Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơm mớm và con đường lây nhiễm virus HP không ngờ tới

Thứ tư, 08:29 20/11/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thông tin mới đây về trường hợp bé trai 6 tuổi được chẩn đoán viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày và dương tính với vi khuẩn HP do hàng ngày ăn thức ăn bà mớm. Sau khi sự việc được chia sẻ đã khiến nhiều người giật mình. Tuy nhiên, ngoài hành động trên, những con đường lây nhiễm virus HP không ngờ tới, bạn nên cẩn trọng để tránh cho trẻ.

Cơm mớm và con đường lây nhiễm virus HP không ngờ tới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Viêm dạ dày vì mớm cơm

Ngày 13/11, bác sĩ nhi khoa Tô Quang Huy (ở Hà Nội) chia sẻ thông tin về trường hợp bé trai tên M.N (6 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội), bị lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) từ bà. Trước đó, khi thấy con nôn nhiều, người ngày càng xanh xao, gầy yếu, đi ngoài phân đen, gia đình mới đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra. Kết quả nội soi, bé bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, dương tính với vi khuẩn HP. Tìm hiểu tiền sử được biết, bà của cháu bị viêm loét dạ dày. Hàng ngày, bà đều nhai cơm và mớm cho bé.

Thông tin này chia sẻ đã khiến cho nhiều gia đình lo lắng vì vẫn có thói quen này với trẻ. PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, đây không phải là vấn đề gì xa lạ. Trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn HP đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ở viện cũng đã từng phát hiện ra trường hợp bé trai 2 tuổi nhiễm vi khuẩn HP. Trường hợp này người mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP nên cẩn thận đưa con đi test thử loại trừ.

Con đường lây của vi khuẩn HP thường qua đường miệng - miệng hoặc phân - miệng, trong đó chủ yếu lây qua người với người. Trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu nên là đối tượng dễ lây nhiễm bệnh bằng nhiều cách khác nhau như chất lượng vệ sinh môi trường sống, ăn uống không đảm bảo, không được nấu chín kỹ, uống nước bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay khi trẻ không vệ sinh tay sạch sẽ….

Ngoài ra dùng chung bàn chải đánh răng, ăn uống chung… nhất là khi trong nhà có người mắc HP rồi càng dễ bị lây nhiễm hơn. Các bậc cha mẹ cần phải chú ý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Vi khuẩn cũng lây khi tiếp xúc với nước bọt. Thói quen của người lớn như mớm thức ăn cho trẻ, hôn trực tiếp môi trẻ của người lớn rất hại mà nhiều người không biết vì vô tình làm lây nhiễm virus HP.

Dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở hệ tiêu hóa khác

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng cho rằng, vi khuẩn HP là một loại vi trùng hình xoắn ốc. Chúng liên quan mật thiết đến một số bệnh lý dạ dày thường gặp như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Về lâu dài, vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư dạ dày.

Điều đáng nói, nhiều người không biết mình bị lây nhiễm vi khuẩn này lúc nào và thời gian ủ bệnh là bao lâu. Hơn nữa, triệu chứng không điển hình nên thường những người bị nhiễm vi khuẩn HP không hề hay biết dù trong nhiều năm. Chỉ khi vi khuẩn này gây ra viêm loét, người bệnh mới biết tình trạng của mình.

Ở trẻ nhỏ khi bị nhiễm HP thường có biểu hiện như đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, sụt cân, chậm lớn, nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen do xuất huyết trong dạ dày, tá tràng…

Có một thực trạng là rất nhiều người cứ nghĩ rằng nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Về điều này, GS Đào Văn Long - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải rằng ai mắc vi khuẩn HP là đều bị ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có đến hàng trăm loại khác nhau, trong đó chỉ có loại vi khuẩn mang gien CagA có độc lực cao mới có nguy cơ gây ung thư. Bởi vậy mọi người cũng không nên quá lo lắng.

Và không phải trẻ cứ có HP là cần điều trị. Nếu như không có biểu hiện nặng vẫn có thể sống hoàn toàn bình thường. Với trẻ có triệu chứng lâm sàng gợi ý bệnh lý dạ dày tá tràng, dù có HP dương tính qua test hơi thở hoặc test phân cũng cần được làm nội soi tiêu hóa trước khi quyết định điều trị. Nhiều người có thói quen có bệnh tự chữa, khi có dấu hiệu đau bụng, đầy hơi liền tự mua vài liều thuốc về uống. Đỡ rồi là không đi khám nữa dẫn đến tình trạng bị nặng. Thay vì mua thuốc tự điều trị cần đưa trẻ đi kiểm tra để tránh bị kháng thuốc.

"Tuy nhiên mọi người cũng cần thận trọng vì những chứng khi mắc HP thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở hệ tiêu hóa khác. Phát hiện sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh là 50%, còn không điều trị dứt điểm ngay từ đầu khó chữa khi bệnh tái phát. Trẻ nghi ngờ có triệu chứng nên đưa đi kiểm tra ngay để biết chắc chắn nhiễm bệnh hay không, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể", GS Đào Văn Long khuyến cáo.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc điều trị HP hiện chủ yếu là dùng kháng sinh. Ở trẻ nhỏ, việc điều trị rất khó khăn do nguồn kháng sinh hạn chế và giảm tiết dịch vị. Trong trường hợp trẻ được chẩn đoán nhiễm bệnh này, các thành viên trong gia đình cũng nên đi khám vì bệnh này dễ lây nhiễm. Nếu không cũng cần thực hiện các biện pháp hạn chế lây nhiễm như vệ sinh tay sạch sẽ, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng, đồ dùng cá nhân, mớm hay hôn trẻ...

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 3 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Top