Cô gái bỏ qua triệu chứng ung thư suốt 4 tháng
Chloe bỏ qua các biểu hiện đầy bụng, khó nuốt cho đến khi cơn đau trở nên quá nặng.
Kinh nghiệm của Chloe Etheridge đến từ Whitstable (Anh) cho thấy tầm quan trọng của việc đi khám khi cơ thể có thay đổi bất thường. Cô gái 24 tuổi đã không bận tâm tới các triệu chứng ung thư trong nhiều tháng. Hiện cô kêu gọi mọi người nên tới bệnh viện nếu họ lo lắng.
Các khối u tế bào mầm buồng trứng phát triển từ các tế bào sinh sản (tế bào mầm) của buồng trứng. Hầu hết đều lành tính, chỉ một số ca ác tính, hay gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Bệnh không thể ngăn ngừa, chỉ có thể phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Theo Express, Chloe được chẩn đoán mắc loại ung thư này nhiều tháng sau khi cô bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên vào tháng 12/2021. Cô bỏ qua những dấu hiệu như đầy bụng, khó nuốt cho đến khi cơn đau trở nên quá nặng vào tháng 4/2022.

Chloe đi khám muộn dù có triệu chứng từ sớm. Ảnh: Express
"Tôi đã phớt lờ tất cả những biểu hiện đó. Tháng 4, tôi đau bụng dữ dội nên phải đi khám và phát hiện mình có 2 khối u ở buồng trứng, dài 11cm và 18cm. Từ tháng 4 đến tháng 7, tôi biết có điều gì đó không ổn nhưng chưa nhận được chẩn đoán chính xác", Chloe chia sẻ.
Ngày 11/7/2022, cô nhận tin buồn và được yêu cầu chuẩn bị nhập viện. Cô tiến hành hóa trị vào ngày hôm sau tại Bệnh viện Charing Cross ở London. Chloe nói: "Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng nhận được chẩn đoán. Việc chờ đợi thật kinh khủng. Khi biết khối u ngày càng lớn hơn, tôi muốn bắt đầu điều trị”.
Cô gái phải tiến hành phẫu thuật và có 6 tháng hóa trị. "Các tác dụng phụ thật khủng khiếp. Tôi buồn nôn, mệt mỏi, giảm thính lực, đến giờ tôi vẫn không thể nghe thấy một số âm thanh”, Chloe tâm sự.
May mắn thay, quá trình điều trị đã diễn ra rất tốt. Bác sĩ nhận định Chloe sẽ hồi phục hoàn toàn.
Người phụ nữ trẻ hiện muốn nâng cao nhận thức về các triệu chứng của bệnh ung thư để mọi người đi kiểm tra khi họ có các dấu hiệu cảnh báo.
Cô nói: "Tôi không nhận ra đó là triệu chứng của ung thư. Tôi không nghĩ các cô gái biết dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Có quan niệm sai lầm rằng một người chỉ mắc bệnh khi lớn tuổi hoặc có tiền sử gia đình”.
Các triệu chứng của u tế bào mầm buồng trứng bao gồm đau căng vùng chậu, bụng to lên, buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu (táo bón), chảy máu âm đạo bất thường.
Những dấu hiệu này thường dễ nhầm với các bệnh lý đường tiêu hóa, tiết niệu hoặc thay đổi của cơ thể phụ nữ khi sinh đẻ, mãn kinh. Do đó, ung thư buồng trứng thường bị phát hiện muộn.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 4 phút trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 2 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 2 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.