Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có thuốc giảm khó chịu cho trẻ mọc răng?

Thứ tư, 06:08 14/11/2018 | Sống khỏe

Con tôi 1 tuổi và đã mọc được 4 răng. Hiện tại đang sắp mọc thêm 2 răng nữa. Mỗi lần cháu mọc răng thì bị đau, sốt...

Con tôi 1 tuổi và đã mọc được 4 răng. Hiện tại đang sắp mọc thêm 2 răng nữa. Mỗi lần cháu mọc răng thì bị đau, sốt, chảy nước miếng, biếng ăn, tiêu chảy, quấy khóc. Xin cho hỏi có thuốc gì để giúp cho bé dễ chịu mỗi khi mọc răng không?

Trần Thị Thu (Hà Nội)

Đối với trẻ đang mọc răng sữa thì thường cáu kỉnh, hay vơ cái gì đó nhai và chảy nước miếng. Ngoài ra thường kèm theo sốt, tiêu chảy hoặc các biểu hiện toàn thân khác, nhưng đây không phải vấn đề liên quan đến mọc răng. Dù thân nhiệt của trẻ có thể tăng (38oC) khi mọc răng, nhưng không phải là sốt. Các triệu chứng như: khó chịu nướu (87%), cáu kỉnh (68%), chảy nước miếng (56%) là biểu hiện phổ biến nhất của trẻ. Còn tiêu chảy và sốt (38oC trở lên) lại có thể do trẻ mắc bệnh lý khác (như nhiễm khuẩn) kèm theo. Chẳng hạn như khi trẻ mọc răng thường ngứa lợi và hay vơ đồ vào miệng nhai dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và gây tiêu chảy/sốt.

Nói về biện pháp dùng thuốc để làm giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ thì hiện nay có khá nhiều, chẳng hạn như biện pháp vi lượng đồng căn (là một phương pháp sử dụng những chế phẩm từ thực vật, khoáng chất và các động vật được pha loãng và được cha mẹ ưa sử dụng cho trẻ mọc răng) hoặc các thuốc giảm đau tại chỗ (lidocain, benzocaine) để giảm đau trong mọc răng.

Tuy nhiên, các biện pháp dùng thuốc trên có thể gây hại cho trẻ. Phương pháp vi lượng đồng căn có liên quan tới co giật, khó thở, li bì, ngủ quá mức, yếu cơ, đỏ da, táo bón, khó tiểu, bồn chồn lo lắng và có thể tử vong. Gel lidocain dùng để chữa chứng đau miệng, trong đó có mọc răng, nhưng thuốc có thể dẫn tới các phản ứng nặng, thậm chí là tử vong đối với trẻ nhỏ. Hiện tượng methemoglobine máu đã được báo cáo liên quan tới việc dùng benzocaine xịt. Còn benzocaine có chứa trong gel bôi mọc răng không nên sử dụng cho trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Việc điều trị các triệu chứng của mọc răng chỉ là làm giảm sự khó chịu. Do vậy, bạn nên tìm hiểu các biện pháp như: cho trẻ nhai miếng nhai mát (không lạnh); nhẫn mọc răng (dụng cụ hình vòng nhẫn) hoặc các dụng cụ khác. Để phòng ngừa hóc nghẹn, vòng nhẫn hoặc các miếng nhai khác chỉ nên dùng một miếng duy nhất trong một lần nhai. Để ngừa sâu răng các dụng cụ này không nên có đường. Trong trường hợp trẻ đau và quấy khóc quá thì có thể dùng thuốc giảm đau toàn thân, nhưng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Theo BS. Trần Văn Công/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 57 phút trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 12 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Sống khỏe - 13 giờ trước

Lá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Top