã nêu quan điểm về việc liệu có cần ngày khai giảng nữa không khi học sinh phải đến trường từ sớm.
Nữ sinh ngày tựu trường. Ảnh minh hoạ: Anh Tuấn.
Có còn cần ngày khai giảng nữa không khi học sinh ở nhiều nơi vào đầu tháng 8 đã đến trường, và nhiều nơi thực ra đã học ngay trước ngày 5/9?
Tôi nghĩ là không cần nữa, nên dẹp ngày khai giảng luôn, một khi bây giờ nó không còn có giá trị là ngày đầu tiên trẻ đến trường, không còn có ý nghĩa thực sự như ngày xưa nữa.
Ai đó sẽ nói ngày đó vẫn cần thiết. Trước hết, đó là ngày toàn dân đưa trẻ đi học, và sau đó là dịp để bọn trẻ ăn mặc đẹp, các trường tổ chức hoành tráng, cha mẹ các cháu và chính các cháu cảm thấy sung sướng, vì được đến trường.
Thực ra nếu chỉ vì như thế, ngày 5/9 cũng chẳng còn giá trị thực tiễn nữa, một khi người ta có thể cho trẻ mặc đẹp hàng ngày, chụp ảnh chúng rồi post lên mạng khi nào mình thích.
Một lễ khai giảng đơn thuần là vì mục đích hình thức như bao lễ lạt chúng ta đã thấy nhan nhản hàng ngày trên báo hoặc tivi, để các lãnh đạo đọc diễn văn và hứa hẹn thành tích (luôn là thế), để quay phim chụp ảnh, thì thực ra lại càng không cần thiết nữa.
Sự ham mê với kiến thức của đám trẻ, tình yêu trường lớp của chúng không phải ở ngày khai giảng hoành tráng đến đâu, mà ở việc chúng được học thế nào, bạn bè và cô giáo chúng cũng như chương trình học ra sao.
Khai giảng sau khi bọn trẻ đã đến trường từ tháng 8 thực chất chỉ là câu chuyện hoàn toàn vô nghĩa mà người ta đã làm thành thói quen, khi kỳ nghỉ hè của bọn trẻ bị cắt ngắn, khi người ta tìm cách nhồi nhét cho trẻ chương trình mới từ sớm hoặc nghĩ đến trường là cách để ôn luyện bài cũ.
Tôi cũng không hiểu mấy suy nghĩ rằng cho trẻ đến lớp sớm là để chúng nhanh chóng quen bạn bè, thầy cô trước khi học thật (chúng không thể quen với điều đó sau ngày khai giảng 5/9 hay sao?).
Trừ những lý do đặc biệt buộc phải khai giảng sớm và học ngay, tôi nghĩ đã đến lúc phải nhìn lại một cách thiết thực về ngày khai trường.
Một khi người ta bắt con bạn phải đến trường nhiều tuần trước lễ khai giảng, đấy là lúc cái lễ đó chẳng có ý nghĩa gì nữa. Nếu cơ quan chủ quản về giáo dục cũng chỉ coi đấy là hình thức, phải tổ chức cho có, như một thói quen, chính họ cũng phải nhìn lại mình để thay đổi.
Bởi việc học không phải là hình thức, điểm số cao cũng không phải chỉ là những con số để khoe thành tích. Học là để thấm vào con người, để tạo ra những thế hệ tốt cho đất nước.
Tôi mong thế hệ ấy sau này sẽ làm thế nào đó để con cái chúng không phải khổ sở vì chuyện học, mà sẽ lấy việc đến trường làm vui. Chúng sẽ không còn bị bệnh hình thức và giáo điều như bây giờ. Khi ấy, chúng sẽ có những ngày hè trọn vẹn và chỉ đi học sau khi chính thức có khai trường.
Nhà báo Trương Anh Ngọc từng có thời gian dài sống và là việc tại Italy. Ông cho biết thêm ngày đầu tiên đi học chính là ngày khai giảng, không có diễn văn, lễ lạt rình rang.
Năm nào cũng vậy, dù không có diễn văn, khẩu hiệu nhưng trường luôn tràn ngập tiếng cười của học sinh trong ngày đầu năm mới. Phụ huynh cũng rất vui vẻ.
Nhà báo Trương Anh Ngọc cho biết ông từng hỏi hiệu trưởng một trường tiểu học ở Italy tại sao các cháu từ mẫu giáo lên lớp 1 mà không phải học hành hay chuẩn kiến thức trong suốt ba tháng hè trước năm học mới.
Vị giáo viên đó trả lời trường không dạy trẻ con phải thành thiên tài bằng cách nhồi nhét chữ nghĩa và gây sức ép tối đa lên chúng bằng những chương trình học đến nghẹt thở. Họ mong muốn mỗi đứa trẻ đến trường thấy yêu trường và tìm được niềm vui.
Trong những năm đưa đón con đi học ở Italy, ông Ngọc cảm nhận được điều này sâu sắc.
Điều nhà báo Anh Ngọc ấn tượng mãi chính là cái cách nhân văn mà họ dạy bọn trẻ. Ngày đầu tiên con gái đi học lớp 1, vở của con ông chỉ có một dòng chữ duy nhất, còn trong trang giấy ấy là nguệch ngoạc những bức tranh mặt trời và ngôi trường mà cô cho chúng tự do sáng tạo. Dòng chữ ấy ghi vẻn vẹn một câu: “Tôi hạnh phúc”.
"Mấy năm đã qua kể từ ngày con tôi vào lớp 1 ở Ý, trong một ngôi trường không thực sự khang trang và hiện đại, nhưng lại không thiếu tình người và tính nhân văn trong giáo dục, nhân văn từ những chi tiết nhỏ nhất.
Con bé sẽ không bao giờ quên ngày khai giảng đầy ý nghĩa của nó. Không ai đọc diễn văn, không ai hứa hẹn, không có những màn ca nhạc ầm ỹ và thả bóng bay. Chỉ có cảnh cha mẹ các bé ngồi trong một sân khấu ở giữa sân trường có mái che, xúc động lắng nghe cô hiệu trưởng đọc tên từng bé một để cô giáo cầm tay bé ấy trao cho cô chủ nhiệm lớp 1.
Cô giáo mới sẽ dẫn từng bé vào lớp như thế trong tiếng vỗ tay của các vị phụ huynh và trong tiếng cười bẽn lẽn của lũ trẻ…", ông kể về ngày khai giảng của con gái mình tại Italy.
Theo Zing
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 39 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 59 phút trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 1 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 9 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 11 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 11 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.