COVID-19 có thể gây rối loạn cương dương ở nam giới trong bao lâu?
Một đánh giá về nghiên cứu vừa được công bố, ghi nhận mối tương quan giữa những người sống sót sau COVID-19 và rối loạn cương dương.
Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa COVID-19 và chứng rối loạn cương dương. Không có khả năng đạt được và duy trì sự cương cứng để đạt được chức năng tình dục.
Tiến sĩ Amin Herati, Giám đốc vô sinh nam và sức khỏe nam giới tại Viện Tiết niệu Brady và trợ lý giáo sư về tiết niệu tại Đại học Johns Hopkins, cho biết: Vì COVID-19 xâm nhập vào rất nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, từ da đến não, các chuyên gia cho rằng không có gì ngạc nhiên khi rối loạn cương dương có thể gây ra hiệu ứng kéo dài, thậm chí sau khi phục hồi.
1. Rối loạn cương dương có nhiều nguồn gốc
Nguyên nhân của rối loạn cương dương rất khác nhau. Về mặt tâm lý, cần phải có sự kích thích; về mặt sinh lý, não và cơ thể cần giải phóng các hợp chất thích hợp để bắt đầu sự cương cứng; và về mặt thể chất, dương vật phải có khả năng cương cứng.
Tiến sĩ Herati cho biết: Khi coronavirus mới bắt đầu tái tạo trong cơ thể, hậu quả là bệnh tật có thể làm rối loạn mọi phần, từ mạch máu đến nồng độ testosterone, dẫn đến rối loạn cương dương.
Tiến sĩ Herati lưu ý, bất kỳ bệnh nặng nào ảnh hưởng đến cơ thể đều có thể gây rối loạn cương dương, nhưng COVID-19 có phản ứng viêm. Khi lượng hormone giảm xuống, nam giới sẽ nhận thấy khả năng cương cứng tự phát về đêm và giảm vào buổi sáng. Mất ham muốn giao hợp và giảm khả năng cương cứng tự phát là điều mà một số nam giới nhận thấy với COVID-19.
2. Các vấn đề về mạch máu do COVID-19 gây ra có thể gây ra rối loạn cương dương
Tiến sĩ Harris cho biết rằng, COVID-19 cũng ảnh hưởng đến mạch máu, tim và phổi của nam giới, và tác động đó có thể ảnh hưởng đến sự cương cứng. Nghĩa là trong trường hợp này, nam giới có thể muốn quan hệ tình dục nhưng không thể cương cứng. COVID-19 tấn công các mạch máu và các triệu chứng gây ra bởi biến chứng này của virus.
Cục máu đông trong phổi có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, bao gồm cả các mô nằm ở dương vật. Những người đàn ông có sức khỏe kém có nguy cơ phát triển rối loạn cương dương cao hơn và cũng có thể bị phản ứng nghiêm trọng với COVID-19. Có thể chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn với tim hoặc tuần hoàn, đặc biệt là khi kết hợp với COVID-19. Nếu không nhận đủ máu đến các bộ phận khác của cơ thể do đông máu hoặc tim bị suy yếu, thì việc cương cứng sẽ rất khó khăn.
3. Tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần cũng có thể là một yếu tố đối với một số nam giới
Ngoài những ảnh hưởng về thể chất, tổn thất tinh thần khi phục hồi sau virus có thể đóng một vai trò trong việc ngăn chặn ham muốn tình dục. Có một mối liên hệ rất chặt chẽ với rối loạn cương dương và các tác động tâm lý từ COVID - 19.
Đối với một số người, việc phục hồi sau COVID-19 không đơn giản. Sau COVID-19, họ vẫn gặp các triệu chứng hoặc tác dụng phụ kéo dài, có thể đặc biệt có nguy cơ mắc do rối loạn cương dương đau khổ tâm lý. Trầm cảm, lo lắng và mệt mỏi đều có thể phá hủy ham muốn tình dục, dẫn đến các vấn đề sinh sản.
4. Rối loạn cương dương do COVID-19 gây ra có thể là một vấn đề ngắn hạn hoặc dài hạn
Cho đến khi COVID-19 tồn tại đủ lâu để nghiên cứu tác động lâu dài của nó, các chuyên gia vẫn chưa thể chắc chắn triệu chứng nào có khả năng kéo dài nhất hoặc ai có nguy cơ mắc bệnh kéo dài nhất.
Nhưng có một số hy vọng, testosterone thường phục hồi trở lại mức bình thường sau khi bệnh tạm thời qua đi. Không có dữ liệu nào nói rằng COVID-19 ảnh hưởng đến cấu trúc của dương vật. Với các hormone được thay thế và các mạch máu còn nguyên vẹn, rối loạn cương dương có thể là một vấn đề ngắn hạn.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo, các nhà nghiên cứu cũng chưa chắc chắn, không biết những hiệu ứng này sẽ kéo dài bao lâu về sau, nhưng một số nghiên cứu đã ghi nhận kéo dài trong ba tháng, sáu tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Giống như các triệu chứng về thần kinh và tim mạch, vẫn chưa có đủ nghiên cứu để xác định rối loạn cương dương kéo dài bao lâu sau COVID-19.
5. Nên tiêm phòng COVID-19, ngay cả khi bị rối loạn cương dương
Cho dù COVID-19 có trực tiếp gây ra rối loạn cương dương hay không thì ít nhất hai điều kiện cũng có mối tương quan với nhau. Tuy nhiên, các tác dụng phụ khác như tổn thương phổi vĩnh viễn, mệt mỏi mạn tính và thậm chí tử vong, đã được xác nhận là các tác dụng phụ của bệnh.
Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không có bằng chứng nào cho thấy vaccine COVID-19 gây ra rối loạn cương dương. Tác dụng phụ của nó cũng giống như tác dụng phụ của việc tiêm phòng bệnh cúm hàng năm. Điều này cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích. Để tránh rối loạn cương dương có thể là lý do nam giới nên đi tiêm phòng COVID-19.
6. Nên đến gặp bác sĩ nếu sau mắc COVID-19 nghi ngờ bị rối loạn cương dương
COVID-19 là một căn bệnh nghiêm trọng và bước đầu tiên là giải quyết các triệu chứng và tác dụng phụ nghiêm trọng, như khó thở hoặc các vấn đề về tim. So với những biến chứng này, nên rối loạn cương dương xếp cuối danh sách ưu tiên.
Nếu đã bình phục sau khi mắc COVID-19 nhưng nam giới vẫn gặp rối loạn cương dương, nên đi khám để giúp xác định nguyên nhân gây rối loạn cương dương để bác sĩ đưa ra các giải pháp điều trị.
Ăn uống thiếu kẽm, các chàng bị rối loạn cương dương?
Phòng the - 3 giờ trướcKẽm là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vậy kẽm có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tình dục?
Không quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe?
Phòng the - 1 ngày trướcQuan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Cách cải thiện chứng đau lưng khi quan hệ
Phòng the - 2 ngày trướcĐối với nhiều người bị đau lưng khi quan hệ tình dục khiến chuyện ấy trở nên đáng sợ. Có những cách đơn giản cải thiện phiền toái này để việc quan hệ tình dục không là nỗi e ngại.
Khi nào nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?
Phòng the - 3 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Các tế bào ung thư này trở nên nguy hiểm hơn nếu di căn sang các bộ phận khác.
2 nguyên nhân chính gây xuất tinh sớm và cách khắc phục
Phòng the - 4 ngày trướcNguyên nhân chính xác của xuất tinh sớm vẫn chưa được biết. Trước đây nó được cho là do tâm lý nhưng hiện nay nó được cho là sự kết hợp của các yếu tố tâm lý và sinh học...
Không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Phòng the - 5 ngày trướcQuan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Bệnh mụn rộp sinh dục dễ nhầm với mụn nhọt thông thường
Phòng the - 6 ngày trướcMụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến mà bất kỳ người có hoạt động tình dục nào cũng có thể mắc phải.
Những điều cần tránh khi ‘quan hệ’ trong mùa Đông
Phòng the - 6 ngày trướcGĐXH - Quan hệ tình dục vào mùa Đông đặc biệt hữu ích cho cả nam và nữ. Nhưng làm sao để chuyện ấy mang lại cảm xúc thăng hoa và tốt cho sức khỏe của các cặp đôi thì không phải ai cũng biết.
Vừa ngủ dậy nam sinh suýt mất tinh hoàn, cảnh báo nguy cơ nam giới dễ gặp khi vào mùa lạnh
Phòng the - 6 ngày trướcGĐXH – Nam sinh vào viện kiểm tra khi thấy vùng bẹn bên trái và bìu đau dữ dội sau khi vừa ngủ dậy. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật để bảo toàn tối đa chức năng tinh hoàn cho bệnh nhân. Theo chuyên gia, nam giới có nguy cơ cao gặp tình trạng này khi vào mùa lạnh.
Phòng tránh lây nhiễm Herpes sinh dục
Phòng the - 1 tuần trướcHerpes sinh dục chủ yếu lây qua quan hệ tình dục và đa số bệnh nhân bị bệnh do HSV-2 gây nên. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ bệnh do HSV-1 tăng lên do quan hệ miệng - sinh dục.
Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử
Phòng theGĐXH - Đời sống tình dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống những người trưởng thành. Nhưng sau khi quan hệ, có một số thói quen tưởng chừng như bình thường về lâu dài có thể gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đột tử.