Có một loài cây quý hơn vàng ròng
Đó là cây sâm Ngọc Linh. Theo chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu Trí tuệ thì cây sâm Ngọc Linh có ở núi Ngọc Linh, thuộc xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Nhưng trên thực tế núi Ngọc Linh giáp ranh với 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Ở vùng Quảng Nam, người trồng sâm chủ yếu là dân tộc Giẻ Chiêng, còn ở Kon Tum người trồng sâm chủ yếu là dân tộc Sê Đăng. Cây sâm Ngọc Linh quý hơn vàng ròng, vì nó giúp cho 2 tộc người Sê Đăng và Giẻ Chiêng thoát nghèo và vươn lên khá giả. Hiện giá sâm Ngọc Linh trên thị trường đang cao nhất thế giới. Giá lá sâm khô 12 triệu đồng/kg, giá hạt sâm 250 triệu đồng/kg, giá sâm khô từ 450-500 triệu đồng/kg.
Người đầu tiên phát hiện cây sâm Ngọc Linh là Dược sĩ Đào Kim Long. Ông tìm thấy cây sâm Ngọc Linh đầu tiên vào hồi 9h sáng ngày 19/3/1973. Trong điển dược Quốc tế, cây sâm Ngọc Linh có tên chính thức như sau: Panax articulatus KL Dao (1973). Vì lúc đó đang chiến tranh nên tài liệu của Dược sĩ Đào Kim Long được bảo mật trong két sắt của cục Dược liệu, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Sau ngày giải phóng miền Nam, năm 1980, Trung tâm sâm Việt Nam mới được thành lập và cây sâm Ngọc Linh được nghiên cứu và quảng bá ra thế giới. Năm 2000, Bộ Chính trị quyết định gửi tặng ông Fiden 2 kg sâm Ngọc Linh. Tỉnh ủy Kon Tum gửi sâm ra Hà Nội. Các nhà khoa học ở Trung tâm sâm Việt Nam dùng máy móc hiện đại để phân tích và xác định tỷ lệ thu suất toàn phần của sâm Ngọc Linh là 23%. Trong khi tỷ lệ này của sâm Triều Tiên là 3,5%, sâm Trung Quốc là 4,5% và sâm Mỹ là 4%. Chất lượng củ sâm được đánh giá chủ yếu bằng tỷ lệ thu suất toàn phần. Tỷ lệ thu suất toàn phần sâm Ngọc Linh lên tới 23% đã khiến các nhà nghiên cứu về sâm trên thế giới hết sức chú ý. Nhiều nhà khoa học của Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Úc đã đến núi Ngọc Linh để nghiên cứu về cây sâm này. Nhiều thương gia trong nước và Quốc tế cũng kéo về núi Ngọc Linh để mua sâm. Năm 2000, ông Tư Nghĩa ở TPHCM đã đầu tư 50 tỷ đồng mua sâm Ngọc Linh về tích trữ. Vì thế giá sâm Ngọc Linh ngày một cao hơn.
Vườn sâm Ngọc Linh thuần chủng
Hiện bà con người Sê Đăng và Giẻ Chiêng đang trồng sâm Ngọc Linh theo lối bán tự nhiên. Có nhà trồng tới hàng chục ngàn cây sâm. Dịp áp Tết Đinh Dậu vừa rồi, Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh đã tổ chức trao quà Tết cho 100 hộ trồng sâm tiêu biểu. Tất cả đều là người Sê Đăng. Tất cả đều đen nhẻm và rắn rỏi như cục đá núi. Tôi hỏi A Hơn: “Nhà mình trồng được bao nhiêu cây sâm?” “Không biết”. “Vườn sâm của A Hơn ở đâu?” “ Không biết” “A Hơn không nói thật rồi. Vườn sâm nhà mình sao lại không biết. Cho ta đi xem vườn sâm của A Hơn được không?” “Không được”. “Vì sao?” “Vì ta chưa tin mày. Lần trước có 1 bọn người lên đây, cho bia lon uống ngon miệng lắm, nói chuyện nghe vui tai lắm. Ta cho chúng đi xem vườn sâm và mấy hôm sau sâm trong vườn mất sạch”. Các vườn sâm ở Ngọc Linh được bảo mật tuyệt đối, hỏi gì cũng nói không biết. A Điện Biên nói với tôi: “Đường vào vườn sâm bây giờ hầm chông và bẫy dày đặc hơn cả thời chống Mỹ. Những cây tre đực uốn cong hình cánh cung. Những mũi lao nhọn thập thò trong lùm cây. Đạp phải bẫy là cây tre đập vào mũi lao, mũi lao nhọn phóng như tên lửa, chết cả bò tót lẫn lợn lòi. Đáng sợ nhất là hầm chông lợn lòi. Hai hàm răng lợn lòi bằng thép, gắn vào thớt gỗ lim. Đạp vào hầm chông, hai hàm lợn lòi cắn chặt vào chân. Đau mấy cũng phải đứng im, nếu giãy giụa thì hàm răng thép cắn vào tận xương, làm mục xương. Chỉ có chủ vườn mới biết lối đi vào vườn Sâm, còn người lạ đi vào là chết”.
Ông Ngô Quang Cường – Giám đốc công ty rượu sâm Ngọc Linh coi bà con người Sê Đăng là những người bạn cật ruột của ông. Công ty ông sản xuất rượu sâm Ngọc Linh với quy mô lớn. Ông cho đào 1 cái hang rộng vào lòng núi Ngọc Linh ở độ cao 1.600m để cất trữ rượu. Gạo nếp nương Ngọc Linh là nguyên liệu để nấu rượu. Nước dùng để nấu rượu lấy từ suối Ngọc Linh, trong vắt và lạnh dưới 20 độ. Mỗi chum rượu ngâm 1kg sâm Ngọc Linh và ủ trong hang núi đủ 3 năm mới đóng chai đem bán. Quy trình sản xuất của ông Cường hoàn toàn dựa vào người Ngọc Linh, gạo Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh nên người Sê Đăng là đối tác chiến lược của ông Cường. Ông nói với tôi: “Nhìn bà con Sê Đăng cõng dây thép mắt cáo lên núi cao trên 2000m để rào vườn sâm, tôi khâm phục ý chí và quyết tâm thoát nghèo của họ. Người Sê Đăng gìn giữ cây sâm Ngọc Linh suốt nửa thế kỷ qua. Họ giữ cây sâm quý cho đất nước mà vẫn nghèo đói, vì thế giới chưa biết tới củ sâm Ngọc Linh. Còn bây giờ thì thế giới biết rồi. Và người Sê Đăng cũng đã nhận ra mỏ vàng lộ thiên của họ là cây sâm Ngọc Linh. Họ đã thoát nghèo. Trong tương lai người Sê Đăng sẽ giàu lên một cách bền vững nhờ cây sâm Ngọc Linh”.
Một buổi trao quà từ thiện của công ty rượu sâm Ngọc Linh
Núi Ngọc Linh cao 2.693m. Nơi đây giữa chính hạ thời tiết vẫn dưới 20 độ C. Và mưa bụi, quanh năm mưa bụi. Rừng già đổ lá triền miên, lớp sau chồng lên lớp trước, dày hàng tấc, bước chân giẫm lên nghe phì phụt, ngột mùi lá mục. Đó là điều kiện sống lý tưởng của cây sâm Ngọc Linh. Điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng này chỉ ở Ngọc Linh mới có. Đà Lạt và Sa Pa cũng lạnh nhưng không phải quanh năm mưa bụi và lớp lá mục rừng già như ở Ngọc Linh. Vì thế mà các dự án di thực cây sâm Ngọc Linh về Sa Pa và Đà Lạt đều chưa thành công. Cây mọc lên bình thường, nhưng phẩm chất kém xa cây sâm Ngọc Linh. Người Trung Quốc cũng đã mua hạt sâm Ngọc Linh về trồng rất nhiều ở vùng Kim Bình – Vân Nam. Họ đã thu hoạch sâm và bán rộng rãi trên thị trường. Họ quảng cáo trên mạng là sâm Việt Nam. Dịp tết Đinh Dậu vừa rồi, ông Ngô Quang Cường đã sang tận vùng sâm Kim Bình để khảo sát cái mà người Trung Quốc quảng cáo là sâm Việt Nam. Và ông Cường gọi điện cho tôi biết: “Cây sâm trồng ở Kim Bình lá dài hơn lá sâm Ngọc Linh, còn củ sâm thì cắn ăn không có vị vừa ngọt vừa đắng như sâm Ngọc Linh, tỷ lệ thu suất toàn phần chỉ 2-3% thôi. Vì thế mà giá sâm Kim Bình rất rẻ, chỉ 8-10 triệu đồng 1kg sâm tươi”. Tôi hỏi ông Cường: “Người Kim Bình có bán lá sâm không?” “Họ không hề bán lá sâm”. Lá sâm muốn bán được phải có tác dụng tăng lực. Lá sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng lực rất cao. Tôi leo núi Ngọc Linh, khi thấy quá mệt thì uống vài ngụm nước lá sâm Ngọc Linh, đứng nghỉ vài phút thấy người đỡ mệt mỏi ngay và lại leo núi được. Dược sĩ Đào Kim Long cho biết: “Nước lá sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng lực rất cao và làm giãn cơ bắp rất nhanh nên hết mệt mỏi chỉ trong vài phút. Vì vậy mà lá sâm Ngọc Linh mới đắt thế. Hiện nay người tìm mua sâm Ngọc Linh khá đông nhưng người Sê Đăng chưa bán củ sâm mà mới chỉ bán lá và hạt sâm thôi”. Nói chính xác, người Sê Đăng cũng có bán củ sâm nhưng đó là sâm hoang dại. Đây là loại sâm rất quý và cũng rất hiếm. Tôi hỏi A Hoàng: “Hàng ngày anh có chui rừng tìm sâm không?” “Có chứ. Ngày nào cũng đi, may mắn thì được 1 vài củ, không may thì về tay trắng. Vắt rừng nhiều lắm. Mỗi củ sâm phải đổi 1 cục máu”.
Hoàng Hữu Các
Nhiều người chọn cách này để tiết kiệm chi phí về quê ăn Tết
Xu hướng - 4 phút trướcGĐXH - Mặc dù chưa đến tháng 12/2024, nhiều người đã bắt đầu săn vé tàu về quê ăn Tết 2025. Thay vì phải xếp hàng dài để mua vé, họ chọn mua online để tiết kiệm thời gian.
Ngân hàng lãi suất cao nhất khi gửi tiền 6 tháng: Gửi tiết kiệm 2 tỉ đồng nhận tiền lãi ra sao?
Giá cả thị trường - 2 giờ trướcGĐXH - Với gần 30 ngân hàng trong hệ thống, mức lãi suất tiết kiệm 6 tháng đang dao động từ 3 - 5,6%/năm.
Diễn biến giá nhà riêng lẻ tại Tây Hồ, Hà Nội những tháng cuối năm 2024
Giá cả thị trường - 2 giờ trướcGĐXH - Tây Hồ là một trong những quận có giá nhà thuộc tốp cao của thủ đô. Ghi nhận tại thời điểm tháng 11/2024, giá nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội đang ở ngưỡng không phải ai cũng có khả năng mua được.
Diễn biến giá đất nền tại Thường Tín, Hà Nội những tháng cuối năm 2024
Giá cả thị trường - 3 giờ trướcGĐXH - Cùng chung tốc độ tăng giá của các khu vực trung tâm, giá đất nền ngoại thành Hà Nội nói chung, tại huyện Thường Tín nói riêng những tháng cuối năm 2024 cũng ghi nhận sự tăng giá.
13 ngân hàng này tăng lãi suất tiết kiệm, có hai nhà băng 2 lần tăng lãi cho người gửi tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 giờ trướcGĐXH - Đến nay, đã có 13 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm (huy động), trong đó có ngân hàng Agribank và VIB hai lần tăng lãi suất tiết kiệm.
Xe ô tô MPV giá 500 triệu đồng sắp bán tại Việt Nam rẻ hơn hẳn Mitsubishi Xpander có gì đặc biệt?
Giá cả thị trường - 3 giờ trướcGĐXH - Xe ô tô MPV có giá dự kiến cực rẻ chỉ 500 triệu đồng đã bắt đầu được đại lý trong nước nhận cọc, rẻ lấn át Mitsubishi Xpander.
Phòng trưng bày 'hiểu hàng thật, tránh hàng giả' phục vụ người tiêu dùng Thủ đô từ nay đến hết 29/11
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường mở phòng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả đối với các mặt hàng sữa, thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm… Thời gian mở cửa kéo dày đến hết ngày 29/11.
Black Friday năm 2024 rơi vào ngày nào?
Sản phẩm - Dịch vụ - 4 giờ trướcGĐXH - Black Friday năm 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
Giá vàng hôm nay 22/11: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ tiếp tục tăng với biên độ lớn
Giá cả thị trường - 6 giờ trướcGĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng nhẫn và miếng SJC trong nước tiếp tục tăng dựng đứng.
Lịch cúp điện Cà Mau ngày 22 - 24/11/2024: Nhiều khu dân cư nằm trong diện cúp điện cả ngày
Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trướcGĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), cuối tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Cà Mau sẽ mất điện cả ngày.
Chi tiết xe ga Vision mới giá 31,3 triệu đồng đẹp đỉnh, màu sắc độc đáo, trang bị đẳng cấp sẽ thống trị thị trường?
Giá cả thị trườngGĐXH - Xe ga Vision của Honda Việt Nam đã chính thức ra mắt phiên bản 2025 với loạt màu mới cực độc đáo và lạ mắt, xe cũng được nâng cấp thêm tiện ích, giá bán từ 31,3 triệu đồng.