Cứu sống bé sơ sinh chào đời có ruột nằm ngoài ổ bụng
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh có ruột nằm hoàn toàn ngoài ổ bụng là do khe hở thành bụng - một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của thành bụng trước.

Bệnh nhi được đưa toàn bộ ruột vào ổ bụng sau 2 ca mổ. Ảnh: BVCC
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La vừa tiếp nhận bệnh nhi L.M.Đ. mới 2 giờ tuổi, con lần 1, đẻ thường đủ tháng tại trạm y tế, cân nặng 2.500gram. Sau đẻ thấy ruột nằm hoàn toàn ngoài ổ bụng nên gia đình đưa bệnh nhi đến viện.
Bước đầu tiếp nhận, các bác sĩ Khoa Nhi đã tiến hành đánh giá sơ bộ tình trạng của bệnh nhi, cho bệnh nhi nằm lồng ấp kiểm soát thân nhiệt, vô khuẩn giữ ẩm ruột.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chẩn đoán: Bệnh nhi có ruột ngoài ổ bụng do khe hở thành bụng bẩm sinh và chỉ định mổ cấp cứu.
Tuy nhiên, do ổ bụng quá hẹp không có không gian để đưa ruột vào ổ bụng ngay lần mổ này, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật đặt túi Silo (túi đựng ruột tạm thời ngoài ổ bụng).
Do bệnh hiếm gặp, túi Silo không có sẵn và chi phí đắt, các bác sĩ đã quyết định tạo túi Silo từ những thiết bị sẵn có - từ túi dẫn lưu vô khuẩn. Ca mổ đã thành công tốt đẹp.
Bệnh nhi được chuyển về Khoa Nhi hồi sức và nuôi dưỡng sau mổ. Túi Silo luôn được treo cao để ruột dần vào ổ bụng hằng ngày.
Đến ngày thứ 12, khi không gian bụng của bệnh nhi đã đủ rộng để đưa ruột hoàn toàn vào ổ bụng, bệnh nhi được phẫu thuật tháo túi Silo, đưa toàn bộ ruột vào ổ bụng và đóng thành bụng.
Sau mổ, bệnh nhi diễn biến ổn định, ăn uống tốt, đại tiểu tiện bình thường. Bệnh nhi được cho ra viện và hẹn khám lại sau 3 tuần.
Theo bác sĩ Nguyễn Công Bằng, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, đây là một trường hợp bệnh hiếm gặp với tỷ lệ 1/15.000 -1/30.000 trẻ sinh. Bệnh nhi trên là trường hợp nặng khi ruột sa ra ngoài nhiều không đóng được 1 thì, trẻ đẻ đủ tháng nhưng cân nặng không cao (2.500gram). Trong quá trình đặt túi có nhiều nguy cơ về viêm phổi, nhiễm trùng máu, thiếu nguyên tố vi lượng... Sau khi đóng thành bụng cũng có những nguy cơ về tăng áp lực ổ bụng, chèn áp mạch máu, nhiễm trùng, toác vết mổ.
Qua đây bác sĩ khuyến cáo: Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm dị tật khe hở thành bụng cũng như 1 số dị tật bẩm sinh khác. Khi phát hiện thai bị khe hở thành bụng, các mẹ nên đến khám và theo dõi định kỳ ở các bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và đánh giá các dị tật kèm theo.
Biện pháp duy nhất để xử trí dị tật khe hở thành bụng là phẫu thuật. Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là trước 48 giờ sau sinh. Với sự phát triển của phẫu thuật, gây mê và hồi sức nhi thì tỷ lệ thành công của bệnh cũng tăng lên nhưng cần phát hiện sớm và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được chăm sóc, hồi sức, chuyển tuyến khi cần thiết.

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 7 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 23 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 1 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 1 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 2 ngày trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 4 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 5 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.