Cuộc "chạy dịch" của bé 7 ngày tuổi và hành trình trở về giữa yêu thương
2h sáng, bé Và Tiểu Bảo được mẹ ôm trên tay lên chiếc xe máy cà tàng của bố, xuất phát từ Bình Phước về Nghệ An "chạy dịch". Tình yêu thương của những người xa lạ đã giúp bé trở về quê an toàn.
Cuộc "chạy dịch" lúc 2h sáng
Rạng sáng 27/9, Xồng Y Rê (SN 2002, quê xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn, Nghệ An) cùng cậu con trai 7 ngày tuổi và vợ chồng người bạn đã đặt chân về đến quê hương. Tất cả được bố trí cách ly tập trung tại cơ sở cách ly của địa phương.
Cậu bé Và Tiểu Bảo bắt đầu hành trình "chạy dịch" cùng bố mẹ từ Bình Phước về Nghệ An khi vừa 7 ngày tuổi (Ảnh: Quốc Khương).
Sau chặng đường gần 500 cây số trên chiếc ô tô của một người lạ tốt bụng, Và Tiểu Bảo ngủ ngon lành, bình yên trên tay mẹ. Chồng cô, Và Bá Tồng (SN 2000) đang chạy xe máy về sau, có lẽ đêm nay sẽ về đến nơi.
Cuộc trò chuyện bằng điện thoại giữa tôi và Xồng Y Rê phải thông qua một người phiên dịch bởi cô không nói được tiếng Kinh. Lầu Bá Giờ - người đàn ông may mắn đi cùng chuyến xe ô tô về với Rê chịu trách nhiệm "chuyển ngữ" cho hai bên. "Cảm ơn anh nhà báo và mọi người đã giúp đỡ" - Xồng Y Rê nói qua người phiên dịch.
Hồi đầu tháng 4, qua lời giới thiệu của một người quen, Lầu Bá Giờ, Và Bá Tồng cùng một số người khác dắt díu vợ con vào Bình Phước làm thuê. Thời điểm đó, dịch vẫn chưa bùng phát, không chuyên môn, không nghề nghiệp, họ đi cạo mủ cao su thuê.
"Mỗi tháng thu nhập 7 triệu đồng/người, trừ tiền ăn uống cũng dư được một khoản. Ở quê không có việc làm, đi nương đi rẫy chỉ đủ ăn thôi. Mình làm việc nặng nhọc quen rồi, đi cạo mủ cũng thấy bình thường. Nhưng không có chỗ nào thuê hết tất cả mọi người trong đoàn nên phải chia nhau ra, mỗi nhà mỗi nơi nhưng vẫn ở trong một huyện", Xồng Y Rê gia nhập đội cạo mủ thuê khi cái thai đã ở tháng thứ 5, nói.
Hồi tháng 7, đại dịch Covid-19 bùng phát ở Bình Dương, giáp ranh Bình Phước. Lúc này, ảnh hưởng của dịch nên nhóm lao động người Mông này mất việc làm. Mọi người đã tính chuyện hồi hương nhưng ở quê thông tin đang thực hiện "ai ở đâu ở yên đấy" và khuyên chịu khó một thời gian. Nhưng những lao động này không đợi được, họ rồng rắn trên những chiếc xe máy cà tàng hồi hương.
Chưa ra khỏi huyện nơi những công dân này đang ở thì gặp chốt kiểm soát phòng chống dịch, buộc phải quay trở lại. "Nếu đợt đó mà về được thì khi đó mình chưa sinh thằng bé này đâu", Xồng Y Rê trả lời qua "người thông ngôn".
Mọi người thất thểu mang theo đồ đoàn quay lại nơi ở cũ, đăng ký được đón về quê nhưng đợi mãi không thấy đến lượt mình. Nỗi lo sợ bệnh tật bủa vây, việc làm không có, tiền tích lũy cạn dần. Gọi điện về nhà, thấy thông báo tình hình dịch đã ổn, họ bàn nhau "Về thôi, về quê ta thôi, về ăn cây rau dại qua ngày cũng được. Ở lại, lỡ dịch bệnh thì chết".
10 con người đưa nhau đi xét nghiệm SARS-CoV-2 để chuẩn bị lên đường về quê. Không đợi được chính quyền đồng ý, 2h sáng ngày 24/9, họ đưa nhau lên đường. Thằng bé Và Tiểu Bảo (tên tạm đặt) mới được 7 ngày tuổi, đang ngủ say cũng được mẹ bọc trong chiếc chăn cũ, bế lên xe, ngồi sau lưng bố.
"Nó khóc là phải dừng, đói là phải dừng để mẹ nó cho bú thành ra đi chậm lắm. Mọi người phải dừng lại chờ. Dù đi chậm thì lâu về nhà hơn nhưng đã đi cùng nhau thì phải chờ thôi, không thể bỏ ai lại cả", Lầu Bá Giờ kể.
Hành trình trở về của cậu bé Và Tiểu Bảo sẽ còn gian nan hơn nếu không nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người lạ...
... Và câu chuyện "nhà báo xấu làm việc tốt"
Chuyện chạy xe máy mang theo đứa con nhỏ của vợ chồng Xồng Y Rê được một số phóng viên biết và tìm cách kết nối giúp đỡ. Đầu chiều ngày 26/9, đoàn người đến Hòa Vang (Đà Nẵng). Nhóm tình nguyện trẻ Đà Nẵng đã lên kế hoạch thuê xe ô tô chở mẹ con Xồng Y Rê về quê nhà nhưng tài xế yêu cầu phải có xét nghiệm PRC. Mà đợi có kết quả phải mất đến 6 tiếng, "lỡ" cả hành trình của đoàn người hồi hương. Đang trong lúc đau đầu nghĩ phương án tối ưu nhất để đưa cậu bé Tiểu Bảo về quê thì anh Hoàng Quân (PV Báo Công an TPHCM) nhận chở mẹ con cậu bé về Nghệ An.
"Khi tiếp nhận thông tin từ đồng nghiệp, tôi có mặt tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 quận Hòa Vang (Đà Nẵng) để tìm cách hỗ trợ gia đình cháu bé. Quyết định tự mình đưa mẹ con Xồng Y Rê về đến nhanh lắm, ngay khi tôi nhìn thấy người mẹ ngồi bệt bên đường cho con bú, khuôn mặt đầy mệt mỏi. Thằng bé chưa đầy 10 ngày tuổi đã phải trải qua chăng đường ngót nghìn cây số "chạy dịch". Tôi cũng là người bố, có hai đứa con nhỏ, cháu bé mới hơn 8 tháng. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ làm sao để có thể đưa bé về quê nhanh nhất và an toàn nhất", anh Hoàng Quân kể.
"Anh không thấy quyết định này hơi mạo hiểm?", tôi hỏi. Anh Hoàng Quân cười: "Lúc đó, tôi không có nhiều thời gian để suy tính. Tôi thấy phiếu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 của những người này, họ đều đã được tiêm một mũi vắc xin phòng Covid-19. Bản thân tôi được tiêm 2 mũi vắc xin và có các giấy tờ cần thiết khác để được di chuyển.
Tôi không "đơn độc" trên hành trình này bởi có sự đồng hành của nhiều người khác. Có tổ chức tình nguyện và cả những người không quen biết gửi cho tôi tiền xăng, chi phí đi lại, hỗ trợ những người Mông trong đoàn. Tôi nghĩ mình không giàu có để có thể giúp đỡ mọi người về vật chất thì giúp họ rút ngắn hành trình về quê nhà", anh Quân chia sẻ.
Vợ chồng Lầu Bá Giờ cũng để lại chiếc xe máy cũ nhờ đội thiện nguyện bán giúp, còn Và Bá Tồng nhất quyết giữ lại chiếc xe. Thành ra, chỉ có Xồng Y Rê cùng đứa con nhỏ và vợ chồng Lầu Bá Giờ lên xe ô tô của anh Quân tiếp tục hồi hương. Và Bá Tồng chạy xe máy đi về sau. Hành trình trở về của một số lao động "chạy dịch" đã bớt vất vả hơn rất nhiều.
Vào thời điểm đó, anh Quân chưa mường tượng được cung đường mà mình sẽ phải vượt qua nếu đưa mọi người về tận huyện biên giới Kỳ Sơn. Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6, trên địa bàn Nghệ An có mưa lớn kéo dài tình trạng sạt lở, ngập nước xảy ra ở nhiều nơi. Nhờ sự kết nối của nhiều người, trong đêm 26/9, UBND huyện Kỳ Sơn đã kịp thời bố trí phương tiện đón và đưa các công dân về quê, ngay khi tới địa phận tỉnh Nghệ An.
Đi qua các chốt kiểm soát, xe phải dừng lại thực hiện các quy định phòng dịch. Chặng đường ngót 500 cây số từ Đà Nẵng ra Nghệ An không thể đúng thời gian dự kiến bởi 3 "hành khách đặc biệt" bị say xe, phải chạy chậm hơn. Đoàn phải nghỉ 2 lần để ăn cơm và "để cháu bé được hít khí trời". Những người Mông không quen chia sẻ suy nghĩ với người lạ, không chịu ăn cơm và nhất quyết yêu cầu "cán bộ phải đưa ta về đến nhà". Anh Quân phải vừa động viên lẫn "dọa" để họ chịu ăn uống cho lại sức, phải giải thích rõ việc chính quyền bố trí xe đưa về...
Hơn 1h ngày 27/9, cậu bé Tiểu Bảo về đến Nghệ An. Ông Lê Hồng Lập - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Sơn cho biết: "Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện lên phương án, bố trí xe và lực lượng tiếp nhận, hỗ trợ chị Xồng Y Rê và cháu bé về quê nhà. Huyện cũng dành một phần quà để hỗ trợ gia đình chị Xồng Y Rê và anh Lầu Bá Giờ. Hiện cả hai gia đình đã được bố trí cách ly và các chi phí cách ly đều miễn phí theo quy định. Trong đêm, huyện cũng tiếp nhận và đưa đi cách ly 124 công dân đi xe máy từ Bình Phước về Nghệ An".
Hoàn thành nhiệm vụ cũng là lúc đã bước sang ngày mới. Đồng nghiệp bố trí nơi ăn, ngủ để anh Hoàng Quân nghỉ ngơi trước khi quay xe trở lại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của địa phương, anh Hoàng Quân dừng xe ở chốt kiểm soát Bến Thủy và nghỉ ngơi trong xe.
"Việc tôi làm, không phải cứu người hay ghê gớm gì lắm. Tôi chỉ là nhóm que diêm vào đống củi ai đó đã gom để cho ấm căn phòng, bên ngoài mưa rét, gió rít. Tôi chỉ khơi dậy tấm lòng tốt sẵn có của nhiều người. Giữa giông lốc cuộc đời, có lúc tôi chọn máu điên, dứt khoát, vượt rào trong sự chấp nhận được và trái tim mách bảo. Miễn đừng gây tổn hại, hậu quả đến người khác và xã hội", anh Hoàng Quân - người được các đồng nghiệp ưu ái gọi "nhà báo xấu (trai) làm việc tốt" tâm sự.
Câu chuyện về hành trình trở về của bé Và Tiểu Bảo là mình chứng rõ nét, trong cuộc đời này luôn hiện hữu những điều kỳ diệu, được thắp lên từ lương tri và sự sẻ chia giữa con người...
Theo Dân trí
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 6 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.