Hà Nội
23°C / 22-25°C

COVID-19 và phép thử “lửa nghề”

Thứ bảy, 10:49 20/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Không ngại khó, ngại khổ và luôn sẵn sàng “lên đường” bất kể ngày đêm, đó là điều mà những nhà báo đã trải qua trong mùa dịch COVID-19. Với nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn còn biến những khó khăn, vất vả ấy thành cơ hội để hiểu hơn sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ - những người trên tuyến đầu chống dịch bệnh.

COVID-19 và phép thử “lửa nghề” - Ảnh 1.

Nhà báo Tiến Tuấn lên đương đi tác nghiệp tại vùng dịch.

Đến với nghề báo từ chiếc máy ảnh du lịch

Có lẽ nhiều người từng biết đến tên Tiến Tuấn (bút danh của nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - chuyên trang Trí Thức Trẻ, Báo điện tử Tổ Quốc) với hàng trăm bộ ảnh ấn tượng trên các báo và trang tin điện tử VnExpress, Zing.vn, Sport5, Soha.vn. Nhưng ít ai biết rằng, trước khi là một phóng viên ảnh, Tiến Tuấn từng là một vận động viên bóng chuyền cách đây gần 20 năm. 

Anh kể, từ năm 2001 - 2008, anh chơi bóng chuyền cho Tuyển trẻ Hà Nội và CLB Bưu Điện Hà Nội tham gia nhiều giải đấu. Sau khi giải nghệ sớm, anh bắt đầu bén duyên với chiếc máy ảnh. 

"Khi chấn thương và quyết định giải nghệ năm 2008, bản thân tôi xác định trước đó rất lâu rằng mình không có cơ hội chơi chuyên nghiệp vì mình quá nhỏ bé và thiếu tố chất cần có cho môn thể thao này. Rồi một ngày cuối năm 2008 anh trai bất ngờ tặng một chiếc máy ảnh du lịch và tôi bắt đầu tự mày mò học hỏi, tập chụp. Cuối năm 2009, tôi đi chụp dịch vụ và kiếm tiền trang trải cuộc sống", anh chia sẻ.

Xuất phát điểm muộn hơn với bạn bè cùng trang lứa, nhưng bù lại với bản tính chân chất anh luôn nhận được sự giúp đỡ của những đàn anh đi trước. Anh cho biết, trong thời gian vừa chụp dịch vụ, vừa học hỏi, anh gặp được một người anh làm ở TTXVN hướng dẫn về bố cục, khoảnh khắc và những yêu cầu của ảnh báo chí khác ảnh đời thường, ảnh dịch vụ thế nào... 

Từ chụp dịch vụ, năm 2011, Tiến Tuấn chính thức bước sang mảng ảnh báo chí khi đầu quân cho trang tin 24h.com.vn. Năm 2012, anh chuyển sang thử việc tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam là VnExpress. Năm 2013 làm việc tại báo điện tử Zing.vn và năm 2018, anh chuyển sang trang tin điện tử Trí Thức Trẻ - Báo điện tử Tổ Quốc.

COVID-19 và phép thử “lửa nghề” - Ảnh 2.

Vật bất ly thân của các phóng viên ảnh khi đi tác nghiệp trong đợt dịch. Bức ảnh được anh chụp lại khi lực lượng y tế khử khuẩn thiết bị trước và sau khi tác nghiệp tại hiện trường.

Anh chia sẻ, mỗi tờ báo, trang tin điện tử đã từng trải qua là một "trường đào tạo" đối với mảng ảnh báo chí. Gần 10 năm gắn bó với chiếc máy ảnh, hàng triệu khoảnh khắc được bấm máy nhưng với nhà báo Tiến Tuấn thì việc tác nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát vừa qua là "phép thử" cho tình yêu đối với nghề. Bởi, để có những bức ảnh ấn tượng, khoảnh khắc độc đáo, khắc họa câu chuyện về sự hi sinh của đội ngũ y bác sĩ cũng như các chiến sĩ công an, bộ đội hay ánh mắt hi vọng của bệnh nhân nhiễm COVID-19 xuất hiện trên báo, đó không chỉ là sự dấn thân mà còn là trách nhiệm của người làm báo đối với xã hội.

Ngậm ngùi rời tổ ấm, xa vợ con suốt 1 tháng

Những chuyến công tác dài ngày, thậm chí lên đường ngay trong đêm không xa lạ gì đối với nhà báo. Bởi nhiều người xác định rằng, một khi đã dấn thân với nghề cũng đồng nghĩa với việc phải hi sinh những lợi ích riêng. Nhiều người trong nghề vẫn đùa vui rằng, khi người dân được nghỉ lễ, được hòa mình vào dòng người xem pháo hoa đêm giao thừa thì cánh nhà báo, phóng viên ảnh lại đổ ra đường bắt từng khoảnh khắc để kịp gửi về tòa soạn.

Nhưng lần xa nhà của nhà báo Tiến Tuấn suốt 1 tháng trời trong dịch COVID-19 vừa qua lại thật khác biệt và đáng nhớ. Anh cho biết: "Tôi không nhớ chính xác đã đi công tác xa nhà bao lần, thậm chí đợt SEA Games 30 tổ chức tại Philippines xa nhà gần 1 tháng nhưng không có nhiều cảm xúc lẫn lộn như lần này".

COVID-19 và phép thử “lửa nghề” - Ảnh 3.

Nam nhà báo Tiến Tuấn tác nghiệp tại một sự kiện thể thao Ảnh: NVCC

Anh kể, ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam được xác nhận cũng là thời điểm bản thân anh luôn có mặt tại những khu vực nhạy cảm nhất. Khi đặt chân đến những khu vực ấy, anh luôn tự trang bị những bộ đồ bảo hộ cho mình. Ngoài ra, anh cũng ý thức rằng phải tự bảo vệ gia đình, con cái, cha mẹ mỗi khi quay trở về nhà sau mỗi lần đi tác nghiệp điểm dịch. 

Đã có những đêm anh trằn trọc không ngủ được vì lo lắng, e dè mỗi lần ôm các con vào lòng và tự hỏi "Liệu hôm nay mình có bị lây nhiễm khi tác nghiệp ở vùng dịch đó không? Liệu đồ bảo hộ có đủ an toàn, mình đã vệ sinh đủ kỹ chưa?...". Nhưng những ngày cuối tháng 3, bố của nam nhà báo thẳng thắn nói: "Bố rất lo lắng khi con liên tiếp đi làm tại vùng dịch về, con phải suy nghĩ về chuyện này. Một là con phải ở nhà không đi tác nghiệp nữa, hai là có phương án phù hợp hơn".

Nhà báo Tiến Tuấn cho biết, câu nói của bố cũng là câu trả lời cho bản thân bởi mình còn trẻ khỏe, lại xông xáo nên không thể ngồi ở nhà nhìn đồng nghiệp xông pha khắp nơi. Anh chỉ kịp bàn với vợ và chuẩn bị vài bộ quần áo, đồ bảo hộ cũng như toàn bộ máy móc tác nghiệp rồi rời xa tổ ấm. Trước khi đi, con trai lớn anh có hỏi: "Bố ơi, bố phải cẩn thận nhé, đi làm nhớ đeo khẩu trang và rửa tay xà phòng nhé, con virus Corona nó nguy hiểm lắm. À mà khi nào thì bố về, sắp tới sinh nhật bố rồi đấy?". Anh nghẹn ngào hứa với con trai: "Bố hứa với 3 mẹ con, ngày sinh nhật bố sẽ về…".

COVID-19 và phép thử “lửa nghề” - Ảnh 4.

Một tác phẩm của Tiến Tuấn chụp nhân viên CDC lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Anh dọn về ở chung với một nam đồng nghiệp tại căn tập thể cũ tại Hà Nội, đây cũng là "safe house" của nhà báo kia khi muốn giữ khoảng cách an toàn với mẹ già và 2 con nhỏ của mình trong thời gian tác nghiệp đại dịch. "Chúng tôi đều là phóng viên ảnh, tuy khác cơ quan nhưng từng có rất nhiều lần tác nghiệp cùng nhau nên khi dọn về sống chung cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Hàng ngày, 2 người đàn ông đi làm, về đến nhà thay nhau đi chợ, nấu cơm và ăn cùng nhau", nam nhà báo cười tươi.

Tuy rời tổ ấm, nhưng cứ 2-3 ngày nhớ con anh lại quay về nhìn ngắm, trò chuyện với gia đình qua… cửa sau. Nam nhà báo nhớ lại: "Vợ chồng tôi sinh được 2 con - một cháu 6 tuổi và một cháu mới 10 tháng tuổi nên lần nào về, tôi đều ngắm 2 con và vợ qua ô cửa sau nhà. Đó là hậu phương vững chắc nhất để tôi luôn cố gắng…".

Nhà báo Tiến Tuấn từng chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng: "Chúng tôi cũng có quyền được chọn việc nghỉ ngơi 1-2 tháng không làm việc. Nhưng nghề này không chỉ là nghề mà còn là nghiệp. Đi làm không chỉ vì chính mình, vì kinh tế nuôi gia đình... Đến một ngày nhiều năm nữa, chúng tôi sẽ tự hỏi: Ta đã ở đâu trong đại dịch COVID-19 ngày ấy? 

Tôi chưa bao giờ thần thánh hoá công việc này, cũng không còn quá trẻ để "húng" và xông pha vào những mặt trận hiểm nguy nhất bằng mọi giá. Ít nhất chúng tôi luôn tuân thủ quy trình bảo đảm an toàn tác nghiệp với trang thiết bị bảo hộ cơ quan cấp phát hoặc tự trang bị. Chúng tôi luôn có sẵn một bộ bảo hộ trong balo máy ảnh để dùng khẩn cấp, nhưng đôi khi còn là không đủ cho 1 ngày phải dùng tới 2-3 bộ".

Để có một bộ ảnh ấn tượng, nhà báo Tiến Tuấn không chỉ mất 1 - 2 ngày, thậm chí là 5 - 10 ngày để được theo chân những "chiến sĩ" tuyến đầu chống dịch. Anh từng gọi những nhân viên thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) là "những người săn COVID-19". Bởi theo anh, họ chính là những người trực tiếp ở chung phòng labor kín chỉ 20m2 với 50.000 mẫu bệnh ấy để xét nghiệm ra những trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Nơi mà ai nghe thấy cũng tránh xa thì họ bước vào và sẵn sàng làm nhiệm vụ của mình. Họ là những tấm filter sống, những lá chắn bằng da bằng thịt ngăn chặn những trường hợp dương tính SARS-CoV-2 lây lan sang cộng đồng. Họ nghiêm túc và khoa học. Họ cần an toàn và chuẩn xác 100% nên nghiêm khắc là điều bắt buộc phải làm.

COVID-19 đã được khống chế, lệnh giãn cách xã hội hết hiệu lực, dư âm dịch cũng tạm lắng xuống và ngày trở về với gia đình của nam nhà báo sau 1 tháng xa cách. Ngày trở về, anh được cậu con trai cả chào đón bằng bức tranh vẽ chiếc máy ảnh tặng anh sinh nhật lần thứ 36, với anh đó là món quà vô giá.

10 năm bén duyên với ảnh báo chí, nhà báo Tiến Tuấn đạt nhiều giải ảnh lớn nhỏ, điển hình như: Giải Nhất cuộc thi ảnh 70 năm báo Công an nhân dân; Giải đặc biệt cuộc thi ảnh Khoảnh khắc báo chí Hội Nhà báo 2019… Ngoài ra, anh từng có nhiều buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm về mảng ảnh thể thao đối với các bạn trẻ, sinh viên báo chí…

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 16 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 41 phút trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 42 phút trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 51 phút trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 55 phút trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Top