Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái từng “lừa” nhà thơ Phạm Tiến Duật giờ ra sao?

Thứ bảy, 08:24 01/10/2016 | Giải trí

GiadinhNet - Đầu thu 2016 này, tôi gặp lại O Nhị (người miền Trung gọi cô là o - NV) - nguyên mẫu đời thực trong bài thơ “Gửi em cô thanh niên xung phong” của cố nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trong bài thơ này có câu thơ: “Em ở Thạch Kim sao lừa anh là Thạch Nhọn”. O Nhị là một nguyên mẫu đi vào thơ và trải qua hàng chục năm vẫn là hình ảnh đẹp với bao thế hệ thanh niên người Việt. Vậy câu chuyện cô gái thanh niên xung phong “lừa” nhà thơ đó ra sao? Hiện giờ O Nhị thế nào?

O Nhị đang bó rau trước hiên nhà của mình. Ảnh: TG
O Nhị đang bó rau trước hiên nhà của mình. Ảnh: TG

Ký ức về chuyện “lừa” nhà thơ

Tuy là người cùng quê nhưng tôi ít khi gặp O Nhị. Nhớ một lần vào năm 2000, O có nhờ tôi liên hệ gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật qua điện thoại. Ngày đó điện thoại di động còn hiếm. Nhà tôi có lắp chiếc điện thoại bàn nên trở thành một công cụ thông tin hữu dụng. Tôi gọi cho nhà thơ Phạm Tiến Duật, hồi ấy ông đang là Phó Trưởng ban Đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam. Anh Duật hẹn sáng mai 9 giờ anh sẽ đến Hội nhà văn và tôi sẽ điện ra cho anh để anh nói chuyện với o Nhị theo số máy bàn của Ban Đối ngoại. Khi nghe tôi nói đã thiết lập được cuộc hẹn với nhà thơ, O Nhị mừng lắm.

Mới 8 giờ sáng, O Nhị đã đi bộ đến nhà tôi dù hai nhà cách nhau khoảng hơn cây số. Trong lúc chờ, O kể cho tôi nghe câu chuyện gặp nhà thơ Phạm Tiết Duật. Đó là năm 1968, O ở đại đội 555 thuộc Tổng đội Thanh niên xung phong 55 san đường lấp hố bom tại đường 15A ở Phú Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Trong tiểu đội O là người cao nhất vì vốn là vận động viên bóng chuyền của Tổng đội, đã từng thi đấu ở Quảng Bình được giải Nhất. O Nhị cao 1m67 và rất khỏe, đã từng vác cả hòm đạn 50 – 70kg để giải phóng hàng cho xe. Tối tối, đơn vị O lại ra đường làm việc. Hôm đó, O mặc chiếc áo phin lơ xanh vì áo quân phục lấm bụi đất đường giặt chưa khô. Tiểu đội O đang san đường thì gặp một đoàn xe tải từ Quảng Bình ra. Vì đường còn vướng hố bom nên nhiều lái phụ xe phải nhảy xuống để làm cọc tiêu chỉ đường. O kể: “Hồi nớ, bọn tui (bọn tôi – NV) có biết ông Duật là ai mô. TNXP với bộ đội lái xe là bạn thân và hay trêu đùa nhau. Thế mà cũng có người thành đôi lứa”.

Trong hồi ức của O Nhị vẫn là hình ảnh những chuyến xe ra tiền tuyến. Mỗi lần xe qua các anh tài xế rất vui tính hỏi vọng xuống: “Có yêu anh không?” thì đám con gái các O cũng đáp lại véo von: “Bao giờ chạch đẻ ngọn tre – Thì em mới lấy lái xe làm chồng”. Nói là nói thế nhưng ai cũng thương cánh lái xe chạy thâu đêm. Anh nào mắt cũng hõm sâu, râu ria mọc lởm chởm không kịp cạo, nhưng dũng cảm lắm. Xe cứ đi lầm lụi, bò lắc lư như con cua càng mà các anh vẫn quay lại tán tỉnh rất nhộn: “Sao lại chê cánh lái xe này”. Lập tức đám O Nhị đáp ngay: “Dại gì mà lấy lái xe – Đi ba cây số còn nghe mùi dầu”. Bữa đó có lẽ vì O Nhị là người cao nổi bật lên hẳn, lại mặc áo màu sáng nên có một anh bộ đội lại gần. Anh ấy dáng dong dỏng cao, đặc biệt có cái mũi trông rất tây, nói giọng Bắc, vai đeo cái Rađio cùng cái sắc - cốt bên người như các anh nhà báo. Anh đó hỏi O Nhị: “Cô ở đâu”. Vốn tinh nghịch từ nhỏ O đáp ngay: “Em ở Thạch Nhọn anh nờ”. Anh bộ đội ngớ ra: “Sao lại có xã Thạch Nhọn”. Đám bạn O Nhị đấm vào lưng nhau thùm thụp cười rũ rượi: “Đúng rồi đó, em nớ ở Thạch Nhọn, còn bọn tui ở Thạch Tày”. Anh bộ đội vui lây với không khí thời chiến rất tươi trẻ ấy lại cười: “Có xã Thạch Tày à?”. Cả đám các o TNXP lại cười rộ lên: “Là Thạch Bằng, cạnh Thạch Kim đó anh à”…

Chưa dứt hồi ức với tôi thì câu chuyện hiện tại với nhà thơ Phạm Tiến Duật đã được kết nối. Hôm đó O và nhà thơ nói chuyện qua điện thoại khá lâu. Lát sau thấy O ra mắt đỏ hoe, tôi hỏi: “Gặp nhà thơ thì vui sao o lại khóc”. O bảo “Anh Duật tình cảm lắm, cứ hỏi mãi về hoàn cảnh của tui và những bạn bè TNXP. Anh còn kể mới viết xong trường ca về tiếng chuông chùa, về những nữ TNXP Thái Bình trở về sau chiến tranh vào chùa đi tu. Anh có đọc cho o nghe một đoạn, không cầm được nước mắt chú ạ”.

Nguyên mẫu ngày nào giờ ra sao?

Tác giả và o Nhị bên gò cá Thạch Kim. Ảnh: TG
Tác giả và o Nhị bên gò cá Thạch Kim. Ảnh: TG

Chúng tôi đến nhà O Nhị vào một buổi chiều nắng vàng hanh hao giữa thu 2016. Phải đến buổi chiều, vì buổi sáng O phải đẩy xe ra gò cá để bán hàng vặt cho những người đi biển. Xe hàng vặt của O đó là vài chục bó rau, mươi củ su hào, ít cân cà chua, rồi những bó hành, ngò... O bảo: “Nghề ni và gánh hàng ni là của mẹ tui truyền lại cho”. Ngôi nhà cấp bốn mà O đang ở là của Công ty Việt Tiến thông qua báo Người lao động cho 20 triệu đồng xây từ năm 1997. O vẫn đi chân đất (nhìn thấy O với đôi chân trần này bất giác tôi lại nhớ đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Cạnh giếng nước có bom từ trường – Em không rửa ngủ ngày chân lấm).

O Nhị đon đả mời chúng tôi vào nhà thân tình như khách quen đã lâu. Tôi không tin nổi vì trước mắt mình không phải là bà lão đã 70 tuổi – O sinh năm 1946. Vẫn tiếng cười nói rổn rảng, vẫn giọng đùa đùa dí dỏm như đối đáp với cánh lái xe, bộ đội hồi đó. Tôi chú ý hơn vì tiếng chiêm chiếp của cả một đàn gà con lục tục quấn quýt quanh chân O. O vãi một nắm thóc và bắt lên từng con gà với cử chỉ thật âu yếm: “Tui sống độc thân nên nuôi đàn gà cho vui, vừa có trứng ăn lại đỡ trống trải. Mà nó tình cảm lắm, đang kiếm ăn dưới bến, nghe thấy tiếng xe lộc cộc đẩy về là nó kéo cả đàn chạy về như muốn chào hỏi chủ nhà rồi mới kéo đi xuống bến kiếm ăn”.

Trong khi chúng tôi đang hỏi chuyện O trong ngôi nhà bài trí đơn giản, có treo mấy tấm ảnh và tấm huy chương thời TNXP thì bất ngờ một đàn chim sẻ từ cây dâu trồng trước sân sà xuống nhặt thóc cùng với bầy gà con trông thật đầm ấm. O Nhị đứng dậy thắp một nén nhang cắm lên bàn thờ cho mẹ. Lại thắp lên nén hương khác nơi có chiếc mũ tai bèo bị mảnh bom xé rách, O bảo: “Mẹ tui thương tui lắm. Rất may là mẹ còn được ở trong căn nhà tình nghĩa này mấy năm trước khi mất”. Nói đoạn, O chỉ vào bát hương thờ có chiếc mũ tai bèo như để giải tỏa sự thắc mắc ngạc nhiên của chúng tôi: “Đây là tui thắp cho bạn bè đồng đội!”. Rồi O nghẹn ngào: “Chiếc mũ đó là của một người lính công binh phá bom bị mất cả hình hài, may còn chiếc mũ rơi ra cách vài chục mét như một di vật của chiến tranh sót lại”. Tôi hỏi O: “Thế ngày đó O có biết chị Võ Thị Tần ở Ngã ba Đồng Lộc không?”. O Nhị nói: “Có chứ. Tui là A trưởng, Tần cũng là A trưởng. Thỉnh thoảng về Tổng đội họp, bọn tui lại gặp nhau, tuy khác đại đội, Tần ít nói, dáng người nhỏ nhắn ngồi họp thường ngồi sau nhưng khi ra mặt đường thì bao giờ cũng dẫn đầu, đi trước. A4 của Tần trước lúc hi sinh đã nổi tiếng nhiều thành tích’’. O đưa tay che đôi mắt đỏ hoe khi nhắc lại người tiểu đội trưởng của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã anh dũng hy sinh trong trong chiến tranh chống Mỹ, giữa tuổi thanh xuân phơi phới đời người.

Món quà biển và giọt nước mắt của nhà thơ nổi tiếng

Câu chuyện của chúng tôi quay về nhà thơ Phạm Tiến Duật – người nổi tiếng với bài thơ "Gửi em cô thanh niên xung phong" mà O Nhị chính là nguyên mẫu. Khi nhà thơ bị ung thư phổi điều trị ở bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khá nhiều người biết và tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của ông. Tôi nhớ trước đó ít lâu có lần ra Hà Nội họp, O Nhị đã gửi cho nhà thơ món quà biển là 1kg mực khô loại 1 rất ngon. O dặn tôi: ‘‘Nhờ chú đưa cho anh Duật uống bia để làm thơ. Bia hơi Hà Nội vốn đã ngon mà uống với mực khô Thạch Nhọn thì còn gì bằng’’. Nói rồi o cười: ‘‘Chú Phú này, mực to loại 1 ta gọi là mực kim’’. Lúc gặp nhà thơ ở cổng trụ sở Hội nhà văn, khi nghe tôi nói o Nhị gửi mực Kim, anh Duật cười phá lên: ‘‘Lại kim, lại nhọn nữa rồi. Kim mà to thế này à?’’.

Và sau đó ít lâu căn bệnh quái ác quật ngã nhà thơ của Trường Sơn một thời, của tiểu đội xe không kính ngang tàng: "Chỉ cần trong xe có một trái tim’’. Trái tim đa cảm, đa tình, đa sầu ấy giờ đập thoi thóp giữa chằng chịt những ống dẫn, những ống truyền, những mũi kim vào ven mạch nổi gân xanh xao của mình. Nhà thơ vốn rất hoạt ngôn giờ nói năng khó nhọc, ngắt quãng. O Nhị được bạn bè nhà thơ và người thân của ông đón ra Hà Nội 5 ngày thăm nhà thơ. Cùng đi với O có cậu con trai đầu của người chị cả. Khi bước lại gần giường bệnh, nhà thơ Phạm Tiến Duật không còn nói được nữa, nhưng vẫn mở mắt đưa bàn tay gầy guộc ra bắt. O Nhị ghé vào tai anh thì thầm: "Anh Duật ơi! em là Nhị TNXP ở Thạch Kim, Thạch Nhọn đây’’. Ông cố mở mắt một lần nữa rồi mệt mỏi nhắm lại. Giọt nước mắt nóng hổi của O rơi uống gò má vàng vọt của ông thì bất ngờ từ khóe mắt nhà thơ ứa ra giọt nước mắt như cả hai muốn hòa tan vào nhau, như có một luồng điện thần giao cách cảm. Ngày nhà thơ mất, nghe tin O thu xếp việc nhà và nhảy xe ra Hà Nội. Lần này Ban tổ chức đã sắp đặt riêng cho O một vòng hoa vào viếng ở nhà tang lễ. Sau đó xe của công ty Dầu khí đưa O xuống nghĩa trang. Gia đình nhà thơ xem O như người nhà. Chị gái anh Duật còn mời O về nhà mình ở Bắc Kạn chơi.

"Người yêu tui cũng làm thơ tặng tui"

Khi nhìn thấy hoàn cảnh neo đơn của O Nhị, nhà báo Bùi Minh Huệ đi cùng đoàn chúng tôi, chắc cũng là phái nữ nên rất đồng cảm hỏi nhỏ: ‘‘Bây giờ O sống bằng nguồn gì và sao lại không lấy chồng? Vì em thấy O cao ráo lại mặn mòi đằm thắm nữa’’. O Nhị bảo: "Mỗi tháng tôi được phụ cấp thương binh loại 4 khoảng 1 triệu đồng còn tất cả sống nhờ cái xe hàng vặt này bán trên gò cá Thạch Kim. Còn chuyện riêng tư dài lắm". O kể: "Sau chiến tranh, tôi được trên cho đi ôn văn hóa và thi đậu vào trường Thể dục thể thao ở Hà Bắc. Nhưng rồi thương hoàn cảnh mẹ một mình thui thủi không đành lòng được, tui lại quay về chăm sóc bà. Hồi còn ở TNXP tôi có yêu một anh bộ đội cơ khí sửa chữa ô tô quê Thái Bình. Cả hai đơn vị cùng đóng quân ở xã Thượng Lộc – Can Lộc. Năm 1973 anh có về thăm nhà ở làng biển. Tui đưa anh đi dạo biển và anh cũng tâm hồn lắm, làm thơ tặng tui có câu: "Biển đẹp lắm em ơi có biết không/ Bao nhiêu ngày tháng vẫn chờ mong/ Hôm nay anh đến cùng em nhỉ/ Cho thỏa lòng ta nỗi ước mong". Nhưng rồi bọn tui phải chia tay vì hoàn cảnh gia đình, tui không thể theo anh để mẹ sống một mình’’.

Chiều xuống muộn, nhưng O Nhị vẫn dẫn chúng tôi ra gò cá, ở đó có chiếc chõng tre được móc với dây khóa, là nơi O thường ngồi bán hàng vặt. O vẫn đi chân đất, bàn chân bấm vào cát mịn, ngón xòe ra, võng xuống. Khi một người trong đoàn hỏi: "Từ nhà ra đây xa thế mà ngày nào cũng đẩy xe hàng ra bán chắc vất vả lắm O nhỉ ?’’. O cười, nụ cười dường như trẻ lại chục tuổi: "Phải, chịu khó để bụng khỏi phải khó chịu chứ’’. Gió biển thổi lộng vào. Lạ thay, mái tóc đã thưa của o vẫn chưa có sợi nào ánh lên màu bạc…

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

Giải trí - 15 phút trước

Sự trở lại của nhân vật bà Mến (Hương Tươi) trở thành điểm nhấn trong "Trạm cứu hộ trái tim" tập 19 và được nhiều khán giả thích thú, ủng hộ.

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Xem - nghe - đọc - 22 phút trước

GĐXH - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV Tình ca của Phạm Duy, ca khúc mở đầu trong dự án nhạc hát nhạc Phạm Duy mang tên Nghìn trùng xa cách.

Bị mỉa mai lấy chồng tuổi U40, Ngọc Huyền lên tiếng làm rõ tiện "flex" luôn nửa kia

Bị mỉa mai lấy chồng tuổi U40, Ngọc Huyền lên tiếng làm rõ tiện "flex" luôn nửa kia

Giải trí - 2 giờ trước

Vào tháng 1/2024, Ngọc Huyền và bạn trai Duy Minh đã chính thức về chung một nhà.

Nam ca sĩ gốc Quy Nhơn nổi tiếng 'Làn sóng xanh' năm 2000: U50 mua biệt thự 400m2 tặng mẹ, sống độc thân

Nam ca sĩ gốc Quy Nhơn nổi tiếng 'Làn sóng xanh' năm 2000: U50 mua biệt thự 400m2 tặng mẹ, sống độc thân

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Quang Dũng nổi tiếng với khán giả những năm 2000 trong giải thưởng "Làn sóng xanh". Nam ca sĩ gốc Quy Nhơn sau nhiều năm ca hát vẫn độc thân và có cuộc sống giàu có bên mẹ già.

Cuộc sống trái ngược của Phượng Chanel và Quách Ngọc Ngoan sau 3 năm chia tay

Cuộc sống trái ngược của Phượng Chanel và Quách Ngọc Ngoan sau 3 năm chia tay

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Quách Ngọc Ngoan dần trở lại showbiz sau 1 năm tuyên bố vỡ nợ còn Phượng Chanel hiện có cuộc sống kín tiếng bên các con.

NÓNG: Bảo Anh chính thức công khai dung mạo và thông tin con gái đầu lòng!

NÓNG: Bảo Anh chính thức công khai dung mạo và thông tin con gái đầu lòng!

Thế giới showbiz - 14 giờ trước

Cuối cùng, Bảo Anh đã cho nhóc tỳ ra mắt công chúng.

Loạt động thái gây xôn xao của Bảo Anh trước khi "trượt tay" khoe ảnh bé gái 13 tháng tuổi

Loạt động thái gây xôn xao của Bảo Anh trước khi "trượt tay" khoe ảnh bé gái 13 tháng tuổi

Giải trí - 15 giờ trước

Việc Bảo Anh "lỡ tay" đăng hình bé gái 13 tháng tuổi đang gây bão cộng đồng mạng.

Trước khi lên xe hoa cùng chồng doanh nhân, Midu từng có mối quan hệ thân thiết với 3 nam đồng nghiệp nổi tiếng

Trước khi lên xe hoa cùng chồng doanh nhân, Midu từng có mối quan hệ thân thiết với 3 nam đồng nghiệp nổi tiếng

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Midu trước khi lên xe hoa cùng chồng doanh nhân, cô đã có mối quan hệ rất thân thiết với 3 sao nam nổi tiếng trong làng giải trí. Họ là ai?

NS Đức Lưu "Thị Nở" góp cổ phần ở trường đại học, sống sung túc vào tuổi 85

NS Đức Lưu "Thị Nở" góp cổ phần ở trường đại học, sống sung túc vào tuổi 85

Giải trí - 18 giờ trước

NSƯT Đức Lưu - Thị Nở của phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" - ở một mình thoải mái, sung túc trong ngôi nhà sau đình làng Trung Tự, Hà Nội. Bà bảo, vì còn khỏe mạnh nên không muốn phiền con, cháu.

Đỗ Thị Hà nói gì về tin đồn sắp làm dâu hào môn?

Đỗ Thị Hà nói gì về tin đồn sắp làm dâu hào môn?

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - "Tôi muốn giữ khoảng trời riêng và bình yên cho câu chuyện cá nhân của tôi", Đỗ Thị Hà chia sẻ về tin đồn hẹn hò thiếu gia tập đoàn lớn.

Top