Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái Hạ Long bị điếc vĩnh viễn chỉ sau một giấc ngủ: Bác sĩ nói nguyên nhân chính là thói quen sống hàng triệu người trẻ đang có

Chủ nhật, 11:36 13/06/2021 | Sống khỏe

Theo cô gái chia sẻ, nguyên nhân gây điếc cho mình là do thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng stress kéo dài...

Mới đây, câu chuyện của một cô gái trẻ quê ở Hạ Long, Quảng Ninh đã khiến cộng đồng mạng xôn xao. Cô chia sẻ bản thân đã bị điếc đột ngột chỉ sau một giấc ngủ. Triệu chứng ban đầu chỉ đơn giản là choáng váng, nôn nhiều, ù đặc một bên tai. Sau một thời gian dài cấp cứu, điều trị, cuối cùng cô đã phải chấp nhận rằng bản thân sẽ bị điếc một bên tai vĩnh viễn.

Theo cô gái chia sẻ, nguyên nhân gây điếc cho mình là do thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng stress kéo dài... Do đó, trong lúc ngủ tim không đưa được oxy lên não gây chết tế bào ốc tai tiền đình... cuối cùng gây nên tình trạng điếc đột ngột.

Câu chuyện của cô gái này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, hầu hết đều là những bạn trẻ có thói quen thức khuya, làm việc và học tập nhiều, thường xuyên đối mặt với căng thẳng trong cuộc sống...

Cô gái Hạ Long bị điếc vĩnh viễn chỉ sau một giấc ngủ: Bác sĩ nói nguyên nhân chính là thói quen sống hàng triệu người trẻ đang có - Ảnh 1.

Chưa đầy 7 tiếng đăng tải, bài chia sẻ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Bài chia sẻ của cô gái cụ thể như sau:

"Sau gần nửa năm chữa trị, đến ngày hôm nay chính thức buông xuôi và mình chấp nhận sự thật là bản thân đã bị mất 1 bên thính giác vĩnh viễn - chỉ sau một giấc ngủ. Đây cũng là 1 dạng tai biến... 100.000 người thì chỉ có 4-5 người bị, và mình không may nằm trong con số ấy.

Ngày 24/12/2020 sau một giấc ngủ dậy mình bị choáng váng rất nặng, nôn nhiều, không đi lại được và cảm thấy ù đặc một bên tai. Sau khi cấp cứu tại BV Thụy Điển đến 2h sáng ngày 24/12/2020 mình được chuyển lên BV 108 cấp cứu và tiến hành tất cả các xét nghiệm hiện đại nhất. Kết luận là mình bị điếc đột ngột một bên tai phải cấp độ nặng. Lúc đó bản thân và gia đình được bác sĩ tư vấn sẽ cố gắng phục hồi khoảng 60% thính giác trong khoảng 7-14 ngày. Mình đã rất buồn. Nhưng vẫn tin vào 1 kỳ tích.

30 Tết Dương cố vịn vào thành giường, nằm trên tầng 19 nhìn ra cửa sổ ngắm pháo hoa, nước mắt chảy dài. Đón nhận biến cố mất mát lớn nhất lần đầu tiên phải trải qua suốt 26 năm...

Mỗi ngày là tiêm truyền, nằm lồng oxy cao áp, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc mẹ và chồng, không tự đi lại được. Mỗi tiếng động đều khiến mình không chịu đựng được, thần kinh của mình rất yếu.

17 ngày đằng đẵng trôi qua trong sự buồn bã, bệnh tình không tiến triển, mình không hề đáp ứng với thuốc, bác sĩ lắc đầu, vậy là không phải phục hồi 60% mà tai của mình không lên được 1% nào...

Mình chỉ nằm ngủ 1 tư thế quay về bên trái, nếu quay sang phải sẽ choáng nặng, hoặc đêm ngủ say không biết có lỡ quay sang thì cả ngày sau sẽ ngơ ngẩn đầu óc...

Những ngày đầu ra đường không phân biệt được âm thanh đến từ đâu, không tự sang đường, không lái xe được, đầu óc chậm chạp thực sự với một người như mình là một cực hình vậy...

Suốt từ đó đến nay 6 tháng trôi qua là sự chạy chữa trong hy vọng mong manh, biết bao mũi kim châm vào mặt, vào thóp đầu, vào tai, vào tay... bao nhiêu loại thuốc, đến tận giờ tai phải của mình lúc nào cũng có tiếng ve kêu rất to, hôm nào mệt nó sẽ lan ra khắp nửa đầu... Mỗi ngày ngủ dậy là mất hàng tiếng đồng hồ chờ load.

Vẫn cố tỏ ra mạnh mẽ nhưng ai có thể vui trong khi bản thân vừa bị điếc ở tuổi 26. (Thế nên thời gian qua những ai quan tâm động viên mình mình ghi nhớ suốt cả cuộc đời).

Nhóm nguyên nhân gây điếc đột ngột có thể do vi khuẩn, do va đập... còn với mình do bản thân mất ngủ, căng thẳng stress kéo dài trong lúc ngủ tim không đưa được oxy lên não gây chết tế bào ốc tai tiền đình... gây nên điếc đột ngột. Mà tế bào thần kinh đã chết đi vĩnh viễn không thể khôi phục được...

Mình đã cố hy vọng, cố nghĩ chỉ là một cơn cảm cúm gì đó rồi sẽ khỏi thôi, cũng chờ đợi phép màu sau khi ngủ dậy mình sẽ khỏe lại... cũng đã từng rất nhiều lần xem lại hình ảnh ngay trước ngày biến cố xảy ra, vẫn mong quay về tíc tắc ấy... vẫn vẹn nguyên là một người toàn vẹn... nhưng hoá ra trong cuộc đời có những điều không thể thay đổi được và cũng chẳng có phép màu nào dành cho mình cả.

Mình đã rất đắn đo khi viết lên những dòng này. Mình không muốn mọi người thương hại, nhưng cũng rất muốn mọi người lấy mình là tấm gương để biết mà sợ...".

Thức khuya, stress nhiều gây điếc đột ngột như thế nào?

Trước hết, cần tìm hiểu điếc đột ngột là gì. Điếc đột ngột là một trường hợp cấp cứu rất hay gặp của chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn hoặc vài ngày, thường là sau buổi sáng thức dậy, do sự vận chuyển máu đến nuôi dưỡng ốc tai không được thuận lợi, tế bào thần kinh thính giác thiếu oxy nên bị tổn thương, thậm chí bị hủy diệt hoàn toàn. Bệnh điếc đột ngột hiện nay không chỉ xảy ra ở người già mà ngày càng trẻ hóa.

Theo bác sĩ CK2 Khưu Minh Thái (Phó trưởng khoa Tai Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM) chia sẻ: 90% các trường hợp điếc đột ngột không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, ở người già thì thường là do biến chứng của bệnh cao huyết áp, tiểu đường.

Còn ở người trẻ, người trung niên thì nguyên nhân chủ yếu gây điếc đột ngột là do chịu nhiều áp lực công việc, thức quá khuya và stress, từ đó làm co thắt mạch máu, gây thiếu máu nuôi thần kinh thính giác, tế bào thần kinh thính giác... từ đó gây điếc.

Cô gái Hạ Long bị điếc vĩnh viễn chỉ sau một giấc ngủ: Bác sĩ nói nguyên nhân chính là thói quen sống hàng triệu người trẻ đang có - Ảnh 2.

Theo bác sĩ, việc phát hiện và điều trị sớm điếc đột ngột rất quan trọng, vì vậy nếu như bạn nhận thấy tai như bị vật gì đó nút chặt, có tiếng ve kêu hay tiếng xay lúa trong tai, nghe kém... đi kèm với chóng mặt, buồn nôn thì nên đi khám ngay.

Để phòng tránh bệnh điếc đột ngột, các bác sĩ cho rằng người trẻ nên tránh stress, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tránh những nơi có tiếng ồn lớn. Cần giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, mang khẩu trang có hoạt tính bảo vệ khi ra đường, tránh những nơi có nguy cơ dễ lây bệnh siêu vi. Đặc biệt, cần phải ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, hạn chế rượu, bia, thuốc lá.

Đỗ Đỗ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 13 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top