Cúm lợn gây tử vong gấp gần 3 lần bệnh SARS
Tỷ lệ tử vong vì cúm H1N1 tại Mexico những ngày qua lên đến 26,5%, cao hơn nhiều so với trong dịch SARS năm 2003 (khoảng 10%). Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu, vài trăm người từ Mỹ và Mexico đã đến Việt Nam thời gian gần đây.
Tại 2 sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Y tế đề nghị phương án cách ly ngay các trường hợp mắc và nghi mắc đến từ vùng dịch có liên quan để theo dõi; phát khẩu trang cho khách đến từ Mỹ, Canada, Mexico, Newzealand và Tây Ban Nha để đảm bảo an toàn. Ngoài ra cũng tăng cường mỗi sân bay 2 máy kiểm tra thân nhiệt, đặt buồng trực của ban chỉ đạo tại sân bay.
Các biện pháp phòng ngừa thông thường:
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khẩu trang, khăn tay hoặc tay áo.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Rửa tay thường xuyên VỚI XÀ PHÒNG và tránh chạm tay vào mặt. - Tránh xa những người bị bệnh. - Ở trong nhà nếu bạn không khỏe. - Đi khám nếu bạn sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Ăn thịt lợn: Dùng thịt lợn vẫn an toàn nếu chế biến đúng cách và nấu kỹ.
Khuyến cáo sơ bộ của WHO |
Lo ngại của Ban chỉ đạo chống dịch lúc này là vấn đề phát hiện bệnh cúm lợn. Đêm qua, Việt Nam đã nhận được hướng dẫn tạm thời về điều trị cúm lợn từ WHO, song ông Nguyễn Văn Tiến, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết việc phát hiện bệnh nhân H1N1 là rất khó vì biểu hiện lâm sàng của bệnh rất giống các bệnh cúm khác. Chỉ có điểm hơi khác là trong một số trường hợp có xuất hiện rối loạn tiêu hóa nhẹ.
Thêm một lo ngại nữa là thuốc điều trị nói chung đã có hiện tượng kháng thuốc. Virus vẫn nhạy với Tamiflu, Relenza nhưng đã kháng với Amantadine.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, thuốc kháng virus để điều trị cúm theo mùa có 2 nhóm thuốc: Adamantanes (amantadine và remantadine) và thuốc ức chế influenza neuraminidase (Oseltamivir và zanamivir). Virus phát hiện được từ các trường hợp người mắc cúm lợn hiện nay ở Mỹ đều nhạy cảm với oseltamivir và zanamivir nhưng kháng amantadine và remantadine.
Con đường lây nhiễm virus H1N1 từ lợn sang người và triệu chứng
![]() Các nguy cơ nhiễm bệnh:
- Tiếp xúc trực tiếp với lợn nhiễm virus cúm H1N1.
- Sống trong môi trường có nguồn bệnh và nhiều người nhiễm bệnh
- Tiếp xúc với người bị nhiễm virus cúm lợn.
Các triệu chứng:
Sốt - Ho - Viêm, sưng họng - Cơ thể mệt mỏi, rã rời - Đau đầu - Cơ thể cảm thấy lạnh, run rẩy, rùng mình - Buồn nôn và nôn (một số trường hợp đi ngoài phân lỏng).
Nguy cơ:
Đối với những trường hợp bị viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
|

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 9 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 12 giờ trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 13 giờ trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"
Sống khỏe - 21 giờ trướcTôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 22 giờ trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.