Con có các biểu hiện sau, cần đưa đi viện để giám sát, phát hiện sớm viêm gan 'bí ẩn' ở trẻ
Bệnh viêm gan "bí ẩn" xuất hiện tản mát ở hơn 20 quốc gia, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguồn lây, nguyên nhân hay dịch tễ. Chuyên gia BV Nhi T.Ư lưu ý các bệnh nhi có các triệu chứng sau cần lưu tâm.
Trao đổi với PV sáng 9/5, TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa - Trưởng khoa Gan mật Bệnh viện Nhi Trung ương- cho hay, tới nay, dù đã phát hiện tới gần 300 trường hợp trẻ mắc viêm gan cấp tính trên hơn 20 nước trên thế giới nhưng nguyên nhân, dịch tễ, nguồn lây và đường lây bệnh này thực sự chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan đã được ghi nhận ban đầu, trong đó các nhà khoa học chú ý nhiều tới 1 chủng virus có tên Adeno khá thường gặp ở trẻ em.
Theo TS Hoa, Adeno virus phát hiện ở 30% (trên tổng số 228 trẻ) số ca bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân. Riêng ở Mỹ, cập nhật tới ngày 6/5 có tới 50% ca bệnh dương tính với Adeno virus chủng 41.
"Đây chỉ là một lưu ý về hướng tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, còn để có kết luận chính xác cần nghiên cứu thêm của các nhà khoa học trên toàn thế giới" – BS Nguyễn Phạm Anh Hoa nói.
Adeno có phải virus mới?
Adeno là virus đã được phát hiện từ 1953 với 57 tuýp với 7 loài. Ở người, virus này có thể gây bệnh với nhiều dạng tổn thương.
Dẫn chứng cho nhận định virus Adeno khá thường gặp đặc biệt ở trẻ em, TS Hoa cho hay dịch đau mắt đỏ ở nước ta trong mùa hè là do Adeno virus. Đây cũng là nguyên nhân gây tổn thương viêm đường hô hấp, viêm phế quản ở người lớn chỉ sau cúm. Tổn thương dạ dày, ruột do Adeno virus cũng xếp thứ 2 sau Rotavirus.
"Theo ước tính ở trẻ 0-4 tuổi, khi kiểm tra kháng thể Adeno trong máu thì đa phần trẻ đã có kháng thể dương tính. Như vậy, trẻ em trong độ tuổi này ít nhất đã va vấp 1 lần với virus Adeno" - vị chuyên gia cho hay.
Khẳng định Adeno là loài virus cũ, virus có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan nhưng hay gặp nhất là ở đường hô hấp, phổi , viêm dạ dày ruột với các biểu hiện nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
Khả năng bệnh xuất hiện ở Việt Nam ra sao?
Bệnh viêm gan "bí ẩn" đã xuất hiện tản mát ở hơn 20 quốc gia nhưng các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguồn lây, hay dịch tễ. Tại Đông Nam Á đã ghi nhận rải rác các chùm ca bệnh và tử vong.
TS Anh Hoa nhận định khả năng xuất hiện các chùm ca bệnh với tính chất tương tự ở Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra.
Để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh, từ tuần trước Bệnh viện Nhi Trung ương đã xây dựng các bộ câu hỏi ghi nhận, sàng lọc bệnh nhân có biểu hiện nghi vấn.
Các bệnh nhân ở phòng khám nếu có triệu chứng nghi ngờ sẽ làm xét nghiệm liên quan để xác định tổn tương gan. Tùy từng bệnh nhân sẽ làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để tiếp cận chẩn đoán, can thiệp kịp thời.
Các triệu chứng, biểu hiện cần lưu ý
Với trẻ từ 0 -16 tuổi, khi có các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để thăm khám, giám sát y khoa:
- Trẻ sốt nhẹ, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
- Trẻ mệt mỏi
- Trẻ có dấu hiệu vàng da. Ban đầu, vàng da có thể xuất hiện ở củng mạc mắt (phần lòng trắng của mắt). Sự thay đổi màu sắc này dễ dàng nhận biết dưới ánh sáng mặt trời.
Số ca mắc và nhập viện tăng nhanh, TS Hoa cho hay, theo báo cáo của CDC Mỹ thì 90% bệnh nhân phải nhập viện, còn ở Anh 10% bệnh nhân phải ghép gan trong khi con số này ở Mỹ là 14%. Đây là con số báo động.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, việc cảnh giác, cẩn thận hơn trong chăm sóc con em là cần thiết nhưng các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng, hoang mang.
Các xét nghiệm men gan để sàng lọc chỉ cần thực hiện ở các đối tượng nguy cơ cao do bác sĩ chỉ định, không cần thực hiện đồng loạt xét nghiệm men gan, chức năng gan vì không cần thiết, theo khuyến cáo của Trưởng khoa Gan mật Bệnh viện Nhi trung ương.
Làm gì để phòng tránh viêm gan bí ẩn?
Do chưa biết rõ căn nguyên lây bệnh, đường lây truyền, nên theo TS Hoa, cách duy nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh là bắt đầu ngay từ các tác nhân đã ghi nhận.
Các tổn thương do đường virus như Adeno có thể lây qua giọt bắn, phân miệng và bề mặt tiếp xúc. Vì vậy, vệ sinh cá nhân, đảm bảo nguồn nước sạch, xử lý chất thải rất quan trọng.
Adenovirus có thể lây qua bề mặt tiếp xúc mà người bệnh để lại, nên việc vệ sinh bề mặt và sử dụng đồ dùng cá nhân riêng như ca, cốc, thìa, khăn mặt rất cần thiết. Ngoài ra, cần đảm bảo ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch. Đây là cách trước mắt để dự phòng các nguồn lây nhiễm.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (6): Mong mỏi "hút" nhân tài về tuyến huyện
Y tế - 9 giờ trướcĐề xuất tăng phụ cấp ngành y của Bộ Y tế có ý nghĩa rất lớn đối với y bác sĩ, người lao động ở cơ sở y tế công lập, nhất là ở bệnh viện tuyến huyện, giúp người lao động yên tâm công tác.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (5): Thu nhập tương xứng là xung lực thúc đẩy nền y tế phát triển
Y tế - 9 giờ trướcTừ rất lâu, các y bác sĩ, người lao động ngành y tế mong chờ một quyết định thay đổi về phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch. "Có thực mới vực được đạo', thu nhập tương xứng sẽ tạo động lực cống hiến, toàn tâm toàn ý cho việc cứu người, sáng tạo, phát minh về y học...
Hi hữu: Nam thanh niên 23 tuổi tự tay cắt cụt 'của quý' của mình
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH – Sau khi dùng chất kích thích, bệnh nhân bị hoang tưởng ảo giác và tự tay cắt cụt dương vật của mình.
Cô gái 25 tuổi ở Hà Nội mắc ung thư tuyến giáp được phẫu thuật không để lại sẹo nhờ kỹ thuật này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua tiền đình miệng là kỹ thuật có nhiều ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí và phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
Phát hiện viên sỏi 'khủng' trong bàng quang người đàn ông 34 tuổi ở Ninh Bình
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Phát hiện viên sỏi khá lớn, kích thước khoảng 10cm gây biến chứng viêm bàng quang và trào ngược thận niệu quản 2 bên, bác sỹ đưa ra quyết định mổ mở lấy sỏi.
Ca ghép tim xuyên Việt xác lập kỷ lục mang lại cuộc sống mới
Y tế - 1 ngày trướcCa ghép tim xuyên Việt vừa được Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công xác lập kỷ lục với thời gian cấy ghép tim chỉ hơn 50 phút. Sau phẫu thuật 6 tiếng, bệnh nhân được rút ống nội khí quản với tình trạng huyết động ổn định…
Phẫu thuật bảo tồn tử cung cho sản phụ bị rau cài răng lược
Y tế - 1 ngày trướcKhoa Sản bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật bảo tồn tử cung cho sản phụ bị rau cài răng lược, với tiền sử mổ đẻ hai lần. Ca phẫu thuật thành công, bé gái chào đời khỏe mạnh, nặng 3.000 gram.
Cứu sống nam thanh niên 25 tuổi tiên lượng tử vong trên 90%
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng rất nặng, rò tiêu hóa, rối loạn nước và điện giải, tiên lượng tử vong cao.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (4): Thương người bệnh mà ở lại, lỡ ra đi sẽ quay về
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều ca phẫu thuật cho người bệnh ở BVĐK tỉnh Khánh Hòa, nhân viên y tế và phẫu thuật viên chỉ nhận được mức phụ cấp rất thấp.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau 13 năm công tác, thu nhập của bác sĩ Thoa bao gồm cả lương và phụ cấp vào khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.
Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà
Y tếGĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được.