Con nói lắp, bố mẹ càng sửa càng nặng
GiadinhNet - Chuẩn bị đưa con đi học, thấy cậu con trai 3 tuổi tên Bo lắp bắp “Bố… bố… bố… lấy… lấy… già…già…”, anh Hoàng hiểu bé muốn lấy đôi giày trên giá cao, nhưng anh nghiêm mặt: “Một từ bố thôi. Nếu con nói đúng, bố giúp con”. Bé Bo càng cố nói, càng lặp. Cuối cùng, bé oà khóc, không chịu đi học nữa.

Trị tật nói lắp cho trẻ, bố mẹ luôn là những người bạn đồng hành quan trọng, gần gũi đối với con. Ảnh minh họa
Vừa thương, vừa cáu vì con nói mãi không thành câu
Cả nhà anh Hoàng (Hà Nội) không ai nói lắp. Chị gái bé Bo chỉ nói ngọng, đến 5 tuổi là hết hoàn toàn. Rút kinh nghiệm từ con gái lớn, anh chị không nói nựng con trai. Ấy vậy mà bé Bo từ khi biết nói sõi lại vừa lắp vừa ngọng. Sốt ruột, quyết tâm sửa cho con, vợ chồng anh Hoàng rất nghiêm khắc, để ý từng từ của con, cùng với ông bà và cô giáo giúp con sửa từng chút một nhưng càng sửa, bé càng lắp.
"Con nói lắp, đi học con cũng bị các bạn, các anh chị trêu ghẹo. Ở nhà bị sửa nhiều quá, có những lúc bé không muốn nói gì nữa. Cứ thế này cháu tự kỷ mất thôi. Không biết tật này có sửa được không hay lại theo cháu cả đời", anh Hoàng than vãn.
Những lúc thấy con nói mãi không "tròn vành rõ tiếng", không diễn đạt được ý muốn nói rồi lại oà lên khóc nức nở, vợ chồng anh Hoàng thương con thắt ruột.
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa nói lắp (Stuttering) là hiện tượng em bé nói lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ hay trọng âm, tỏ ra thực sự khó khăn khi muốn diễn đạt bình thường và trôi chảy ý của mình thành một câu hoàn chỉnh. Trẻ khi nói lắp có thể có biểu hiện căng thẳng, nháy mắt liên tục hoặc run môi.
Chưa có nghiên cứu thống kê cụ thể về tật nói lắp tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở Mỹ, theo thông tin được cập nhật vào tháng 6/2017 trên website chính thức của Viện Nghiên cứu Quốc gia về khiếm thính và các chứng rối loạn giao tiếp khác (NIDCD), có khoảng 3 triệu người Mỹ mắc phải tật này. Đặc biệt, số lượng lại tập trung chủ yếu vào các em bé từ 2 đến 6 tuổi, xuất hiện ở các bé trai nhiều gấp 2 - 3 lần các bé gái.
Việc nói lắp ở các em bé, đặc biệt là trong khoảng từ 2 - 6 tuổi, khi các con đang "bập bẹ tập nói", các bác sĩ khẳng định không phải là điều quá đáng sợ. Có đến 75% trong số đó đều tự hết nói lắp khi trưởng thành. Bởi ở khoảng tuổi này, bé đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, tập nói những câu dài trong khi vốn từ lại chưa nhiều, thành ra một vài bé trở nên "ấp úng" khi chưa thể bật ra ngay ý mình muốn nói. TS Nguyễn Duy Dương, Khoa Thính - thanh học, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, khoảng 80% trẻ nói lắp tự khỏi trong 2 năm, 20% còn lại sẽ khỏi khi đi học và khoảng 5% trẻ tiếp tục nói lắp đến khi thành người lớn.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng, một em bé bình thường vẫn có thể có những đợt nói lắp ngắn, khoảng từ một đến vài tuần, nhưng sau lại tự hết luôn. Hay là, bé thường dễ nói lắp khi đang cảm thấy hào hứng, hoặc tức giận, hoặc vội vàng khiến nói quá nhanh. Nhưng khi đọc sách, ca hát hay xướng âm, các bé lại có thể không bị lắp.
Cha mẹ nên làm gì khi có con nói lắp?
Cơ chế chính xác gây nói lắp hiện nay vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Nhưng theo NIDCD, nói lắp thường được chia thành 2 loại: Nói lắp liên quan đến quá trình phát triển và nói lắp do vấn đề về thần kinh. Trong đó, nói lắp liên quan đến quá trình phát triển tức là bé có thể bị nói lắp trong quá trình đang tập nói và phát triển ngôn ngữ. Đây là hình thức nói lắp phổ biến nhất và cũng dễ chữa nhất. Bên cạnh đó, nói lắp cũng giống như có thể "lây lan" nữa. Giả sử bé sống trong một gia đình có người nói lắp, hoặc đi học bắt chước bạn bè, thầy cô thì bé cũng có thể nói y như vậy.
Mặt khác, những nghiên cứu về hình ảnh não bộ gần đây cũng cho thấy có sự khác biệt đôi chút giữa những em bé nói lắp và em bé bình thường. Không chỉ thế, nói lắp còn có thể xuất hiện ở trẻ khi trong bộ gene di truyền có một vài gene bị đột biến.
Đối với nguyên nhân nói lắp do vấn đề về thần kinh, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM cho rằng trong não của con người có một vùng "chịu trách nhiệm" về ngôn ngữ, được gọi là vùng Broca. Phần não này nằm ở dưới thùy trán bên trái. Nếu bé đã từng bị va đập rất mạnh vào vùng đầu, đặc biệt là phần trán, phía trên lông mày bên trái một chút, tương ứng với vùng Broca bên trong cấu tạo não, thì đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nói lắp, dẫn đến các vấn đề trong việc tạo ra lời nói rõ ràng, trôi chảy. Ngoài ra, còn một dạng nữa là nói lắp do vấn đề về tâm lý, xuất hiện sau một biến cố hoặc sang chấn tâm lý mà trước đó trẻ chưa bao giờ mắc phải tật này. Nhưng trên thực tế, dạng nói lắp này là cực kỳ hiếm gặp.
Việc điều trị tật nói lắp ở trẻ chưa có phương pháp cụ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, lứa tuổi và một số yếu tố khác nữa ở trẻ. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì bố mẹ chắc chắn vẫn sẽ là những người bạn đồng hành quan trọng, gần gũi đối với con.
Để đảm bảo quá trình điều trị vừa hiệu quả nhưng vẫn nhẹ nhàng và vui vẻ với bé, bố mẹ hãy ghi nhớ, hãy giữ bản thân bình tĩnh lắng nghe bằng trái tim, vì chỉ khi bình tĩnh, tin tưởng, luôn trong tâm thế lắng nghe, động viên và khuyến khích con thì bố mẹ mới có thể thực sự giúp con được thôi. Cùng đó, bố mẹ hãy tạo cơ hội cho con được nói, đặc biệt là khi con hào hứng và muốn nói nhiều điều.
Một điều được các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo là, bố mẹ hãy chăm chú và kiên nhẫn lắng nghe con, đừng điều chỉnh con và cũng đừng ngắt lời con. Vì điều đó sẽ khiến bé con không thoải mái, con sẽ càng muốn nói gấp gáp hơn để diễn đạt hết ý mình, vô hình chung lại càng dễ lắp hơn.
Thu Nguyên

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 22 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.