Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này
GĐXH - Một cô gái 33 tuổi đã tử vong sau khi thực hiện thủ thuật đặt bóng hơi vào dạ dày để giảm cân trước ngày cưới.
Cô gái mất mạng vì chọn giảm cân bằng cách đặt bóng vào dạ dày
Để chuẩn bị cho đám cưới được hoàn hảo, Laura Fernández Costa (31 tuổi, Brazil) đã quyết giảm cản cân, làm đẹp bằng cách can thiệp đặt bóng hơi vào dạ dày.
Laura đã chọn phẫu thuật tại một phòng khám ở Belo Horizonte (Brazil).

Laura đã mất mạng vì sai lầm khi chọn cách giảm cân
Để thực hiện được thủ thuật này, các bác sĩ ở phòng khám đã nội soi và đặt một túi silicon chứa đầy nước muối vào dạ dày của bệnh nhân. Bóng chiếm một phần diện tích trong lòng dạ dày tạo cảm giác no nên giảm bớt lượng thức ăn cần tiêu thụ hằng ngày giúp người bệnh giảm cân.
Theo các thành viên trong gia đình, sau một ngày phẫu thuật, Laura bắt đầu nôn ra máu. Sau đó cô đã đến một phòng khám khác để tháo bóng dạ dày. Tuy nhiên, cô vẫn tiếp tục đau dữ dội và phải nhập viện.
Trong quá trình can thiệp khẩn cấp, các bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân bị thủng dạ dày dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng cô đã không qua khỏi. Cô qua đời trước ngày cưới 4 tháng.
Chồng sắp cưới của Laura cho biết: “Laura thực sự không cần phẫu thuật. Cô ấy không béo phì, là một người khỏe mạnh. Laura nặng 70kg nhưng cô ấy muốn có một thân hình công chúa vào ngày cưới và cuối cùng đã đưa ra quyết định đó”.
Cảnh sát xác nhận họ đang điều tra nguyên nhân cái chết của Laura.
Đặt bóng điều trị béo phì là gì?

Ảnh minh họa
Đặt bóng điều trị béo phì là thủ thuật đưa bóng đặt vào trong lòng dạ dày. Bóng chiếm một phần diện tích trong lòng dạ dày tạo cảm giác no nên làm giảm bớt lượng thức ăn cần tiêu thụ hàng ngày giúp người bệnh giảm cân. Nhờ đó người được đặt bóng ăn uống mau no, và lâu dần sẽ quen với lưu lượng ăn ít.
Trước khi đặt bóng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám xem có đặt bóng được hay không. Thời gian đặt bóng vào dạ dày mất khoảng 30 phút. Thời gian đặt bóng tối đa là 180 ngày.
Những người tuyệt đối không chọn cách đặt bóng điều trị béo phì
Không phải trường hợp béo phì nào cũng có thể áp dụng phương pháp đặt bóng vào dạ dày được. Theo các chuyên gia y tế, đặt bóng dạ dày được chỉ định cho những trường hợp béo phì trên 18 tuổi, thừa cân tối thiểu 10 - 15 kg so với cân nặng lý tưởng...
Còn những trường hợp sau đây thì không đặt bóng dạ dày:
- Người có chỉ số BMI < 30 (BMI được tính bằng kg cân nặng cơ thể chia cho chiều cao bình phương - chiều cao tính bằng mét).
- Người đang bị tình trạng viêm loét thực quản, viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày, hoặc tiền sử bị tắc ruột... trước đó.
- Người bị túi thừa thực quản, dạ dày; có bệnh lý về hô hấp, gan, thận nặng.
- Phụ nữ đang mang thai, hay đang cho con bú
- Những người nghiện rượu, hoặc nghiện ma túy; có bệnh tâm thần...

Ảnh minh họa
Đề phòng tai biến khi chọn giảm cân bằng cách bóng dạ dày
Sau khi bóng được đặt vào trong dạ dày, do là vật lạ đưa vào cơ thể, nên người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn trong vài ngày đầu, người bệnh thường có cảm giác nặng bụng; một số trường hợp có thể bóng gây kích thích dạ dày làm tăng tiết dịch acid gây ra ổ loét...
Thời gian lưu bóng trong dạ dày theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn là không được quá 6 tháng (vì để lâu, dưới tác nhân của dịch acid dạ dày sẽ làm cho bóng bị thủng, xẹp).
Đặt bóng dạ dày có thể gây viêm, nhiễm trùng, sốt, đau quặn, ỉa chảy, do nhiễm khuẩn có thể từ dịch trong bóng xì ra.
Nguy hiêm hơn, đặt bóng dạ dày có thể gây phản ứng ngừng tim, ngừng thở...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.