Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con người đang sống quanh loại hóa chất gây ung thư, vô sinh và “bẻ cong” giới tính cao gấp 44 lần, xuất phát từ vật nhà nào cũng có

Thứ ba, 09:57 10/12/2019 | Sống khỏe

Nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần tránh xa lối sống không lành mạnh thì có thể tránh mọi bệnh tật. Thế nhưng mỗi ngày chúng ta đều sống chung với loại hóa chất gây ung thư, vô sinh lẫn biến đổi giới tính cao gấp 44 lần mà chẳng hề hay biết.

Mới đây, tiến sĩ Patricia Hunt – nhà nghiên cứu của Đại học bang Washington đã công bố một phát hiện trên tạp chí The Lancet Dzheim and Endocrinology làm nhiều người hoảng sợ. Cô khẳng định rằng, con người vẫn thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất gây rối loạn nội tiết tố hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Dĩ nhiên, nguồn gốc của chúng chính là chai nhựa.

Con người đang sống quanh loại hóa chất gây ung thư, vô sinh và “bẻ cong” giới tính cao gấp 44 lần, xuất phát từ vật nhà nào cũng có - Ảnh 1.

Chất BPA – một loại chất độc nguy hiểm có trong nhựa có thể gây ung thư và các bệnh rối loạn khá

Kể từ lúc Hunt phát hiện ra chất BPA – một loại chất độc nguy hiểm có trong nhựa có thể gây ung thư và các bệnh rối loạn khác, cô đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời một phương pháp đo lường khác chính xác hơn. Theo đó, cô đã lên án Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về việc họ đặt ra giới hạn an toàn cho chất BPA là cực kỳ "thiếu sót".

" Nghiên cứu này của tôi đặt ra những quan ngại nghiêm trọng về việc chúng ta đã đủ cẩn thận khi sử dụng loại hóa chất này hay chưa. Các cơ quan ban ngành có thể đã đưa ra giới hạn sai vì họ vẫn không thật sự chú trọng vào BPA. Trên thực tế, lượng BPA có trong đồ nhựa cao hơn đến 44 lần so với những gì tôi cho là an toàn" – Tiến sĩ Hunt phát biểu trên tờ Dailymail.

Hiện tại, phương pháp sử dụng BPA của FDA đang bị lên án gay gắt bởi cộng đồng các nhà khoa học. Họ cho rằng, con người vẫn thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất liều thấp như vậy mà không được coi là độc hại. Dù ít nhưng chúng có thể tích tụ dần dần, đến lúc phát bệnh thì không ai ngờ được.

Hơn thế nữa, sở dĩ cộng đồng nhà khoa học bức xúc như vậy là bởi, kể tử năm 2012 thì FDA đã sửa đổi luật về việc cấm sử dụng BPA trong bình sữa và ly tách cho trẻ em. Bởi bản thân họ cũng biết rằng, BPA là chất làm gián đoạn việc sản xuất trứng và tinh trùng , sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và thậm chí là biến đổi giới tính. Thế nhưng, họ vẫn không thay đổi liều lượng BPA khi làm chai nhựa và vẫn một mực khẳng định nó "an toàn".

Con người đang sống quanh loại hóa chất gây ung thư, vô sinh và “bẻ cong” giới tính cao gấp 44 lần, xuất phát từ vật nhà nào cũng có - Ảnh 2.

Chai thủy tinh tuy có đắt tiền và dễ vỡ, nhưng xét về góc độ sức khỏe thì "ăn đứt" đồ nhựa.

Theo tiến sĩ Hunt cùng các đồng nghiệp của cô, hầu hết các nghiên cứu đo lường BPA trong nước tiểu con người đều được thực hiện duy nhất một cách. Đó là đưa chất chuyển hóa BPA – các hợp chất được tạo ra khi hóa chất đi qua cơ thể, vào dung dịch enzyme được cho là biến các hợp chất trở lại chính BPA. Và tất cả các kết quả đều cho thấy, con người vẫn ngày một nạp vào cơ thể một lượng lớn BPA có thể gây ung thư và cả vô sinh .

"Tuy việc đo lường mức độ phơi nhiễm BPA trên con người thật sự khó khăn, nhưng bây giờ tôi đang phát triển một cách mới để xem có bao nhiêu người vẫn tiếp xúc với BPA mỗi ngày. Nhưng về cơ bản thì cả 2 cách vẫn chứng minh được rằng, FDA đang sử dụng liều lượng BPA quá mức an toàn mỗi ngày" – Cô Hunt quan ngại.

Tổng kết lại, tiến sĩ Hunt hy vọng những nghiên cứu này sẽ làm thay đổi phương pháp đo mức độ BPA an toàn của FDA. Sử dụng đúng liều lượng BPA thật sự không xấu, nhưng nếu quá mức cho phép thì đó là một thảm họa. Đôi lúc nhiều người mắc vô sinh lẫn ung thư mà không hề hay biết rằng, chính những chai lọ nhựa xung quanh chúng ta là yếu tố gây nên.

Ẩn họa khi uống nước từ chai nhựa

Chai nhựa được tạo thành từ nhiều phân tử hydrocacbon lẫn nhiều hóa chất khác để tăng độ dẻo hoặc tạo màu sắc. Hơn hết, tính an toàn của chai nhựa phụ thuộc vào loại nhựa được sử dụng. Những sản phẩm chất lượng thấp có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư và vô sinh.

Con người đang sống quanh loại hóa chất gây ung thư, vô sinh và “bẻ cong” giới tính cao gấp 44 lần, xuất phát từ vật nhà nào cũng có - Ảnh 3.

Hầu hết chai nhựa trên thị trường được thiết kế để dùng một lần. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người tái sử dụng những chai nhựa này để đựng nước. Khi dùng những chai nhựa này để đựng nước nhiều lần, chai bị chưng ra ngoài ánh nắng hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao khiến các hóa chất trong nhựa bị trộn lẫn vào trong nước gây rối loạn nội tiết.

Mỗi ngày, chúng ta vẫn thường xuyên hấp thụ những hạt vi nhựa từ bao bì thực phẩm, đồ uống và cả trong không khí mà chúng ta hít thở. Do đó, tốt nhất hãy hạn chế sử dụng đồ nhựa vẫn là lựa chọn an toàn nhất. Hãy chuyển sang sử dụng các loại ly giấy, ống hút giấy và mang những lọ thủy tinh để đựng nước sẽ tốt hơn.

Theo Báo Dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 21 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 22 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Top