Hà Nội
23°C / 22-25°C

COVID-19 tác động đến nam và nữ không giống nhau

Thứ bảy, 09:50 25/09/2021 | Sống khỏe

Sự tác động của Covid-19 đến nam và nữ không giống nhau. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp các quốc gia hành động hiệu quả hơn trong ngăn ngừa, điều trị và kiểm soát đại dịch.

Gần đây, các báo cáo từ một số quốc gia phản ánh thực tế Covid-19 có ảnh hưởng khác nhau tới nam và nữ. So với nữ giới, tình trạng của các bệnh nhân nam có vẻ nghiêm trọng hơn và dễ tử vong hơn. Theo tạp chí Science, trên toàn cầu, tỷ lệ giới tính phải nhập viện vì Covid-19 hiện nay là 10 nữ so với 18 nam, trong khi tỷ lệ tử vong là 10 nữ so với 15 nam.

Sự khác biệt rõ ràng ở nam và nữ

Vào thời kỳ đầu của dịch bệnh, quan điểm phổ biến là người già và những người mang bệnh nền có nguy cơ mắc virus cao hơn và dễ tiến triển bệnh nặng hơn các nhóm khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó còn cho thấy có sự khác biệt về tác động của virus corona chủng mới ở nam và nữ. Thực tế này tồn tại ở nhiều quốc gia thuộc các châu lục khác nhau.

Tại Mỹ, khoảng cách giới tính tồn tại cả trong tỷ lệ tiêm vắc xin, với phụ nữ cao hơn nam giới 6 điểm phần trăm, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Tác dụng phụ hiếm gặp từ vắc xin AstraZeneca dường như tấn công phụ nữ nhiều hơn, trong khi tác dụng phụ từ vắc-xin Pfizer-BioNTech và Moderna thường ảnh hưởng đến nam giới trẻ.

COVID-19 tác động đến nam và nữ không giống nhau - Ảnh 1.

Biểu đồ tương quan tử vong do Covid-19 theo tuổi tác và giới tính hồi tháng 3/2020 Màu xanh: Nữ; màu vàng: Nam

Giới khoa học cho rằng, phụ nữ nói chung có hệ thống miễn dịch mạnh hơn, nhờ các hóc-môn giới tính và nhiễm sắc thể chứa các gen miễn dịch. Theo nhà vi sinh vật học Sabra Klein của Đại học Johns Hopkins, khoảng 60 gen trên nhiễm sắc thể X liên quan tới chức năng miễn dịch, và những người có hai nhiễm sắc thể X có thể được hưởng lợi từ sự trợ giúp kép của một số gen đó.

Akiko Iwasaki, chuyên gia tại Đại học Yale về nghiên cứu khả năng miễn dịch, cùng các đồng nghiệp đã tìm hiểu sự khác biệt về giới ở các ca Covid-19. Họ nhận thấy ở bệnh nhân nam, phản ứng của tế bào T yếu hơn. Tế bào T chuyên phát hiện những tế bào nhiễm virus và tiêu diệt chúng, đồng thời chỉ đạo phản ứng kháng thể, tựa như bộ điều chỉnh then chốt của phản ứng miễn dịch.

Thiếu hụt nghiên cứu và cơ sở dữ liệu

Xu hướng dịch bệnh trên toàn cầu cho thấy virus corona chủng mới thực sự có những tác động khác nhau đối với nam và nữ. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu đi sâu về chủ đề này. Phần lớn các thử nghiệm lâm sàng cũng không đề cập đến giới tính.

Theo phản ánh của tạp chí Nature Communications, trong số 45 thử nghiệm Covid-19 có kiểm soát được chọn ngẫu nhiên, mà kết quả được công bố hồi tháng 12/2020, chỉ có 8 thử nghiệm báo cáo tác động của dịch bệnh đến giới tính. Tác giả Sabine Oertelt-Prigione, một nhà nghiên cứu về giới tính và sức khỏe tại Trung tâm Y khoa Đại học Radboud của Hà Lan không hài lòng với điều này.

"Tôi nghĩ rằng giới tính sẽ được chọn trong các thử nghiệm, đơn giản vì đó là một phần hiển nhiên của vấn đề", bà nhấn mạnh và cảnh báo việc bỏ qua yếu tố này tiềm tàng gây nguy hiểm cho các cuộc thử nghiệm dược phẩm mà có thể có những ảnh hưởng khác nhau ở nam và nữ, do những khác biệt về sinh lý giữa hai giới.

Nhóm của Oertelt-Prigione đã tìm kiếm tất cả các báo cáo nghiên cứu về Covid-19 được xuất bản trước ngày 15/12/2020 và chọn ra 45 thử nghiệm ngẫu nhiên về vắc xin và các phương pháp điều trị tiềm năng. Họ phát hiện tất cả đều nêu cụ thể số nữ giới và nam giới tham gia, nhưng chỉ có 8 thử nghiệm xác minh liệu kết quả ở nam và nữ có khác nhau hay không.

COVID-19 tác động đến nam và nữ không giống nhau - Ảnh 2.

Số ca tử vong vì Covid-19 ở Đức trong năm 2021, theo tuổi tác và giới tính (Màu xanh: Nam; màu đen: Nữ). Biểu đồ: Statista


Ngay cả những thử nghiệm Covid-19 lớn nhất đôi khi cũng bỏ qua việc phân tích giới tính. Ví dụ, các chuyên gia tiến hành các thử nghiệm vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna để xác định khả năng ngừa bệnh của chúng ở cả nam và nữ. Họ đưa ra đáp án chung là hiệu quả hơn 90%, và không thử nghiệm nào xác định tác dụng phụ theo giới tính.

Một nghiên cứu khảo sát 30 thử nghiệm về Covid-19 được công bố trên tờ EclinicalMedicine mới đây cũng không tìm thấy thử nghiệm nào phản ánh kết quả có bị ảnh hưởng bởi giới tính hay không. Hồi tháng 4, tạp chí BMJ Global Health đăng tải thống kê về một loạt nghiên cứu Covid-19, theo đó chỉ có 14 trong số 121 nghiên cứu chỉ ra mức độ ảnh hưởng của giới tính.

Và tình trạng thiếu vắng dữ liệu không chỉ nằm ở mức độ thử nghiệm lâm sàng.

Theo báo cáo hàng tháng mới nhất của Dự án Giới tính và Covid-19 thuộc tổ chức Global Health 50/50, khoảng 37% trong số 198 quốc gia được nêu cung cấp số liệu tử vong cụ thể của từng giới tính, trong khi chỉ có 18% cung cấp dữ liệu tiêm chủng theo giới tính.

Cần thiết có sự can thiệp cấp hệ thống

Dữ liệu theo tác động của Covid-19 theo giới tính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó cung cấp sự hiểu biết về tình trạng và tác động của dịch bệnh, giúp các chính phủ hành động hiệu quả, kịp thời ban hành các chính sách y tế dự phòng thích hợp.

COVID-19 tác động đến nam và nữ không giống nhau - Ảnh 3.

Khoảng cách giới tính trong tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở một số nước tính đến tháng 11/2020.


Việc thiếu vắng dữ liệu sẵn có đặt ra thách thức rất lớn, khiến các nước gặp khó khăn trong nắm bắt xu hướng dịch bệnh để đưa ra các chiến lược giám sát và điều trị hiệu quả.

Susan Phillips, nhà dịch tễ học tại Đại học Queen ở Canada đánh giá, bỏ qua giới tính là bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về các cơ chế hoạt động của bệnh dịch. Còn theo chuyên gia Martin Landray của Đại học Oxford ở Anh, các nhà nghiên cứu thường bỏ qua phân tích giới tính trong nghiên cứu lâm sàng trong hơn 30 năm qua, và cho đến tận ngày nay, vấn đề này vẫn tồn tại.

Emily Smith, nhà dịch tễ học tại Đại học George Washington ở Mỹ chỉ ra rằng, một số can thiệp cấp hệ thống có thể giúp giải quyết vấn đề này. Theo bà, nếu các cơ quan tài trợ hoặc đăng ký thử nghiệm yêu cầu báo cáo theo giới tính, các chuyên gia có thể sẽ đưa vấn đề này vào công trình nghiên cứu của mình.

Theo Thanh Hảo 

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 14 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top