Có thật bệnh nhân "nhịn đói" thì tế bào ung thư cũng... đói mà chết?
GiadinhNet - Nhiều bệnh nhân ung thư bỏ điều trị để áp dụng "chế độ thực dưỡng" khiến cơ thể suy kiệt, bệnh trầm trọng thêm, mất cơ hội chữa trị.

GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng.
Chứng kiến cảnh một số người bệnh sau khi nhận được thông báo kết quả của bệnh viện đã quyết định bỏ mọi phác đồ điều trị do bác sĩ tư vấn, bỏ bệnh viện để về ăn theo chế độ "bỏ đói tế bào ung thư", GS Khoa không khỏi xót xa.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại bệnh viện. Ảnh: TL
Khi trở lại bệnh viện, người bệnh rơi vào tình trạng suy kiệt nặng. Nhiều bệnh nhân lúc phát hiện mới ở giai đoạn rất sớm có nhiều cơ hội điều trị thì khi quay lại viện đã vào giai đoạn 3, giai đoạn 4, thậm chí giai đoạn cuối trên một thân thể suy kiệt.
Lúc này, thay vì áp dụng phác đồ điều trị, các bác sĩ lại phải chống suy kiệt bằng việc truyền đạm, đường, các chất dinh dưỡng… để nâng cao thể trạng.
"Không ít trong số những người bệnh đó đã chết do suy kiệt trước khi bị chết vì ung thư" - GS Khoa nói.
Theo vị chuyên gia này, quan điểm "bỏ đói tế bào ung thư" để dẫn đến người bệnh bị suy kiệt là nhận thức không đúng.
"Cần có một cơ thể khỏe mạnh thì mới tạo ra hệ thống miễn dịch tốt, khỏe mạnh, mới có các tế bào miễn dịch khỏe mạnh đủ khả năng phát hiện, ức chế, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh - trong đó có tế bào ung thư" - GS Khoa cho hay.
Bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…
"Vì vậy, người bệnh và gia đình người bệnh không nên cả tin, tốn kém tiền bạc, thời gian tự đánh mất cơ hội điều trị chính thống ngay từ giai đoạn vàng", GS Khoa khuyến cáo.
GS Khoa cho biết thêm, bên cạnh các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, điều trị nội tiết, điều trị đích, gần đây có thêm một phương pháp mới là điều trị miễn dịch.
Nếu trước kia, các bác sĩ tác động và tiêu diệt trực tiếp các tế bào ác tính bằng phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích… thì nay, bằng phương pháp điều trị miễn dịch (tức là giúp các tế bào miễn dịch) của hệ thống miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào khối u.
Đây là phương pháp điều trị gián tiếp. Để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cần một cơ thể đủ khỏe. Muốn vậy, người bệnh cần một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học đủ chất…
Bên cạnh việc dùng thuốc và các phương pháp điều trị đặc hiệu, dinh dưỡng là điều không thể thiếu trong liệu trình điều trị bệnh nói chung và ung thư nói riêng. Tuy nhiên, dinh dưỡng đó phải hợp lý, khoa học.
Võ Thu

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram
Sống khỏe - 1 giờ trướcBé gái chào đời ở tuần thai thứ 24, chỉ nặng 550 gram, cẳng chân nhỏ bằng ngón tay út của người lớn, thể trạng rất non yếu, được trở về với gia đình sau 103 ngày nuôi dưỡng đặc biệt, sức khoẻ ổn định.

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống
Y tế - 16 giờ trướcSau khi ăn nem sống và tiết canh, hai người đàn ông phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội, kích thích vật vã, cứng gáy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng điếc.

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết
Y tế - 1 ngày trướcTPHCM tăng cường hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt tại phường An Phú - nơi có hai bệnh viện ghi nhận nhiều ca nặng và nguy cơ quá tải điều trị nội trú.

Nam du khách Mỹ hôn mê sau 6 giờ nhận phòng, được cứu sống nhờ một lọ thuốc
Y tế - 1 ngày trướcNam du khách người Mỹ được phát hiện hôn mê sau khi nhận phòng khách sạn khoảng 6 giờ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc metformin cực kỳ nguy hiểm.

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - "Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với nghề đặc biệt của mình.

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nạn nhân đã được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm, hiện đang được tiếp tục điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau chuỗi ngày sốt cao liên tục 39-40 độ C, bệnh nhân lơ mơ, giảm ý thức, suy hô hấp. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn gặp nhiều di chứng nặng nề.

Thành lập Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường đã chính thức ra mắt, đánh dấu bước phát triển quan trọng sau 5 năm kiến tạo và lan tỏa mô hình tham vấn học đường tại Việt Nam.

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tếGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.