Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái 29 tuổi nôn ra máu sau khi ăn lẩu, cảnh báo cách ăn lẩu có thể gây ung thư

Thứ năm, 08:16 14/01/2021 | Sống khỏe

Thời tiết mùa đông rất thích hợp để ăn lẩu, mặc dù lẩu ngon, nhưng nếu ăn lẩu không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể.

Tiểu Lệ, 29 tuổi đến từ Hàng Châu, Trung Quốc, là người rất thích ăn lẩu vào mùa đông. Tuần trước, Tiểu Lệ cùng bạn bè đi ăn lẩu tại một nhà hàng, khi miếng thịt ba chỉ bò nóng hổi được lấy ra từ nồi lầu, Tiểu Lệ không thể chờ đợi chúng bớt nguội mà cho luôn vào miệng. Không ngờ nước lẩu nóng từ miếng thịt "phun" vào cổ họng, khiến cổ họng cô rất đau rát, Tiểu Lệ nhanh chóng uống một cốc nước để "hạ nhiệt" và ăn tiếp.

Cô gái 29 tuổi nôn ra máu sau khi ăn lẩu, cảnh báo cách ăn lẩu có thể gây ung thư - Ảnh 1.
Ăn lẩu quá nóng khiến người phụ nữ chảy máu trong cổ họng

Tuy nhiên, đến ngày hôm sau khi đánh răng Tiểu Lệ mới phát hiện trong cổ họng đang chảy máu, lúc này Tiểu Lệ sợ hãi mới vội vàng đến bệnh viện để khám. Bác sĩ kiểm tra phát hiện, có tổn thương rõ rằng ở niêm mạc khu vực amidan trên, và kèm theo chảy máu liên tục, sau khi điều trị khẩn cấp mới cầm được máu.

Sau khi tìm hiểu chi tiết về bệnh, bác sĩ Trần Hạo, trưởng Khoa Tai mũi họng của Bệnh viện số 1 Hàng Châu phán đoán, khi Tiểu Lệ ăn lẩu, các mạch máu phần cổ họng bị bỏng gây nên chảy máu. Bác sĩ giải thích, do nhiệt độ của nước lẩu tương đối cao, nếu ăn quá nhanh, rất dễ gây bỏng ở trong miệng, phần cổ họng, thực quản và niêm mạc dạ dày.

Cô gái 29 tuổi nôn ra máu sau khi ăn lẩu, cảnh báo cách ăn lẩu có thể gây ung thư - Ảnh 2.
Bác sĩ cảnh báo thức ăn sau khi lấy ra từ nồi cần phải để nguội mới được ăn

Do đó, bác sĩ Trần Hạo cũng kiến nghị mọi người thấy khó chịu ở miệng và cổ họng (loét miệng, nhổ răng, viêm amidan,…) thì không nên ăn lẩu. Nhiệt độ cao của lẩu và sự kích thích của các loại gia vị sẽ làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn. Những người bình thường khi ăn lẩu cũng phải chú ý, nên ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ, để thực phẩm nguội một chút sau khi lấy ra từ nồi lẩu mới được ăn.

Nếu bạn vô tình bị bỏng miệng hoặc cổ họng trong khi ăn lẩu, bạn nên uống ngay nước lạnh hoặc ngậm viên đá lạnh để làm mát cổ họng, cần phải tìm kiếm chăm sóc y tế càng sớm càng tốt nếu vết bỏng nghiêm trọng hoặc có chảy máu liên tục trong miệng.

Kiểu ăn uống này diễn ra trong thời gian dài rất dễ gây ung thư thực quản. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy ăn uống thực phẩm có nhiệt độ trên 65 độ C sẽ dẫn đến tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Những cách ăn lẩu cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe

Ăn lẩu quá nóng, quá cay

Cô gái 29 tuổi nôn ra máu sau khi ăn lẩu, cảnh báo cách ăn lẩu có thể gây ung thư - Ảnh 3.
Ảnh minh họa

Những người ăn lẩu thường quan niệm lẩu phải ăn nóng, vừa gắp ra phải ăn ngay mới ngon. Thế nhưng, nhìn dưới góc độ khoa học, việc ăn lẩu quá nóng sẽ là nguyên nhân khiến cho bạn gặp nguy hiểm.

Đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ hơn 100 độ C có thể sẽ nóng ở mức 50-60 độ C. Mức nhiệt này rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.

Ngoài ra, gia vị cay nóng kèm với nhiệt độ cao của đồ ăn sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy các bác sĩ khuyên đồ ăn sau khi được gắp trực tiếp từ nồi lẩu ra nên để cho nguội bớt, sau khi còn ấm ấm mới thưởng thức.

Để nước lẩu quá lâu

Nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo cũng bão hòa và gây hại cho cơ thể. Để nước lẩu ngon và có lợi cho sức khỏe, bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút.

Ăn lẩu tái

Cô gái 29 tuổi nôn ra máu sau khi ăn lẩu, cảnh báo cách ăn lẩu có thể gây ung thư - Ảnh 4.
Ảnh minh họa

Bên cạnh thói quen ăn nóng, rất nhiều người ăn lẩu lại thích ăn tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, các chất vẫn còn được bảo toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đây là thói quen cực kì nguy hại cho hệ tiêu hóa, dễ bị nhiễm vi khuẩn và kí sinh trùng từ đồ ăn tái, sống. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng cần nấu chín kỹ.

Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều

Khi ăn lẩu liên tục trong mấy tiếng dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục hết công suất dễ rối loạn tiêu hóa, đau bụng...Trong quá trình ăn tầm 60 phút nên thay nước lẩu 1 lần để tránh thực phẩm đun lâu hàm lượng nitric tăng lên, vitamin bị phân hủy, biến chất gây hại cho cơ thể thậm chí là dẫn đến ung thư.

Thông thường, khi ăn lẩu nhiều người sẽ vừa ăn vừa nói chuyện dẫn đến bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Đây là thói quen gây hại cho sức khỏe của bạn. Việc ăn lẩu quá lâu sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, ăn quá lâu dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

Theo Trí Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 33 tuổi bị đột quỵ, bác sĩ chỉ rõ sai lầm khi dùng thuốc tránh thai nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 33 tuổi bị đột quỵ, bác sĩ chỉ rõ sai lầm khi dùng thuốc tránh thai nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận bệnh nhân nữ 33 tuổi. Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết đang sử dụng thuốc tránh thai được khoảng 3 tháng.

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

5 cách dùng hoa nhài làm trà tốt cho sức khỏe

5 cách dùng hoa nhài làm trà tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 8 giờ trước

Hoa nhài một loài hoa tinh khôi, có mùi thơm quyến rũ, khi được sử dụng dưới dạng trà không chỉ là một thức uống quen thuộc, dân dã mà còn mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage

Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage

Sống khỏe - 13 giờ trước

Massage giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh nếu không cẩn trọng. Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân an toàn.

Lợi ích của Matcha đối với sức khoẻ con người

Lợi ích của Matcha đối với sức khoẻ con người

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Matcha, loại bột trà xanh tinh túy từ lá trà non được xay nhuyễn, đang ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam nhờ hương vị độc đáo và những lợi ích vượt trội cho sức khỏe. Không chỉ là một xu hướng ẩm thực, matcha còn được khoa học chứng minh là “người bạn đồng hành” lý tưởng trong việc chăm sóc cơ thể.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người mắc bệnh cúm A nên tập thể dục như thế nào?

Người mắc bệnh cúm A nên tập thể dục như thế nào?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đối với người mắc cúm A, sau khi hết sốt, có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất là nên tập ở cường độ thấp, tập chậm để giúp cơ thể phục hồi…

Top