Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái 24 tuổi nhập viện cấp cứu do thói quen nhiều người bị đau khớp hay làm

Thứ sáu, 14:57 25/10/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Hiện nay, bệnh lý xương khớp ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người lựa chọn phương pháp tiêm khớp để giảm đau nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm này tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.

Nhập viện do tự ý tiêm khớp tại phòng khám tư

Thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, thời gian gần đây, đơn vị này đã tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nghiêm trọng như áp xe, nhiễm khuẩn khớp sau tiêm khớp tại phòng khám tư.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân B.T.M (24 tuổi, ở Tiên Yên, Quảng Ninh) đang điều trị tại Khoa Lão khoa – Cơ Xương khớp do nhiễm khuẩn khớp cổ tay và khớp vai phải. Được biết, trước đó, bệnh nhân bị đau khớp cổ tay nhiều ngày không đỡ nên đã đi tiêm khớp ở phòng khám tư.

Cô gái 24 tuổi nhập viện cấp cứu do thói quen nhiều người bị đau khớp hay làm - Ảnh 1.

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn khớp cổ tay và khớp vai phải do tiêm khớp tại phòng khám tư. Ảnh BVCC.

Bệnh nhân nhập viện với tình trạng đau, sưng nóng đỏ, hạn chế vận động khớp cổ tay, khớp vai. Kết quả siêu âm và chụp cộng hưởng từ có hình ảnh dịch trong khoang khớp vùng bàn tay phải, phù nề dây chằng vùng cổ tay và phần mềm vùng cổ tay, bàn tay phải.

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ và theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh lý. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân giảm sưng nề, cải thiện vận động cổ tay, khớp vai.

Trường hợp khác là bệnh nhân N.T.K (54 tuổi, ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) bị chấn thương khớp gối trái khoảng 2 tháng trước. Khi bị sưng đau nhiều, bệnh nhân đã đi tiêm khớp tại phòng khám gần nhà.

Sau đó vùng khớp gối, cẳng chân trái sưng đau nhiều hơn, bệnh nhân đã khám tại bệnh viện tuyến trên và dùng thuốc giảm đau chống viêm nhưng không đỡ, hạn chế vận động.

Vào Bệnh viện Bãi Cháy, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám chuyên sâu, kết quả chụp cộng hưởng từ có hình ảnh tràn dịch khớp gối, huyết khối hoàn toàn tĩnh mạch đùi nông ở 1/3 dưới và tĩnh mạch khoeo, lan vào một phần tĩnh mạch chày trước và tĩnh mạch chày sau.

Các bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn khớp gối sau tiêm, tiên lượng nặng do kèm theo huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh, chống viêm.

Không lạm dụng việc tiêm khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Theo các bác sĩ, tiêm khớp thường áp dụng cho các bệnh lý phần mềm cạnh khớp (gân, dây chằng, bao khớp…), một số bệnh viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu như: thoái hóa ở khớp giai đoạn nhẹ, viêm khớp dạng thấp, Gout, bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính, viêm khớp sau chấn thương (không có tràn máu khớp do chấn thương).

Tuy nhiên, hiện nay, bệnh lý xương khớp ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người lựa chọn phương pháp tiêm khớp để giảm đau nhanh, hiệu quả. Việc làm này tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.

BSCKII Nguyễn Tường Vân, Trưởng Khoa Lão khoa – Cơ xương khớp, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Tiêm khớp chỉ nên áp dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả nhằm tránh việc lạm dụng tiêm khớp và tiêm phần mềm quanh khớp. Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân thấy tác dụng nhanh của việc tiêm khớp nên đã tiến hành tự điều trị tại nhà hoặc đến tiêm tại nơi không đảm bảo nguyên tắc vô trùng.

Đối với các kỹ thuật như tiêm, hút dịch khớp nếu không được thực hiện trong môi trường vô trùng, không nắm vững chỉ định, chống chỉ định, vị trí giải phẫu, kỹ thuật tiêm và liệu trình điều trị sẽ gây biến chứng nguy hiểm như: chảy máu nội khớp, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp và loãng xương, nhiễm khuẩn khớp tiêm dẫn đến tạo mủ, ổ áp xe gây nguy cơ hoại tử xương khớp, dính khớp, nhiễm khuẩn huyết…

"Lạm dụng tiêm khớp dẫn đến nguy cơ liệt tay chân, làm cho bệnh tiến triển nhanh và trầm trọng hơn, đặc biệt là có thể nguy hiểm đến tính mạng nhất là đối với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, các bệnh về máu", BS Vân nhấn mạnh.

Vì vậy để đạt được hiệu quả tốt của phương pháp điều trị tiêm khớp, tránh các biến chứng do tiêm khớp, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân có bệnh lý xương khớp nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa khớp để được các bác sĩ khám, tư vấn, chẩn đoán bệnh, chỉ định và tiến hành tiêm khớp, hút dịch (nếu cần).

Việc lạm dụng tiêm khớp và không theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, không đảm bảo vô khuẩn tại các cơ sở y tế kém chất lượng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe.

4 chất bổ sung giúp giảm đau khớp4 chất bổ sung giúp giảm đau khớp

Cơn đau khớp khiến nhiều người gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Một số chất bổ sung giúp nuôi dưỡng khớp có thể hỗ trợ kiểm soát các cơn đau này.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vô tình nuốt dị vật niềng răng khi uống nước, bé gái 11 tuổi được nôi soi gây mê khẩn

Vô tình nuốt dị vật niềng răng khi uống nước, bé gái 11 tuổi được nôi soi gây mê khẩn

Y tế - 36 phút trước

Một bệnh nhi 11 tuổi ở Hải Phòng trong lúc uống nước đã vô tình nuốt phải dị vật dùng để cố định hàm sau niềng răng và được các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi gây mê, gặp bỏ dị vật thành công.

Yếu tố bất ngờ khiến nhiều người ăn nhiều tinh bột vẫn khỏe

Yếu tố bất ngờ khiến nhiều người ăn nhiều tinh bột vẫn khỏe

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một nghiên cứu mới từ Mỹ tiết lộ lý do mà nhiều người dường như xử lý lượng tinh bột nạp vào tốt hơn người khác.

Người đàn ông 30 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến tuỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 30 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến tuỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Không uống rượu, không hút thuốc lá, nhưng người đàn ông mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 có sở thích ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ và đường với số lượng lớn.

Bác sĩ tiết lộ top 5 món không bao giờ ăn

Bác sĩ tiết lộ top 5 món không bao giờ ăn

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bác sĩ Jessica Kiss tiết lộ 5 loại thực phẩm mà cô sẽ không bao giờ ăn do lo ngại tác động xấu tới sức khỏe.

5 loại thuốc không nên dùng cùng với magiê

5 loại thuốc không nên dùng cùng với magiê

Sống khỏe - 9 giờ trước

Magiê là một khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ hơn 300 quá trình sinh hóa trong cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu… Một số loại thuốc dùng cùng magiê có thể làm giảm nồng độ magiê trong cơ thể.

Cập nhật tiến bộ y khoa trong điều trị rung nhĩ, mang giải pháp điều trị phù hợp nhất đến cho người bệnh

Cập nhật tiến bộ y khoa trong điều trị rung nhĩ, mang giải pháp điều trị phù hợp nhất đến cho người bệnh

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Đây là nội dung được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch can thiệp thảo luận trong Hội thảo khoa học “Quản lý rung nhĩ: Từ điện đồ đến triệt đốt rung nhĩ bền bỉ” vừa được Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội tổ chức.

Người phụ nữ trẻ đi cấp cứu sau khi uống 4 lít nước mỗi ngày chữa cảm

Người phụ nữ trẻ đi cấp cứu sau khi uống 4 lít nước mỗi ngày chữa cảm

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người phụ nữ trẻ thoát chết trong gang tấc sau khi uống quá nhiều nước khiến lượng natri trong máu xuống mức nguy hiểm.

Chị em U50 cần biết điều này để phòng ngừa loãng xương tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh

Chị em U50 cần biết điều này để phòng ngừa loãng xương tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị loãng xương, bởi đây là giai đoạn nữ giới có sự thay đổi mạnh mẽ về nội tiết...

Hàng ngàn ước mơ con yêu được thắp sáng tại IVF An Thịnh

Hàng ngàn ước mơ con yêu được thắp sáng tại IVF An Thịnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh viện An Thịnh - Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản - Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập sớm ở miền Bắc.

Đi ăn phở, người đàn ông ở Bắc Giang phải nhập viện vì sự cố hy hữu

Đi ăn phở, người đàn ông ở Bắc Giang phải nhập viện vì sự cố hy hữu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ phát hiện cầu răng với ba răng giả có đầu kim loại cứng đang mắc kẹt tại dạ dày của bệnh nhân.

Top