Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú sau 5 tháng đau tức nhẹ, bác sĩ chỉ rõ cách tự khám tại nhà, chị em tuyệt đối không chủ quan

Thứ sáu, 17:16 30/06/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Phụ nữ khi phát hiện bất thường ở vú như đau, sờ thấy khối u, chảy dịch bất thường,… cần phải đi khám ngay để loại trừ ung thư vú.

3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách này sẽ tốt ngang thuốc bổ3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách này sẽ tốt ngang thuốc bổ

GĐXH - Rau diếp cá mang đến công năng giảm mỡ thừa trên cơ thể cũng như cân nặng được kiểm soát một cách hiệu quả...

Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết vừa phẫu thuật đoạn nhũ cho bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị ung thư vú.

Theo người bệnh, cách đây khoảng 5 tháng, núm vú bên phải đã xuất hiện chảy dịch màu hồng máu, đau tức nhẹ, cảm giác nhói khi sờ nắn. Bệnh nhân bận rộn nên không đi kiểm tra tại bệnh viện. Gần đây, chị thấy đau tức nhiều hơn, đã đi khám tại Bệnh viện K phát hiện ung thư vú phải. Bệnh nhân đã quay trở về địa phương điều trị.

Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú sau 5 tháng đau tức nhẹ, bác sĩ chỉ rõ cách tự khám tại nhà, chị em tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tại đây, các bác sĩ phát hiện khối u kích thước khoảng 2x1cm, bờ không rõ, ấn tức, núm vú chảy ít dịch hồng, bề mặt da chưa có sự biến đổi. Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú phải kèm vét hạch nách cùng bên cho người phụ nữ này.

Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đang dần hồi phục, bệnh nhân được chuyển về Khoa Ung bướu để tiếp tục theo dõi.

Bác sĩ Hải khuyến cáo bệnh ung thư vú đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vì vậy, phụ nữ khi phát hiện bất thường ở vú như đau, sờ thấy khối u, chảy dịch bất thường,… cần phải đi khám ngay để loại trừ ung thư vú.

7 bước tự kiểm tra vú, chị em nên áp dụng để phòng ung thư 

Các chuyên gia y tế khuyên, phụ nữ trên 20 tuổi nên có thói quen tự khám vú định kỳ mỗi tháng một lần vào thời điểm 7-10 ngày sau khi sạch kinh. Đây là lúc vú mềm nhất, dễ sờ và có thể phát hiện các thay đổi bất thường.

Chị em có thể thực hiện theo trình tự dưới đây:

Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú sau 5 tháng đau tức nhẹ, bác sĩ chỉ rõ cách tự khám tại nhà, chị em tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Quan sát trước gương

Đứng trước gương với tư thế xuôi tay, quan sát da vú, núm vú, đường cong, hình thái vú để tìm xem có các thay đổi bất thường ở vú hay không. Tiếp tục, đổi sang tư thế dang hai tay, đưa tay ra phía sau đầu, xoay người sang trái - phải và cúi người để quan sát lại vú.

- Khám trong tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng

Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, sau đó đặt một tay phía sau đầu, dùng mặt lòng của ba ngón tay giữa đối bên, kiểm tra toàn bộ vùng giới hạn tuyến vú và đổi bên.

- Khám vú trong tư thế nằm ngửa

Nằm ngửa (kê gối dưới vai), đặt tay trái sau đầu, dùng mặt lòng của ba ngón tay phải kiểm tra toàn bộ tuyến vú trái. Đổi lại dùng tay trái cho vú phải.

- Khám vú trong tư thế nằm nghiêng

Nằm nghiêng để tuyến vú đổ về trước. Dùng mặt lòng của ba ngón tay giữa kiểm tra nửa ngoài của vú đến hố nách, sau đó kiểm tra toàn tuyến vú. Đổi bên và thực hiện tương tự.

- Kiểm tra vú khi tắm dưới vòi sen

Giơ cánh tay phải lên cao, thoa xà phòng vào đầu các ngón tay trái và ngực phải. Áp nhẹ các đầu ngón tay trái lên ngực phải rồi xoay vòng tròn, di chuyển ngón tay lên xuống. Đổi bên và thực hiện tương tự.

- Kiểm tra núm vú

Dùng ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải nhẹ nhàng xoay núm vú trái và kéo về phía trước. Sau đó, thả tay ra xem núm vú có quay về vị trí cũ không. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

- Kiểm tra hố nách

Dùng ngón tay trỏ và giữa day ấn để kiểm tra các bất thường, khối u ở hố nách của vùng ngực. Sau đó, đổi tay và kiểm tra bên còn lại.

Lưu ý: Khi khám vú tại nhà, chị em có thể sờ nắn vú theo vòng tròn, chiều dọc hoặc chiều kim đồng hồ từ ngoài vào trong. Dùng mặt lòng của 3 ngón tay giữa, day mô tuyến vú thành vòng tròn đều khắp. Áp lực các ngón tay sờ nắn vú từ nhẹ đến ấn sâu, chắc chắn nhưng nhẹ nhàng.

Sau khi tự khám vú nếu phát hiện có một số dấu hiệu bất thường như có cục cứng trong vú hoặc trong nách; núm vú hoặc da vú đỏ, tróc vảy; có chỗ lõm vào trong tuyến vú; đau nhói ở đầu vú hoặc trong vú; núm vú tiết dịch hoặc bị kéo vào trong,... phụ nữ nên đến cơ y tế chuyên khoa để thăm khám. Các bác sĩ có thể kiểm tra chuyên sâu và có hướng can thiệp thích hợp.

Mật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụngMật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụng

GĐXH - Nếu đang uống mật ong, bạn hãy chọn cho mình thời điểm phù hợp, tùy theo mục đích của mình để phát huy công dụng tốt nhất.

Rau ngải cứu và những tác dụng bất ngờ đối với phụ nữ

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 9 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 10 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top