Có nên ăn sáng trước khi đánh răng?
GiadinhNet - Đánh răng trước khi ăn sáng, trước khi đi ngủ, sau bữa ăn… là thói quen của nhiều người. Gần đây thông tin đánh răng trước khi ăn sáng gây hại cho cơ thể. Thực hư việc này ra sao?

Đánh răng hay uống nước, ăn sáng trước?
Theo BS chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thái, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội), chưa có công bố khoa học chính thức nào nói về vấn đề đánh răng trước khi ăn sáng gây hại cho cơ thể. Ở Việt Nam ai cũng có thói quen ngủ dậy phải đánh răng, sau đó ăn sáng chiếm đa số và đi làm luôn đến trưa lại ăn. Quy trình này làm axit có trong đồ ăn thức uống sáng sẽ bám vào răng đến trưa, còn có thể làm hỏng răng.
Ở các nước phương Tây, người dân thường ăn sáng trước khi đánh răng, rồi mới ra ngoài đi làm các việc khác, như thế mới sạch sẽ và đúng cách, bởi theo các chuyên gia nha khoa, ban đêm khi ngủ trong khoang miệng sản sinh và phát triển cân bằng nhiều vi khuẩn có ích và có hại. Nhưng với đa số người Việt chúng ta thì làm ngược lại.
Thời điểm đánh răng buổi sáng tốt nhất
Theo BS tư vấn Nguyễn Thị Thủy, Phòng khám Nha khoa Quốc tế Việt Đức, thời điểm thích hợp để đánh răng là khoảng 20 - 30 phút sau khi ăn sáng, đó là thời gian để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit, giúp lấy lại độ kiềm trung hòa trong miệng.
Nếu không đánh răng được thì súc miệng bằng nước thường, giúp loại bỏ được trên 90% thức ăn thừa và màng bám (nấm khuẩn vô sắc nằm trên bề mặt răng và nướu – thủ phạm gây viêm nướu và sâu răng). Nên dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn giắt trong kẽ răng, không nên dùng tăm (vì tăm làm rộng kẽ lợi, gây viêm nướu, sâu răng…).
BS Nguyễn Thị Thái khuyên thêm, mọi người nên dùng bàn chải lông mềm và có độ đàn hồi sẽ tốt hơn, giúp bảo vệ men răng, luồn vào các kẽ răng để lấy các vụn thức ăn ra. Nếu hàm răng khấp khểnh chải răng sẽ không sạch, vì vậy nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám, thức ăn giữa các kẽ răng và dưới nướu. Cũng chỉ dùng chỉ nha khoa 1 – 2 lần/ngày, tốt nhất là sau bữa ăn tối, không dùng nhiều lần vì sẽ gây kích thích, tổn hại nướu răng. Đánh răng xong đừng quên cạo lưỡi, bởi 50% vi khuẩn nằm ở bề mặt nhám của lưỡi.
Cách đánh răng đúng là chải tất cả các bề mặt của răng. Bàn chải cần vừa miệng, không dùng sợi quá cứng vì có thể làm hỏng men răng, hại nướu răng, làm men răng rạn nứt. Đánh răng xong cần rửa sạch bàn chải, vẩy sạch nước và dựng lên cho nhanh khô, loại trừ ổ vi khuẩn trên bàn chải đánh răng.
Lưu ý là mỗi khi ăn/uống xong răng dễ hỏng bởi axit trong thực phẩm, đồ uống, đặc biệt là ăn, uống trái cây, sinh tố có tính axit… sẽ làm mềm men răng, suy yếu men răng, tổn thương răng… Do đó không nên đánh răng ngay, hãy đợi 30 - 60 phút sau hãy đánh răng để bảo vệ men răng.
- Sau khi đánh răng nên súc miệng và họng lại bằng nước muối.
- Giữa hai bữa chính không nên ăn vặt nhiều để hạn chế vi khuẩn tiết axit.
- Tránh để răng tiếp xúc với các chất axit. Sau khi ăn, nhớ súc miệng hoặc nhai kẹo cao su không đường.
Theo các chuyên gia nha khoa, không nên đánh răng nhiều hơn 3 lần vì dễ gây mòn răng. Nếu ăn thêm chỉ cần súc miệng với nước sạch, dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn là được. Sau khi đánh răng xong chỉ nên uống nước lọc, không nên ăn uống thêm gì.
BS Nguyễn Thị Thái khuyên, quan trọng nhất là đánh răng trước khi đi ngủ, vì sau 6-8 tiếng không súc miệng, không ăn uống… nên vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong khoang miệng. Do đó bắt buộc trước khi đi ngủ răng miệng phải sạch, để sáng hôm sau không cần đánh răng trước khi ăn sáng, chỉ cần súc miệng là được.
Đánh răng nên chú ý:
Nên:
- Buổi sáng trở dậy nên vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng nước muối. Chỉ đánh răng sau khi ăn sáng ít nhất khoảng 30 phút.
- Dùng nước ấm đánh răng.
- Xoay tròn bàn chải nhẹ nhàng ngược chiều kim đồng hồ.
- Chỉ đánh răng 2 phút/lần. Kem răng ngày nay có độ ẩm và hóa chất phù hợp, nên không cần làm ướt miệng trước khi đánh răng. Hãy đánh khô để tinh chất thuốc và phát huy hết tác dụng bảo vệ men răng, giữ ẩm lợi, hạn chế nấm khuẩn.
- Sau khi đánh răng súc miệng 1 lần (khoảng 10 giây). Không súc quá nhiều lần vì sẽ mất 95% các chất bảo vệ.
- Trong vòng 24 giờ nên đánh răng đủ 2 - 3 lần (sáng, trưa, trước khi đi ngủ) để tránh mắc các vấn đề răng miệng, sâu răng. Mỗi lần đánh 2-4 phút.
- Nên 3 tháng thay bàn chải một lần. Nếu bị ốm thì khi khỏi là thay bàn chải mới ngay để hạn chế vi khuẩn trên lông bàn chải.
- Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
Không nên
- Không đánh răng bằng nước lạnh vì tổn thương ngà răng, lợi.
- Không chà răng mạnh vì dễ tổn thương răng. Chà răng ngang có thể gây khuyết tật răng (viêm nướu, răng nhạy cảm, mòn răng...). Không chải răng quá nhiều, quá mạnh vì gây mòn răng, lâu sẽ ê buốt khi uống nước nóng, hoặc lạnh, cảm thấy có gió lướt qua răng…
- Không chải lại răng bằng nước sạch vì sẽ mất hết thuốc bảo vệ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổn thương răng.
- Không đánh răng quá lâu, quá 3 lần/ngày vì có thể làm xói mòn men răng. Cũng không đánh răng quá mạnh vì có thể làm tổn thương nướu, chân răng, xói mòn men răng, dễ sâu răng.
(BS Nguyễn Thị Thủy, Phòng khám Nha khoa Quốc tế Việt Đức)
Uyển Hương

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 13 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 14 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 15 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...