Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái trẻ thiệt mạng trong khi ngủ, biết nguyên nhân nhiều người sẽ muốn làm điều này sớm

Chủ nhật, 10:00 05/05/2019 | Sống khỏe

Cô gái trẻ thiệt mạng trong khi ngủ, biết nguyên nhân nhiều người sẽ muốn làm điều này sớm

Vào ngày 27 tháng 3, cô gái 23 tuổi đến từ Cheltenham (Anh) đã cảm thấy mệt mỏi với những triệu chứng “giống cảm lạnh” và quyết định đi ngủ với suy nghĩ là bệnh sẽ thuyên giảm vào sáng hôm sau. Nhưng thực tế là không, cô gái trẻ đã không bao giờ tỉnh lại.

Abigail đã mắc căn bệnh nguy hiểm viêm màng não do nhiễm loại vi khuẩn này từ lúc nào không hay. Căn bệnh này có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin nhưng đáng tiếc, cô gái trẻ đã không hề được tiêm phòng vắc xin viêm màng não khi vừa sinh ra, và cô cũng không hề biết điều này.

Các chuyên gia cho rằng, không bao giờ quá muộn để tiêm phòng vắc xin với những căn bệnh nguy hiểm. Ngay cả khi bạn không chắc chắn rằng bản thân đã tiêm hay chưa, thì cũng hãy đăng kí một mũi vắc xin bổ sung. Không nghiên cứu nào chứng tỏ rằng tiêm thêm một liều sẽ gây hại cho sức khỏe cả.

Trên thực tế, khả năng miễn dịch của vắc xin thực sự sẽ giảm dần theo thời gian, do đó, bổ sung một mũi vắc xin có thể gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tên vắc xin: Vắc xin 6 trong 1

Khả năng

Chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, cúm haemophilus loại B và viêm gan B – tất cả các bệnh truyền nhiễm có thể gây bệnh nặng, tàn tật hoặc tử vong.

Đối tượng

Dành cho trẻ em 8, 12 và 16 tuần tuổi.

Kéo dài trong bao lâu?

Chống lại bệnh bạch hầu – một bệnh nhiễm trùng mũi, họng và da rất dễ lây lan và gây tử vong – trong vòng 10 năm. Mũi tiêm tăng cường dành cho người lớn chỉ được khuyến nghị nếu đi du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng và cho những người làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe.

Cung cấp khả năng miễn dịch khỏi bệnh uốn ván, nhiễm trùng khi bị thương nghiêm trọng khoảng 25 năm (trong ¾ trường hợp) và bệnh bại liệt khoảng 18 năm. Đối với ho gà (dành riêng cho phụ nữ mang thai) là 4 đến 6 năm, cúm haemophilus khoảng 3,5 năm.

Tên vắc xin: Vắc xin cúm dạ dày (vắc-xin ngừa viêm dạ dày ruột siêu vi)

Khả năng

Chống lại viêm dạ dày và ruột do Rotavirus – một bệnh nhiễm trùng dạ dày nghiêm trọng có thể gây mất nước và sốt ở trẻ nhỏ.

Đối tượng

2 liều vào tuần thứ 8 và 12 của trẻ nhỏ.

Kéo dài trong bao lâu?

Đối với trẻ sơ sinh, loại vắc xin này sẽ có tác dụng trong một vài năm. Trẻ lớn hơn hoặc người lớn đã phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên và sẽ không dễ bị ảnh hưởng.

Tên vắc xin: Vắc xin phế khuẩn cầu

Khả năng

Chống lại tình trạng nhiễm phế khuẩn cầu, do vi khuẩn streptococcus pneumonuae gây ra, có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi và gây tử vong.

Đối tượng

2 mũi vào tuần thứ 8 và tuần thứ 16, một mũi nữa khi 12 tháng tuổi. Một dạng khác của vắc xin, PPV, được cung cấp một lần nữa cho người lớn trên 65 tuổi hoặc những người mắc bệnh nan y.

Kéo dài trong bao lâu?

Đối với những người thiếu hồng cầu hình liềm hoặc mắc bệnh thận, họ cần được tiêm bổ sung mỗi 5 năm.

Tên vắc xin: Vắc xin MMR

Khả năng

Chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella – các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có thể gây tàn tật và tử vong.

Đối tượng

2 liều dành cho trẻ 12 tháng và khi trẻ tròn 3 tuổi 4 tháng.

Kéo dài trong bao lâu?

Khả năng chống lại quai bị của vắc xin MMR suy yếu dần theo thời gian, nhưng nó có thể bảo vệ hơn 10 năm trong hầu hết các trường hợp. Đối với bệnh sởi, trong 96% các trường hợp là bảo vệ suốt đời, còn rubella là 90% các trường hợp được bảo vệ trong tối đa 20 năm.

Tên vắc xin: Vắc xin cúm

Khả năng

Chống lại các loại cúm khác nhau.

Đối tượng

Được cung cấp vào mỗi mùa đông cho những đối tượng dễ tổn thương nhất, bao gồm người lớn trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh tiềm ẩn và trẻ em từ 2 đến 10 tuổ.

Kéo dài trong bao lâu?

Hiệu quả của vắc xin cúm suy yếu nhanh chóng, tuy nhiên nó có thể bảo vệ trong một vài năm.

Tên vắc xin: Vắc xin viêm màng não mô cầu

Khả năng

Chống lại vi khuẩn não mô cầu – nhóm vi khuẩn có thể gây viêm màng não, nhiễm độc, nhiễm trùng màu và gây tử vong.

Đối tượng

Vắc xin loại B và C được tiêm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một loại vắc xin riêng – chống lại các chủng A, C, W và Y được tiêm cho thanh niên từ 14 đến 25 tuổi, do sự gia tăng gấp 10 lần ở viêm màng não mô cầu W kể từ năm 2009.

Kéo dài trong bao lâu?

Loại B và C chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, vậy nên việc tiêm bổ sung sau này là không cần thiết. Loại A, C, W, Y mới được ra mắt gần đây, vậy nên thời gian miễn dịch vẫn chưa được cập nhật.

Tên vắc xin: Vắc xin HPV

Khả năng

Chống lại một số chủng vi rút gây u nhú ở người (HPV), gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. HPV cũng liên quan đến các trường hợp mắc ung thư hậu môn, ung thư sinh dục và ung thư cổ.

Đối tượng

2 liều cách nhau từ 6 đến 24 tháng được tiêm cho tất cả các bé gái từ 12 đến 13 tuổi. Các bé trai được tiêm cố định vào tháng 9 hàng năm.

Kéo dài trong bao lâu?

Hiệu quả trong ít nhất 10 năm, và các chuyên gia tin rằng sự bảo vệ của vắc xin HPV có thể kéo dài hơn nữa.

Tên vắc xin: Vắc xin zona thần kinh

Khả năng

Chống lại bệnh zona thần kinh – một loại bệnh có khả năng gây nhiễm trùng dây thần kinh và da, gây tổn thương và đau đớn, đặc biệt ở các bệnh nhân cao tuổi. Nó cũng có thể gây ra bởi vi rút varicella-zoster, một loại vi rút có thể gây ra thủy đậu.

Đối tượng

Loại vắc xin này được tiêm cho tất cả mọi người ở độ tuổi 70 và 78 – những người có hệ thống miễn dịch tốt hoặc đang sử dụng thuốc steroid. Không dành cho những ai đã bị dị ứng với vắc xin thủy đậu trước đó. Những người chưa từng tiêm vẫn có thể tiêm bổ sung, miễn là dưới 80 tuổi.

Kéo dài trong bao lâu?

Bảo vệ cơ thể ít nhất 5 năm, nhưng một nghiên cứu cho thấy nó sẽ hết tác dụng sau 8 năm.

Những loại vắc xin chỉ dành cho một nhóm đối tượng nhất định

Vắc xin bệnh lao

Vắc xin BCG có khả năng chống lại bệnh lao, từng là một phần trong chiến dịch tiêm chủng bắt buộc ở trẻ em. Nhưng kể từ năm 2005, nó chỉ được sử dụng cho các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao vì tỉ lệ mắc bệnh lao bây giờ rất thấp. Trong suốt 18 năm trước đó, vắc xin BCG đã bảo vệ được 80% dân số trên toàn thế giới khỏi bệnh lao.

Vắc xin thủy đậu

Vắc xin chống lại vi rút varicella-zoster gây ra bệnh thủy đậu. Nó không còn quá phổ biến vì tình trạng nhiễm trùng của thủy đậu thường nhẹ và hầu như tất cả trẻ em đều phát triển khả năng miễn dịch sau khi nhiễm thủy đậu.

Loại vắc xin này được cung cấp cho nhân viên y tế và những người thường xuyên tiếp xúc với các trường hợp đặc biệt dễ nhiễm vi rút.

Vắc xin cho kì nghỉ

Những loại vắc xin có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn không còn được sử dụng tại một số nước, đặc biệt là Anh. Mọi người chỉ cần tiêm khi đi du lịch đến những khu vực đang có bệnh hoạt động.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 18 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 21 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top