Cử nhân làm phục vụ nhà hàng
Tại TP HCM, nhu cầu việc làm rất lớn nhưng không ít cử nhân, thạc sĩ vẫn loay hoay tìm việc, nhiều người thậm chí còn cất bằng để đi phục vụ nhà hàng.
Tốt nghiệp cử nhân khối ngành xã hội nhân văn của một trường nổi tiếng ở miền Trung, ra trường, Nguyễn Thị Thủy vào TP HCM xin việc. Từ làm nhân viên quảng cáo chỉ được hưởng lương trên hoa hồng kêu gọi được, Thủy chuyển sang làm nhân viên cho công ty tư vấn dịch vụ du lịch cũng không ăn nhập gì với lĩnh vực mình học.
Không có kinh nghiệm, áp lực cao cộng với mối quan hệ không có, Thủy liên tục bị khách hàng than phiền, có người còn chửi vì bị Thủy quấy rầy…

Sau 2 năm với gần 5 lần chuyển công việc, hiện Thủy làm phục vụ trong một nhà hàng với mức lương 3 triệu/tháng, ngày làm 8 tiếng. “Nghĩ lại quãng thời gian tìm việc thật là ác mộng với em, họ đòi hỏi quá cao nhưng mức lương lại rất thấp. Biết học xong cũng đi làm phục vụ thì em đã nghỉ học từ lâu cho rồi”, Thủy tâm sự.
Ra trường với tấm bằng loại khá của một trường đại học tại TPHCM, sau 3 năm long đong tìm việc, Nguyễn Văn Long ở Quảng Ngãi phải đi phát tờ rơi để kiếm sống qua ngày. “Giờ đi phát tờ rơi nhưng em luôn có trong người vài bộ hồ sơ xin việc, nếu nghe ở đâu có phỏng vấn, ngày hội việc làm là em tìm đến để nộp ngay”, Long nói.
Về việc cử nhân, thạc sĩ, người có bằng cấp thất nghiệp, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TPHCM nêu thực tế: Mỗi năm các trường đại học, cao đẳng cung cấp cho thị trường lao động thành phố hơn 130 nghìn lao động cùng hàng chục ngàn lao động do các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế, du học, đào tạo vừa học vừa làm, liên kết đào tạo đại học với các tỉnh... Nhưng nhu cầu nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có khoảng 60.000 chỗ làm việc/năm.
Theo ông Tuấn, lý do cử nhân, thạc sĩ đi bán nhà hàng hay không tìm được việc do cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập.
Ông Tuấn dẫn chứng: “Trong cơ cấu đào tạo đại học, nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ và Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng khoảng 30%, các nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Khoa học xã hội - Y tế - Giáo dục chiếm tỷ trọng 70% trong khi nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp thì nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ - Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 45%, dẫn đến thừa lao động có chuyên môn về Kinh tế - Tài chính – Giáo dục – Y tế - Khoa học xã hội”.
Chuyên gia tuyển dụng nhân sự lâu năm ở TPHCM Bùi Văn Vượng, cho biết đa số các sinh viên chưa quan tâm đến kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc và kỹ năng khi đi phỏng vấn.
Theo anh Vượng, khi đi phỏng vấn thì sinh viên vẫn phạm những lỗi cơ bản trong việc chuẩn bị hồ sơ, ví dụ hồ sơ không chuyên nghiệp, thiếu tính tổ chức, sắp xếp và vi phạm các lỗi chính tả, hoặc thông tin không thuyết phục hoặc không liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Thậm chí, theo người này, trong quá trình phỏng vấn nhiều em còn không nắm bắt được nhu cầu của công việc và không hiểu rõ về công ty. “Đại đa số sinh viên đi xin việc chỉ chờ may mắn hoặc được thì tốt, không thì thôi”, ông Vượng nói.
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong

Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long: Vợ sống sót, chồng và 2 con tử nạn
Đời sống - 6 phút trướcGĐXH - Gia đình 4 người ở tổ dân phố Phố Mới, xã Tân Yên (tỉnh Bắc Ninh) lên tàu Vịnh Xanh 58 đi thăm vịnh Hạ Long. Khi vụ lật tàu xảy ra, chỉ có người vợ may mắn thoát nạn, 3 người còn lại tử vong.

Tàu du lịch chở 34 người bị chìm khi đang câu mực ở Hà Tĩnh
Thời sự - 1 giờ trướcMột tàu du lịch chở 30 du khách và 4 thuyền viên bị sóng đánh chìm khi đang câu mực trên vùng biển Thiên Cầm (xã Thiên Cầm, Hà Tĩnh) vào tối 19/7.

Từ 15/8, hàng triệu người nên biết quy định mới nhất về mức hưởng bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Nghị định 188/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, trong đó quy định chi tiết về mức hưởng bảo hiểm y tế. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Vụ lật tàu du lịch ở Hạ Long: Người thân khóc nấc, gục ngã trước nỗi đau quá lớn
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Không khí tang thương bao trùm khi người thân của các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch chiều 19/7 đã có mặt từ rất sớm để thắp hương, cầu nguyện cho những người xấu số.

Chi tiết lịch trình, điểm danh các khối sẽ đi diễu binh, diễu hành trong buổi lễ diễn ra sáng 2/9 tại Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 diễn ra lúc 6h30 ngày 2/9/2025 tại quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm thủ đô Hà Nội.

Siêu dông gây lật tàu du lịch ở vịnh Hạ Long mạnh cỡ nào?
Thời sự - 4 giờ trướcNguyên nhân mưa dông mạnh chiều 19/7 là do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp nền nhiệt khu vực tăng cao, tạo thành hệ thống siêu dông.

Khởi tố bị can đầu tiên về tội 'sử dụng trái phép ma tuý' theo quy định mới
Pháp luật - 5 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố Lỳ Lỳ Hừ (37 tuổi, trú tại xã Bum Tở) về tội “Sử dụng trái phép chất ma túy”.

Loạt đại học top đầu phía Bắc dự báo điểm chuẩn 2025 giảm
Giáo dục - 5 giờ trướcTrường Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính... dự báo điểm chuẩn 2025 giảm từ 1-4 điểm theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Lời kể của những người sống sót trong phút sinh tử khi tàu lật trên vịnh Hạ Long
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Những nạn nhân sống sót kể lại phút tàu du lịch lật úp, chìm xuống vịnh Hạ Long, khiến ít nhất 30 người tử vong thương tâm.

Tin bão mới nhất: Bão Wipha mạnh thêm, tiến nhanh về vịnh Bắc Bộ, Hà Nội cảnh báo mưa dông lớn trong hôm nay
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Ảnh hưởng bão Wipha, ngày và đêm 20/7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Khoảnh khắc tàu chở khách lật úp trên vịnh Hạ Long khiến hàng chục người thương vong
Thời sựGĐXH - Thời điểm xảy ra tai nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, trên tàu chở 51 người gồm 3 thủy thủ và 48 hành khách. Đến thời điểm 20 giờ ngày 19/7, đã có ít nhất 5 nạn nhân tử vong, hàng chục người vẫn đang mất tích.