Cuối đời nghèo khó của cung nữ kế tự nhang khói 5 vị vua triều Nguyễn
GiadinhNet - Từng được nhắc đến nhiều với tư cách là cháu ngoại của Quận công Ưng Quyến (em trai của ba vị vua nhà Nguyễn là Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh), bà Nguyễn Thị Dinh luôn tự hào về dòng máu hoàng tộc chảy trong huyết quản.
![]() |
Bà Dinh bên bàn thờ vua Bảo . |
Chúng tôi đến gặp bà tại phủ Kiến Thái Vương (179, Phan Đình Phùng, TP. Huế. TT- Huế). Mặc dù năm nay đã bước qua tuổi 91, nhưng trông bà vẫn còn rất minh mẫn. Được gợi chuyện, bà có thể ngồi kể say sưa những sự kiện, từ lúc còn ở trong cung cho đến khi trở về cuộc sống đời thường hàng giờ đồng hồ mà không biết mệt. Bà bảo, người nắm giữ một phần lịch sử như bà phải có trách nhiệm kể cho con cháu nghe, để đến lúc nhắm mắt xuôi tay đỡ day dứt.
Sinh ra trong một gia đình dòng dõi quý tộc, cha bà người ở Thuận An, mẹ thuộc dòng dõi quyền quý ở TP. Huế. Năm lên 7 tuổi, bà vào học trường Đồng Khánh (nay là trường Hai Bà Trưng, TP. Huế) để học. Đến năm lên 10 tuổi (vào năm 1920), thì bà được đưa vào cung để phục vụ bà Thánh Cung Hoàng hậu, vợ vua Đồng Khánh và bà Hoàng Thái hậu Từ Cung, vợ của vua Khải Định.
Công việc thường ngày của bà Dinh là trang điểm cho các bậc vương tôn trước lúc thiết triều, hay những lúc có các sự kiện quan trọng diễn ra trong cung. Vốn thông minh lại được học trường Đồng khánh, nên bà Dinh rất giỏi chữ nghĩa. Sau khi vào cung ít lâu, bà được làm công việc đọc truyện cho các bậc vua chúa nghe. “Các ngài trong cung rất thích nghe truyện, nhất là các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc. Các bộ kinh điển như: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử…, tui đều đọc hết cho các ngài nghe. Ngoài ra, tôi còn được yêu cầu đọc cả Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của cụ Hồ Chí Minh. Mỗi lần đọc hết sách này, các ngài lại sai ra phố mua sách khác về để đọc”, bà Dinh nhớ lại
Ký ức không thể phai mờ Sống trong cung nhiều năm, nên bà Dinh chứng kiến nhiều việc đại sự diễn ra trong hoàng cung. Nhưng thời gian trôi qua, ấn tượng rõ nét nhất còn đọng lại trong ký ức của bà là đám tang của bà Thánh Cung. Đám tang kéo dài hơn một tháng, theo nghi thức cung đình. Bộ Lễ ngày nào cũng vào làm lễ, người người chít khăn tang trắng, cứ đến giờ cúng đủ các loại sơn hào hải vị theo đúng nghi thức cung đình. Sau khi Thánh Cung qua đời, bà Dinh ở lại cung để phục vụ đức Từ Cung, vợ vua Khải Định |
“Hồi đó, các cung nữ trong cung phục vụ, làm nhiều việc như: ăn uống, tắm giặt, trang điểm, quét dọn, chăm sóc từng cử chỉ, giấc ngủ cho các bà hoàng. Trong các vị vua, thì chỉ có vua Bảo Đại là một vợ, còn lại các vị vua khác thì vợ và thê thiếp nhiều, nên công việc cũng nhân lên gấp bội. Các cung nữ đều bị bắt phải làm ngày làm đêm để chiều lòng bà này, bà nọ”, bà Dinh kể. Do chịu thương chịu khó, bà Dinh được Thánh Cung yêu quý. Thời đó có hàng trăm cung nữ phục vụ, nhưng Thánh Cung không ưa mà thường sai bà Dinh làm bánh, hay giúp kẻ lông mi mỗi khi trang điểm. Mỗi tháng, bà Dinh được triều đình trả tiền công, rồi nhiều khi các Thánh cung còn thưởng riêng nữa.
Trong ký ức của mình, bà Nguyễn Thị Dinh vẫn còn nhớ như in ngày vua Bảo Đại đọc bản tuyên bố thoái vị chấm dứt chế độ phong kiến ở nước ta. Vào năm ấy (tức năm 1945) trước khi vua Bảo Đại thoái vị ít ngày, thì có mấy người ở Hà Nội vào thừa chỉ thị của cụ Hồ đưa cho vua Bảo Đại một tờ giấy. Sau khi xem xong, suy nghĩ một lúc, nhà vua gật đầu, tỏ vẻ đồng ý một vấn đề gì đó rất quan trọng. Lúc này trong cung, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường, riêng các quan lại được triệu tập ở chánh điện lớn để bàn công việc.
Chiều 25/8/1945, vua Bảo Đại mặc trang phục đứng trên cửa Ngọ Môn trước sự chứng kiến của bàn dân thiên hạ, ngài dõng dạc tuyên bố ủng hộ chính thể dân chủ cộng hòa, chấm dứt chế độ phong kiến. Hàng ngàn người dân tập trung dưới sân lớn đồng loạt reo hò, nhìn sắc mặt thấy ai cũng khấn khởi. “Lúc đó, tui cũng hồi hộp lắm chứ. Tui và các cung nữ trong cung tập trung lại để nghe vua Bảo Đại nói. Sau khi thoái vị, vua Bảo Đại và tất cả mọi người từ Hoàng hậu đến cung tần mỹ nữ đều tập trung về cung An Định. Sau khi ở đó được ít ngày, vua Bảo Đại được Cụ Hồ mời ra Bắc làm cố vấn và cũng từ đó tui về ở nơi phủ Kiến Thái Vương đến bây giờ”, bà Dinh nhớ lại.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bà Dinh theo đức Từ Cung về ở cung An Định, rồi chuyển về nhà số 79B (nay đổi thành 147 Phan Đình Phùng), và chăm lo cho bà Hoàng Thái hậu này những ngày cuối đời. “Là người tốt nhưng do thời thế, ngày đức Từ Cung qua đời, con cháu đều đang lưu lạc nên không ai đến thắp cho bà nén hương. Sau đó, bà Dinh về ở hẳn phủ Kiên Thái Vương cùng con trai cả và gắn mình với việc lo hương khói cho 4 vua Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Khải Định. Năm 1997, chuyện khói hương lại có thêm cả vua Bảo Đại.
Gánh lo “buổi xế chiều”
Cả cuộc đời hầu hạ các bậc quân vương trong cung cấm, giờ thì bà Nguyễn Thị Dinh sống cùng con cháu trong ngôi nhà cấp 4 tềnh toàng, ngay sát phủ Kiến Thái Vương nơi bà lo hương khói cho 5 vị vua Nguyễn. Tiếng là con cháu hoàng tộc, nhưng kể từ khi rời khỏi cung cấm trở về cuộc sống đời thường, bà luôn sống trong nghèo túng. Đến nay, tuổi già sức yếu không có khả năng làm việc, cuộc sống của bà chỉ còn biết phụ thuộc vào con cháu. Bà nghèo, con cháu cũng không khá giả gì, khi vừa phải duy trì cuộc sống, vừa phải gánh trên vai tiền lo hương khói cho các vua.
![]() |
Bà Nguyễn Thi Dinh, cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn. |
30 năm qua, dù nghèo khó, bà Dinh vẫn một mình lo cho trọn đạo với các bậc quân vương như thế. Mỗi ngày rằm, mồng một trong tháng, bà đều cố gắng sửa soạn mâm cỗ nhỏ, kính cẩn đặt lên bàn thờ các ngài. Lần nào tổ chức lễ giỗ các vua, bà cũng cho mời con cháu các dòng họ đến đông đủ. Tự tay mình, bà lên thực đơn cần mua cái gì, rồi sau đó giao cho con cháu đi mua không được sai lệch. Nhưng vì không có điều kiện kinh tế, nên năm nào, bà cũng phải nhờ đến con cháu vua Bảo Đại sống ở nước ngoài và bốn đứa cháu nội bỏ tiền ra lo liệu mọi bề. Việc chi tiêu hương khói cho các vua, bởi vậy cũng phải tinh giản, tiết kiệm hết sức.

Hàng vạn du khách chen chân tới đền Hùng dâng hương mặc trời mưa, nhiều em nhỏ thích thú theo cha mẹ dự lễ
Đời sống - 39 phút trướcDù thời tiết không thuận lợi, từ sáng sớm ngày 10/3 Âm lịch, hàng nghìn người dân và du khách thập phương vẫn đến Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương, bày tỏ lòng thành kính.

Hết lễ: Người dân ùn ùn trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương
Thời sự - 1 giờ trướcChiều tối ngày 7/4, hàng nghìn người dân từ các tỉnh đổ dồn về những thành phố lớn sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương kéo dài 3 ngày, khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ ùn tắc nghiêm trọng.

Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: Công an thông tin bất ngờ về việc mời người livestream lên làm việc
Pháp luật - 1 giờ trướcTrước đó, cơ quan chức năng đã mời N.B.H. (15 tuổi, ở thị trấn Hà Lam) lên làm việc vì có hành vi livestream phát tán thông tin không đúng sự thật về vụ mẹ giết con ở Quảng Nam.

Thấy 'bạn nghiện' tử vong vì sốc thuốc, nhóm người mang thi thể bỏ trên đê ở Hà Nội
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Thấy bạn tử vong vì sốc thuốc, nhóm đối tượng đã bàn nhau mang thi thể người này bỏ trên đê Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) hòng xoá dấu vết.

Chuyện những đứa trẻ bị 'bỏ rơi' Thánh An (kỳ 1): Pháo đài yêu thương giữa giông bão cuộc đời
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Mấy chục năm qua, cô nhi viện Thánh An nằm trong quần thể tòa thánh Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định), vẫn ngày ngày thu nhận, nuôi dưỡng những trẻ em khuyết tật, bị bỏ rơi,... nơi đây như một "ốc đảo" ấm áp, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy mái nhà thứ hai.

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã lừa dối bao nhiêu khách hàng?
Pháp luật - 3 giờ trướcBộ Công an xác định Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng các đồng phạm đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera cho hơn 30.000 khách hàng, thu trên 17 tỉ đồng

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Quy định người lao động được nghỉ làm việc trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có từ năm nào?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Người lao động được nghỉ làm việc vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm 2007.

Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được các tham vọng mình mong muốn, kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều tiền nhờ cạnh tranh khốc liệt.

3 con giáp sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đón nhận nhiều tin vui, tài lộc rực rỡ
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, đây là 3 con giáp may mắn theo dự báo tử vi tuần mới từ 7/4 - 13/4. Sau ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, các con giáp đón nhận nhiều tin vui, tài lộc rực rỡ.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dụcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.