Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con người đầu tiên trên Trái Đất là ai?

Thứ sáu, 08:14 08/10/2021 | Dân số và phát triển

Chúng ta biết rằng không phải tự nhiên mà loài người xuất hiện. Vậy thì con người đầu tiên có mặt trên Trái Đất bằng cách nào, tổ tiên của con người là ai?

Những câu hỏi này nằm trong số những vấn đề hóc búa nhất đối với các nhà khảo cổ học cho đến tận ngày nay. 

Từ khi mọi sinh vật sống đều bé tí tẹo

Khi nghĩ đến câu hỏi con người đầu tiên xuất hiện như thế nào, đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng hầu hết mọi vật sống đều tiến hóa từ một cái gì trước nó qua quá trình tiến hóa. 

Ví dụ sự sống đầu tiên được biết đến trên Trái Đất đã có mặt từ hơn 3,5 tỷ năm trước. Sự sống đầu tiên này là những vi sinh vật vô cùng bé nhỏ, bé đến nỗi không thể nhìn bằng mắt thường. Chúng sống dưới nước trong một thế giới rất khác so với thế giới ngày nay. Vào thời đó, các lục địa vẫn còn đang hình thành và trong không khí không hề có ô-xy.

Kể từ đó, sự sống trên Trái Đất liên tục biến đổi không ngừng và có nhiều dạng khác nhau. Trên thực tế, trong khoảng 1 tỷ năm của thời kỳ giữa của lịch sử Trái Đất (khoảng 1,8 tỷ đến 800 triệu năm trước), sự sống trên Trái Đất không có gì ngoài một lớp bùn nhầy bao phủ bề mặt rộng lớn.

Dòng dõi lâu đời

Loài người hiện nay là loài “người hiện đại” (Homo sapiens). Tuy vậy, chúng ta có những người họ hàng lâu đời cùng nằm trong tông Người và ra đời trước chúng ta, trong đó có người Neanderthal. Chúng ta, homo sapiens, là loài duy nhất thuộc tông Người còn sống đến ngày nay.

Con người đầu tiên trên Trái Đất là ai? - Ảnh 1.

Hai mẫu vật điêu khắc này là mô hình của một người nữ và một người nam thuộc loài Neanderthal. Neanderthal ngày nay đã tuyệt chủng nhưng cũng thuộc tông Người.

Tông Người xuất hiện đầu tiên hàng triệu năm trước và có nhiều biến đổi nhỏ qua thời gian rất dài của quá trình tiến hóa.

Do cây gia hệ phức tạp nên để trả lời câu hỏi con người đầu tiên tiến hóa như thế nào, chúng ta cần xác định “con người” ở đây được hiểu theo cách nào.

Thoáng nghe có vẻ ngớ ngẩn, bởi vì người là người chứ không phải là một con vật nào như mèo hay chó. Nhưng sự khác biệt giữa chúng ta với tổ tiên xa xưa được đặt tên là Lucy, người sống cách chúng ta hơn 100.000 thế hệ, thì nhỏ hơn nhiều so với sự khác biệt giữa một con người và một con mèo. Đó là lý do vì sao trả lời câu hỏi trên là rất khó. (Chúng ta sẽ nói rõ hơn về Lucy ở phần dưới).

Vì vậy, các nhà khoa học đưa ra hai câu trả lời và bạn có thể chọn một câu bạn cho là đúng.

Chúng ta là Homo sapiens

Câu trả lời thứ nhất là giả định rằng “con người” đầu tiên là thành viên đầu tiên trong loài Homo sapiens chúng ta. Con người này cũng giống như bạn và tôi, chỉ là không có iPhone thôi!

Bộ xương cổ nhất được tìm thấy cho đến nay của loài Homo sapiens là ở Morocco và có niên đại khoảng 300.000 năm. Vị tổ tiên này của chúng ta sống cùng thời với các loài khác trong tông Người, trong đó có người Neanderthal và người Denisovan. Từ lâu các nhà khảo cổ học vẫn tranh luận điều gì khiến chúng ta khác biệt với các loài người khác trong tông Người.

Câu trả lời có lẽ là bộ não của chúng ta. Chúng ta cho rằng Homo sapiens là loài duy nhất có thể làm được những việc như là sáng tạo nghệ thuật và ngôn ngữ, mặc dù một số phát hiện gần đây cho rằng Neanderthal cũng là những nghệ sĩ. 

Rất khó để biết vì sao Homo sapiens lại sống sót còn các loài khác trong tông Người lại tuyệt chủng. Nhưng từ những hình vẽ tìm thấy trong hang ở Pháp và Indonesia, có thể suy luận rằng chính khả năng sáng tạo đã giúp loài người chúng ta tồn tại và sống đến ngày nay. 

Câu trả lời thứ hai là giả định rằng “con người” đầu tiên là con người đầu tiên thuộc tông Người tách ra khỏi tông, bao gồm cả tinh tinh và khỉ đột.

Con người đầu tiên trên Trái Đất là ai? - Ảnh 2.

Đây là bản sao hình vẽ cổ trong hang Lascaux ở Pháp.

Chúng ta không thể khẳng định ai là tổ tiên đầu tiên của mình, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng tổ tiên đầu tiên của chúng ta chính là Australopithecus afarensis.

Loài Australopithecus afarensis có ngoại hình khác với chúng ta, nhưng cũng đứng thẳng và biết sử dụng công cụ bằng đá. Bằng chứng rõ nhất của nhận định này chính là bộ xương hóa thạch nổi tiếng được đặt tên là Lucy.

Con người đầu tiên trên Trái Đất là ai? - Ảnh 3.

Đây là hình mô phỏng Lucy trông như thế nào khi còn sống cách đây hơn 3 triệu năm.

Vào thời gian Lucy còn sống, cách đây khoảng 3,18 triệu năm, trên người Lucy mọc đầy lông. Lucy có chiều cao như chúng ta ngày nay, và chết khi đã là người trưởng thành. Bộ xương của Lucy được tìm thấy ở châu Phi, và mặc dù bộ xương còn lại khá nhiều so với những bộ xương khác của người cùng tông mà chúng ta phát hiện được, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Chính vì bộ xương còn thiếu nên rất khó để kết luận ai là “con người” đầu tiên.

Hầu hết các hóa thạch cùng thời Lucy đều không đầy đủ. Mỗi bộ xương của từng loài, chúng ta chỉ thu thập được một nắm phục vụ cho việc nghiên cứu. Vì thế mỗi một phát hiện khảo cổ mới đều rất quý giá. Mỗi dấu vết hóa thạch mới lại mang đến một cơ hội ghép thêm một mảnh vào bức tranh cây gia hệ của chúng ta.


Theo Dân trí
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Nhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

Top