Cơ thể hưởng lợi lớn nếu bạn bớt 30% lượng cơm để thay bằng món này: Nhiều người chưa biết
Chúng ta hiện nay đang ăn nhiều cơm, nhưng lại bị thiếu một số chất dinh dưỡng do việc xay xát gạo quá tinh mịn. Chuyên gia khuyên rằng nên bớt đi 1 bát cơm mỗi ngày để ăn gạo lứt.
Nên ăn 1/3 ngũ cốc thô thay vì ăn hoàn toàn gạo trắng
Trong cuốn sách "Kim chỉ nam về cách ăn uống hàng ngày" của Trung Quốc viết rằng, mỗi ngày nên ăn một lượng nhỏ ngũ cốc nguyên hạt (khoảng 1/3 lượng ngũ cốc cơ thể cần trong ngày) sẽ mang lại nhiều tác dụng vô cùng lớn đối với sức khỏe.
Cụ thể, các loại gạo xát thô, không làm trắng quá kỹ, lúa mạch hoặc bột mì thô có lợi ích dinh dưỡng cao hơn nhiều so với loại đã được xay xát kỹ.

(Ảnh minh họa)
Ăn ngũ cốc thô giúp làm giảm ít nhất 17% nguy cơ ung thư đại trực tràng
Viện Ung thư Hoa Kỳ (AICR) và Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) cùng công bố một nghiên cứu phân tích tổng hợp, kết hợp 99 bài báo trên thế giới về chế độ ăn uống, lối sống, mức độ béo phì và thói quen vận động từ hơn 29 triệu người (bao gồm 247.000 bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng) có thể được xem là bản nghiên cứu dữ liệu ung thư đại trực tràng lớn nhất từ trước đến nay.
Trong nghiên cứu này, khảo sát trên diện rộng cho thấy, nếu ăn khoảng 90g ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm tới 17% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Ăn nhiều hơn thì tỉ lệ phòng ngừa bệnh càng cao hơn. Tức là mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 1 bát cơm gạo lứt hoặc 2 miếng bánh làm từ bột mì nguyên chất.
Tiến sĩ Alice Bender, nhà dinh dưỡng học tại Viện Ung thư Hoa Kỳ (AICR), người chịu trách nhiệm về phân tích dinh dưỡng trong báo cáo cho biết: "Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, chất dinh dưỡng phong phú, giúp cơ thể tăng cường sự trao đổi chất, giảm cân, có tác dụng lớn trong công tác phòng chống ung thư đại trực tràng.
Nếu chúng ta có thể thay thế một phần thực phẩm tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày như ăn gạo lứt hoặc bánh mì nguyên chất, cùng với trái cây C giàu vitamin, rau, đậu và các thực phẩm thực vật khác thì sẽ vô cùng lý tưởng".

(Ảnh minh họa)
Ngũ cốc thô có lượng magie lớn gấp 5 lần gạo trắng
Thi thoảng bạn có cảm giác bị táo bón hoặc phù nề mà không rõ nguyên nhân, rất có thể là do cơ thể bị thiếu magie gây ra. Magie là chất có trách nhiệm hỗ trợ cơ thể thực hiện vai trò hoạt động của các enzyme. Việc bổ sung đủ magie để cơ thể hoạt động cũng quan trọng như việc bổ sung canxi, sắt…
Bởi vì cơ thể không thể tự sinh ra magie, do đó chúng ta nên ăn nhiều gạo lứt, chế phẩm từ đậu nành, rong biển và các thực phẩm khác từ chế độ ăn uống hàng ngày. Magie có thể cải thiện sự hấp thu lượng nước trong đường ruột, thúc đẩy sự vận động của dạ dày-ruột, làm cho nhu động ruột trơn tru, loại bỏ táo bón.
Nghiên cứu cho thấy, cơm gạo lứt có hàm lượng magiê cao gấp 5 lần gạo trắng. Mỗi người nội trợ nên chuyển chế độ ăn gạo trắng thành gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt khoảng 1/3 số lượng bữa ăn. Ví dụ mỗi ngày bạn ăn 3 bát cơm thì nên ăn 1 bát cơm từ gạo lứt.
Nếu bạn không quen ăn gạo lứt, có thể tập ăn dần, hoặc trộn gạo lứt vào gạo trắng để nấu cơm.

(Ảnh minh họa)
Cơ thể thiếu magie, cũng có hại như thiếu canxi hoặc sắt
Theo các chuyên gia, magie có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tham gia vào các hoạt động của cơ thể, nếu thiếu magie, cơ thể cũng sẽ gặp rắc rối. Việc bổ sung đủ magie cũng quan trọng như bổ sung canxi và sắt...
Magie là chất có tác dụng lợi tiểu, giúp duy trì cân bằng kali và natri trong cơ thể, từ đó có thể cải thiện chứng phù nề hiệu quả. Ngoài ăn gạo lứt, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn thêm các chế phẩm tự đậu nành để phòng cách bệnh về tim mạch.
Magie có thể thúc đẩy sự trao đổi chất từ carbohydrate và lipid, làm giảm hiệu quả của chất béo trung tính, do đó, nếu cơ thể thiếu magie sẽ không thể thực hiện được việc giảm cân.
Đồng thời, magie là chất trung gian giúp chuyển thành phần canxi từ máu vào xương, vì thế, bạn luôn phải bổ sung đủ lượng magie mới có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe.
*Theo Health/Sina, Tri thức trẻ

Suy thận độ 5 - Thông tin quan trọng cần biết để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 2 giờ trướcSuy thận độ 5 là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính, khi thận gần như mất hết khả năng lọc máu, dẫn đến việc tích tụ độc tố và nước trong cơ thể.

Bé 5 tuổi phát hiện có nang thực quản đôi từ dấu hiệu nhiều trẻ mắc phải nhưng dễ bị bỏ qua
Mẹ và bé - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị nang thực quản đôi được gia đình đưa đến khám trong tình trạng khó nuốt nên lười ăn dẫn đến sụt cân, bụng chướng, tưởng bị giun sán nên cho uống thuốc sổ nhưng không khỏi.

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH – Việc chủ động phòng ngừa trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc
Sống khỏe - 1 ngày trướcChăm sóc vết thương đúng cách là yếu tố then chốt để vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn hoặc khi thể trạng không cho phép di chuyển, việc đến các cơ sở y tế để thay băng, rửa vết thương thường xuyên có thể trở thành gánh nặng.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Mẹ và béGĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...