Con hay đau đầu, tê mỏi chân tay, bố mẹ lưu ý dấu hiệu bệnh đột quỵ
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ bị đột quỵ thường rất nguy hiểm. Những ca bệnh không được phát hiện và cứu chữa kịp thời có thể để lại di chứng về sau như ảnh hưởng đến trí thông minh cũng như khả năng phát triển của trẻ.
Mới đây, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp nhận bệnh nhi Hồng Q (6 tuổi, trú tại Hòa Bình) vào viện trong tình trạng liệt nửa người trái, chân bên trái khó khăn trong cử động, cơ lực tay và chân ở mức 1/5 (tay và chân chỉ mấp máy cử động, không thể giơ lên so với mặt sàn). Qua thăm khám, các bác sĩ xác định cháu bé bị đột quỵ.
Trước đó không lâu, Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM cũng đã tiếp nhận và can thiệp lấy huyết khối qua đường động mạch thành công cho một trẻ lên 3 tuổi ở An Giang bị đột quỵ nhồi máu não.

Theo các chuyên gia, đột quỵ ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề. Ảnh minh họa
Được biết, trước khi vào viện vài ngày, bệnh nhi chỉ bị đau đầu. Tuy nhiên, bệnh nhi rơi vào tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, được tuyến dưới chuyển lên với chẩn đoán viêm màng não. Ngay khi vào viện, bệnh nhi được làm xét nghiệm, chụp CT khẩn, kết quả phát hiện bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối.
Tại sao trẻ nhỏ lại bị đột quỵ?
Theo BS Nguyễn Duy Khải, Khoa ngoại thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng TP HCM), đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương não cấp tính. Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trong đó, đột quỵ ở trẻ em tương đối hiếm, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp.
Nếu như đột quỵ ở người lớn liên quan đến lối sống (ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc, lười vận động...) và các bệnh lý như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường... thì đột quỵ ở trẻ không liên quan đến lối sống mà chủ yếu là do bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não...
Vị chuyên gia này cho biết thêm, trẻ nhỏ bị đột quỵ thường rất nguy hiểm. Những ca bệnh không được phát hiện và cứu chữa kịp thời có thể để lại di chứng về sau như ảnh hưởng đến trí thông minh cũng như khả năng phát triển của trẻ.
Dấu hiệu nhận diện đột quỵ ở trẻ nhỏ
BS Đàm Thành Long, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý như:
- Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch
- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
- Tê mỏi chân tay, cử động khó, tê liệt một bên cơ thể
- Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ
- Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn…
Điều đáng nói, đa phần trẻ bị đột quỵ thường được đưa đến viện muộn, khi đã có di chứng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị, thậm chí nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy con có những biểu hiện khác thường như nhức đầu đột ngột, nôn, hay tê mỏi chân tay, bố mẹ cần nghĩ đến khả năng con có thể bị đột quỵ. Tốt nhất nên đưa trẻ đi kiểm tra để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Phòng ngừa đột quỵ cho trẻ ra sao?
Các chuyên gia nhận định, đột quỵ trẻ em rất khó phòng ngừa do tỷ lệ mắc không nhiều và dấu hiệu cũng rất mờ nhạt. Một khi bệnh nhi đã có đột quỵ, sau khi điều trị đột quỵ cấp, cần phòng ngừa tái phát bằng cách tìm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ để có cách điều trị các nguyên nhân bệnh nền phù hợp.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh nguy cơ mắc bệnh, mỗi gia đình nên tập cho trẻ một thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống vừa đủ chất dinh dưỡng, không ăn nhiều đồ ăn nhanh, uống nước ngọt có gas; hạn chế hít phải khói thuốc từ những người xung quanh.
Đồng thời, bố mẹ luôn tạo cho trẻ có tâm lý thoải mái, có chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp bộ não phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc đột quỵ.
N.Mai

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 5 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 12 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 13 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.