Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con trai liên tục than đau chân nhưng mẹ vẫn làm ngơ, đi viện khám mới "tá hỏa" phát hiện con mắc loại ung thư ác tính này

Thứ hai, 07:21 15/06/2020 | Sống khỏe

Do chủ quan nghĩ là loại đau vặt thông thường ai cũng mắc, người mẹ đã không cho con đến bệnh viện khám sớm nên dẫn đến sự việc đau lòng này.

Theo tờ Aboluowang đưa tin, Li Liang vốn là một cậu bé năng động, hoạt bát và hiện đang trong giai đoạn dậy thì. Nhờ mỗi ngày chơi bóng rổ đều đặn nên dù chỉ mới 14 tuổi, cậu đã cao đến 1,7m vượt các bạn cùng trang lứa.

Vào một hôm, cậu đến gặp mẹ nói rằng: "Mẹ ơi dạo này chân con đau quá, không biết có mắc bệnh gì hay không". Đáp lại lời của con trai, người mẹ chỉ bảo chắc do chơi thể thao quá sức nên đau chân thôi nên cứ nghỉ ngơi là hết. Mà một phần chắc cũng do con đang dậy thì nên hay đau nhức là bình thường, không có gì phải làm quá lên.

Con trai liên tục than đau chân nhưng mẹ vẫn làm ngơ, đi viện khám mới tá hỏa phát hiện con mắc loại ung thư ác tính này - Ảnh 1.

Hình chụp Xquang bên trong xương của Li Liang cho thấy chân cậu đang sưng rất nặng do ung thư.

Tuy nhiên cơn đau chân của cậu cứ ngày một tăng chứ không có dấu hiệu thuyên giảm. Bố Li Liang cứ thấy con mình đi khập khiễng nên đến gần hỏi thăm và đột ngột phát hiện có những cục u lớn trên chân. Biết không thể chậm trễ được nữa, bố mẹ liền tức tốc đưa cậu đến bệnh viện để kiểm tra.

Qua chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ nói rằng cơn đau của Li Liang không phải là đau nhức thông thường mà nó chính là ung thư xương ác tính. Điều đáng nói ở đây, chính mẹ cậu đã nhầm lẫn với cơn đau tăng trưởng khi dậy thì nên đã gián tiếp cản trở con phát hiện bệnh sớm, đến bây giờ thì khả năng chữa khỏi gần như không còn nữa…

Cần phân biệt giữa đau tăng trưởng ở trẻ và ung thư xương

Theo ông Lei Zixiong – phó bác sĩ Khoa ung thư xương thuộc Bệnh viện Liên kết thứ ba của Đại học Y phía Nam (Trung Quốc) cho hay, hiện nay rất nhiều ông bố bà mẹ nhầm lẫn giữa ung thư xương với cơn đau tăng trưởng ở trẻ khi dậy thì. Chính vì thế nên họ đã vô tình không đưa con đi khám sớm và khiến bệnh nặng hơn.

Cụ thể, đau tăng tưởng sẽ gây ra cảm giác đau tức, mỏi ở chân khi trẻ đang ở độ tuổi dậy thì. Theo thống kê thì có tới 40% trẻ em đều mắc phải chứng này khi đang phát triển cơ thể, rõ nhất thường trong giai đoạn trẻ từ 3 – 5 tuổi và 8 – 12 tuổi. Cơn đau thường tập trung ở khớp và đầu gối, đặc biệt sẽ đau nhức dữ dội vào ban đêm.

Con trai liên tục than đau chân nhưng mẹ vẫn làm ngơ, đi viện khám mới tá hỏa phát hiện con mắc loại ung thư ác tính này - Ảnh 2.

Đau nhức do ung thư xương sẽ ngày càng dữ dội và làm trẻ không thể ngủ ngon vào buổi đêm.

Về ung thư xương, nó còn được biết đến là loại ung thư ở trong các tế bào tạo ra xương. Nguyên nhân gây bệnh thường do các tế bào tạo ra khối u ác tính thay vì tế bào xương mới. Bất kỳ phần xương nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhất là ở xương cánh tay, xương chân hoặc những vùng ở đầu gối.

"Trước đây tỷ lệ mắc ung thư xương ở trẻ tương đối hiếm, nhưng trong 10 năm qua thì con số này ngày một tăng dần. Đa phần là do cha mẹ nhầm lẫn bệnh này thành cơn đau thông thường ở con mình, lâu dần làm bệnh tăng nặng nên không thể chữa khỏi nữa" – Ông Lei Zixiong chia sẻ.

Phân biệt giữa đau do ung thư xương và đau tăng trưởng

Theo ông Lei, muốn phân biệt giữa 2 loại này không khó, chỉ cần cha mẹ để ý đến con mình là được. Nói chung cả 2 đều gây đau ở xương khớp nhưng đau do tăng trưởng hay chơi thể thao sẽ biến mất sau khi nghỉ ngơi, còn đau do ung thư xương sẽ ngày càng nặng thêm và xuất hiện nhiều khối u.

Con trai liên tục than đau chân nhưng mẹ vẫn làm ngơ, đi viện khám mới tá hỏa phát hiện con mắc loại ung thư ác tính này - Ảnh 3.

Ngoài ra, ung thư xương còn gây đau quằn quại vào đêm làm con trẻ không thể ngủ được. Nếu bố mẹ thấy con mình đau chân liên tục thì cần đưa đến bệnh viện khám gấp chứ không được chần chừ.

Trong những năm 1970, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh này là dưới 10%. Nhưng với sự phát triển của y học ngày nay, con số này đã tăng lên đến 60 – 70% nếu phát hiện kịp thời. Phương pháp điều trị thường là hóa trị và phẫu thuật loại bỏ các khối u một cách triệt để nhất.

"Việc điều trị ngày trước đơn giản là cắt luôn phần xương bị ung thư khiến bệnh nhân có thể cụt chân, tay sau khi chữa. Nhưng bây giờ 90% bệnh nhân sẽ khỏi mà không phải cắt bỏ phần nào cả. Đừng vì một chút chủ quan mà khiến con bạn phải mất cả tương lai" – Ông Lei nhấn mạnh.

Theo Aboluowang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 13 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 13 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 16 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top