Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ thể có 3 chỗ bị ngứa cảnh báo đường huyết tăng cao quá mức, nên tránh ăn 3 món để ổn định đường trong máu

Thứ năm, 10:26 12/08/2021 | Sống khỏe

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ở bệnh nhân tiểu đường, có thể là do lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, cũng có thể do nhiễm nấm hoặc do dị ứng với thuốc.

là một nhóm bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường đó là kiểm soát lượng đường trong máu thông qua việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh.

Theo bác sĩ JI Li-nong (trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh): Khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ có cảm giác ngứa. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ở bệnh tiểu đường, có thể là do lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, cũng có thể do nhiễm nấm hoặc do dị ứng với thuốc.

Cơ thể có 3 chỗ bị ngứa cảnh báo đường huyết tăng cao quá mức, nên tránh ăn 3 món để ổn định đường trong máu - Ảnh 1.

Tiểu đường là một nhóm bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể.

Nhìn chung, khi cơ thể có 3 vị trí này bị ngứa thì đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bạn nên thử đường huyết sớm.

3 vị trí ngứa trên cơ thể chính là dấu hiệu đường  huyết tăng cao

1. Ngứa da, ngứa đầu

Bệnh nhân tiểu đường do có lượng đường trong máu cao nên tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, trong khi đó da không được cung cấp dinh dưỡng từ máu nên dễ bị tổn thương. Vì những nguyên nhân trên nên bệnh nhân thường bị những bệnh nhiễm trùng da, viêm chân tóc, viêm chân lông... gây ngứa da nghiêm trọng.

Cơ thể có 3 chỗ bị ngứa cảnh báo đường huyết tăng cao quá mức, nên tránh ăn 3 món để ổn định đường trong máu - Ảnh 2.

2. Ngứa chân

Ngứa chân là một trong những dấu hiệu điển hình khi lượng đường trong máu. Theo các chuyên gia nội tiết, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da chân.

Cơ thể có 3 chỗ bị ngứa cảnh báo đường huyết tăng cao quá mức, nên tránh ăn 3 món để ổn định đường trong máu - Ảnh 3.

Ngứa chân liên tục là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, ngứa ở chân cũng có thể xuất hiện khi bị nhiễm nấm do tiểu đường, chỗ ngứa thường là kẽ chân, bàn chân... Khi bệnh nhân bị ngứa do nấm sẽ cần được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị nấm để điều trị.

3. Ngứa tai

Khi lượng đường huyết trong cơ thể dần tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn và chất nhờn tiết ra một lượng lớn ráy tai nên tai sẽ thường xuyên bị ngứa. Nhiều bệnh nhân tiểu đường chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nên đã không kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu tình trạng ngứa tai thường xuyên xảy ra, ngày càng nặng nề thì bạn nên thử lượng đường huyết của mình.

3 thực phẩm tuy không ngọt nhưng lại có thể khiến lượng đường huyết tăng cao

1. Xôi

Gạo nếp có chỉ số đường huyết rất cao, nếu ăn xôi liên tục trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao đột ngột. Bạn hãy ăn khẩu phần ít, cách xa nhau để tránh làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

2. Đồ chiên rán

Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ không chỉ gây rối loạn nội tiết, khiến cơ thể béo phì mà còn khiến lượng đường trong máu không ổn định, kéo theo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đồ chiên rán cũng ảnh hưởng đến tuyến tụy, dẫn đến việc tiết insulin không đủ nên sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng đột biến. Các chuyên gia cho rằng muốn ổn định đường huyết thì đừng nên tham ăn nhiều đồ chiên rán.

3. Cháo trắng

Cơ thể có 3 chỗ bị ngứa cảnh báo đường huyết tăng cao quá mức, nên tránh ăn 3 món để ổn định đường trong máu - Ảnh 4.

Ăn cháo thường xuyên có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định.

Cháo trắng dễ tiêu, giúp bồi bổ đường ruột, dạ dày, tăng cảm giác no. Tuy nhiên cháo càng nấu lâu càng mềm, tinh bột bị phân hủy thành đường glucose, dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn trong cơ thể. Bên cạnh đó nhiều người còn có thói quen cho đường vào cháo trắng để ăn khiến cho lượng đường trong món này càng tăng. Ăn cháo thường xuyên có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định, cũng là một trong những thủ phạm của bệnh tiểu đường.

Tiểu Vy

Nguồn: Sohu, Sina

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 12 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 17 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Top