Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ thể cần bao nhiêu protein là đủ?

Thứ hai, 11:21 23/09/2024 | Sống khỏe

Protein là khối xây dựng cơ bản của sự sống. Protein là chất dồi dào trong cơ thể sau nước. Vậy, cơ thể cần bao nhiêu protein mới đủ?

Cơ thể cần protein (chất đạm) để phát triển cơ bắp, xương, da và tóc đồng thời tạo ra các enzyme cung cấp năng lượng cho các phản ứng hóa học trong tế bào, các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng...

Theo ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên, Chuyên khoa Dinh dưỡng, Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam, nhóm chất đạm cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể tăng trưởng và duy trì nhiều hoạt động sống, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.

1. Protein là gì?

Protein được tạo thành từ các phần nhỏ hơn gọi là acid amin . Thực phẩm có protein có thể chứa 20 loại acid amin. Trong đó có 9 acid amin được coi là thiết yếu mà cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra chúng. Cơ thể sử dụng tất cả 20 acid amin, theo những cách kết hợp khác nhau, để tạo ra protein chúng ta cần.

2. Lợi ích của protein

Cơ thể cần bao nhiêu protein là đủ?- Ảnh 1.

Protein là một trong những chất dinh dưỡng đa lượng phổ biến nhất.

Các protein trong cơ thể liên tục được sửa chữa và thay thế. Điều đó có nghĩa là cơ thể cần tiếp tục ăn thực phẩm có protein, chứa các acid amin thiết yếu để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.

Protein đặc biệt quan trọng khi cơ thể đang phát triển hoặc cần sử dụng nhiều dinh dưỡng hơn, chẳng hạn như trong thời gian thơ ấu, tuổi thiếu niên, mang thai và cho con bú.

Giống như chất béo và carbohydrate, protein có thể cung cấp năng lượng. Nhưng đó không phải là công việc chính của nó. Protein có một số vai trò đặc biệt và đây chỉ là một vài điều mà protein mang lại cho cơ thể:

  • Giúp cơ thể duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp. Có đủ chất đạm trong máu giúp giữ đủ nước trong máu.
  • Xây dựng và sửa chữa các mô. Điều này đặc biệt quan trọng vào thời điểm cơ thể đang lớn lên, khi bị ốm hoặc khi đang hồi phục sau chấn thương. Nó cũng quan trọng khi cơ thể già đi, vì việc cung cấp đủ chất đạm có thể giúp ngăn ngừa mất xương và cơ.
  • Làm đông máu, khi bị đứt tay, các sợi protein sẽ nhanh chóng hình thành để bịt kín vết cắt và cầm máu.
  • Giữ cho nhiều hệ thống cơ thể hoạt động. Huyết sắc tố trong máu mang oxy đi khắp cơ thể chủ yếu được tạo thành từ protein. Insulin , hormone điều chỉnh lượng đường trong máu, cũng là một loại protein.

Ăn đúng lượng protein có thể có những lợi ích khác như:

  • Tạo cảm giác no để giảm cân dễ dàng hơn.
  • Phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện.

3. Lượng protein hàng ngày

Cơ thể cần protein nhưng nhu cầu protein của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và các yếu tố khác.

Nhu cầu protein theo độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh cần khoảng 10g mỗi ngày.
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học cần 19-34g mỗi ngày.
  • Nam thanh thiếu niên cần 52g mỗi ngày.
  • Nữ thanh thiếu niên cần 46g mỗi ngày.
  • Nam giới trưởng thành cần khoảng 56g mỗi ngày.
  • Nữ giới trưởng thành cần khoảng 46g mỗi ngày (71g nếu đang mang thai hoặc cho con bú).

Theo Học viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nên nhận ít nhất 10% lượng calo hàng ngày nhưng không quá 35% từ protein. Vì vậy, nếu ăn 2.000 calo mỗi ngày thì 200 đến 700 calo sẽ đến từ protein. Ví dụ, khoảng 7g protein trong 28g quả hạch, 8g trong một cốc sữa hoặc nửa cốc đậu nấu chín và khoảng 20g trong một phần thịt gà hoặc cá hồi nặng 90g.

4. Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều protein

Cơ thể cần bao nhiêu protein là đủ?- Ảnh 3.

Ăn quá nhiều protein có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Những người theo chế độ ăn rất giàu protein hoặc sử dụng nhiều chất bổ sung protein có thể gặp rắc rối về sức khỏe:

Tổn thương thận : Quá nhiều protein khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Nếu đã có vấn đề về thận, có nguy cơ đặc biệt cao. Nếu nước tiểu có bọt, có thể là dấu hiệu cho thấy có quá nhiều protein trong nước tiểu và nên đi khám.

Mất nước : Khi thận làm việc quá sức để xử lý lượng protein dư thừa, cơ thể có thể thiếu chất lỏng, gây ra các triệu chứng như khô miệng, khô da và khát nước.

Vấn đề tiêu hóa: Quá nhiều protein, đặc biệt là ở dạng thịt đỏ, có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy và đầy hơi.

Vấn đề cân nặng: Nếu đang cố gắng duy trì cân nặng hoặc giảm cân, việc bổ sung thêm calo từ protein sẽ có hại.

Nếu chế độ ăn giàu protein có nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và chất béo bão hòa, cũng có thể tăng mức cholesterol không lành mạnh và nguy cơ mắc bệnh tim.

5. Nguồn protein tốt cho sức khỏe

ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên cho biết nên ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật (như thịt, cá, trứng, sữa...) và đạm thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò…) có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… do đó không nên ăn quá nhiều. Nên ăn các loại thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…) và nên ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần. Các loại hạt đậu, đỗ cũng là nguồn đạm thực vật tốt.

Tham khảo các thực phẩm giàu protein: Các loại thịt nạc (thịt gà, thịt bò và thịt lợn); Cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm); Các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai và sữa chua); Đậu (đậu Hà Lan và đậu lăng); Các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt chia và hạt hướng dương); Trứng ; yến mạch; quinoa; Các sản phẩm đậu nành như đậu phụ…

Bảo Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sống em bé 11 ngày tuổi ở Hòa Bình mắc chứng tim bẩm sinh hiếm gặp

Cứu sống em bé 11 ngày tuổi ở Hòa Bình mắc chứng tim bẩm sinh hiếm gặp

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa phẫu thuật cứu sống thành công một bệnh nhi mới 11 ngày tuổi, nặng 2,3 kg ở Hòa Bình mắc bệnh cửa sổ chủ phế - một bệnh tim bẩm sinh rất hiếm gặp, gây suy tim và có nguy cơ tử vong cao.

"Xây" hệ tiêu hóa khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cùng sữa chua uống độc quyền chủng men Nhật L-137

"Xây" hệ tiêu hóa khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cùng sữa chua uống độc quyền chủng men Nhật L-137

Sống khỏe - 3 giờ trước

Được sản xuất từ viện nghiên cứu của tập đoàn House Wellness Groups với hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, chủng men L-137 (L 137) ghi điểm với những ưu điểm vượt trội trong việc hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoá và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Nay đã có mặt tại Việt Nam, độc quyền trong Sữa chua uống KUN Men Nhật.

Người phụ nữ 54 tuổi ở Phú Thọ mắc ung thư buồng trứng thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 54 tuổi ở Phú Thọ mắc ung thư buồng trứng thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có triệu chứng đau bụng vùng hạ vị nhưng do chủ quan không đi khám. Đến khi bụng ngày một to ra, kèm dấu hiệu mệt mỏi, đau chướng bụng nhiều hơn... mới đến viện thì phát hiện ung thư buồng trứng.

Ăn thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ ung thư không?

Ăn thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ ung thư không?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về thực phẩm biến đổi gene và thực tế có thể đang sử dụng thực phẩm biến đổi gene, nhưng phần lớn mọi người chưa hiểu rõ về chúng. Vậy thực phẩm biến đổi gene là gì và có an toàn không?

Các bước sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID nhanh, tiện lợi khi đi khám chữa bệnh

Các bước sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID nhanh, tiện lợi khi đi khám chữa bệnh

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sổ sức khỏe điện tử VNeID là một ứng dụng di động của Bộ Y tế, giúp người dân có thể theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe một cách chủ động và tiện lợi. Dưới đây là các bước hướng dẫn sử dụng ứng dụng này khi đi khám chữa bệnh.

Ai hay ăn thịt lợn cần biết điều này để phòng bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh về gan, thận

Ai hay ăn thịt lợn cần biết điều này để phòng bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh về gan, thận

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Thịt lợn là món ăn ngon, dễ chế biến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đây cũng là thực phẩm gây nhiều tranh cãi nếu ăn không đúng cách.

Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ

Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu đang trong tình trạng thảm họa hoặc khẩn cấp như bão lũ, mọi người cần thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn.

6 loại ngũ cốc ít carb tốt cho sức khỏe

6 loại ngũ cốc ít carb tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 23 giờ trước

Các loại ngũ cốc giàu chất xơ như yến mạch, quinoa có thể làm giảm lượng carbohydrate mà cơ thể hấp thụ. Dưới đây là một số loại ngũ cốc hàng đầu nên dùng trong chế độ ăn ít carb vừa giảm cân lại tốt cho sức khỏe.

Bất ngờ loại quả ngọt thơm đang bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Bất ngờ loại quả ngọt thơm đang bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn táo tàu (hồng táo) bởi đây là loại quả có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết ở mức thấp.

7 tác hại của việc uống quá nhiều trà

7 tác hại của việc uống quá nhiều trà

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không thể phủ nhận rằng trà là một trong những thức uống được yêu thích nhất trên thế giới. Mỗi loại trà đều chứa lợi ích cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều, nghiện trà có thể mang lại những bất lợi.

Top