Cứu sống cụ bà 88 tuổi ở Hà Nội bị viêm ruột thừa cấp, bác sĩ chỉ ra các biểu hiện này cần đi khám ngay
GĐXH - Cụ bà 88 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn lan dần xuống vùng hố chậu phải kèm khó thở, mệt mỏi…

Nghẹt thở cứu sống cụ bà 88 tuổi bị viêm ruột thừa cấp
Ngày 3/1, theo thông tin từ Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, mới đây các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa đã phẫu thuật nội soi cho cụ bà 88 tuổi mắc viêm ruột thừa cấp tính trên nền bệnh lý là tràn dịch màng tim nguy hiểm. ThS.BS Nguyễn Khắc Điệp - Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E chia sẻ, cụ bà (88 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn lan dần xuống vùng hố chậu phải kèm khó thở, mệt mỏi kéo dài…
Sau những kết quả các xét nghiệm chiếu chụp cần thiết, các bác sĩ xác định cụ bà mắc viêm ruột thừa cấp - một tình trạng cần can thiệp khẩn cấp. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn, các bác sĩ còn phát hiện cụ bà còn mắc thêm bệnh lý viêm dính, tràn dịch màng tim - một bệnh lý nguy hiểm có thể gây suy tim cấp, đe dọa tính mạng.
ThS.BS Nguyễn Khắc Điệp cho biết, ở người cao tuổi, đặc biệt với những người bệnh có nhiều bệnh lý nền như trường hợp cụ bà này, bất kỳ can thiệp ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về biến chứng nguy hiểm.
Trước tình hình nghiêm trọng này, các bác sĩ của khoa Phẫu thuật tiêu hóa đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa: Tim mạch, Tiêu hóa, Gây mê hồi sức và Hồi sức tích cực… nhằm tìm ra phương án điều trị tối ưu nhất cho bà cụ. Nhanh chóng, các bác sĩ Trung tâm tim mạch bằng chuyên môn nghiệp vụ cao đã tiến hành xử lý vấn đề dịch màng ngoài tim trước cho người bệnh để tránh các biến chứng về tim mạch.
Song song với đó, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa cũng lên phương án phẫu thuật. Các bác sĩ đã lựa chọn phương án phẫu thuật nội soi - một kỹ thuật hiện đại giúp giảm thiểu xâm lấn, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục. Đồng thời, với thời gian thực hiện nhanh gọn sẽ làm giảm áp lực lên hệ tim mạch – yếu tố quan trọng trong bối cảnh người bệnh đang mắc tràn dịch màng tim vì thời gian gây mê dài có thể làm tăng nguy cơ suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.
Trong gần 2 giờ diễn ra ca mổ, các phẫu thuật viên "nghẹt thở" giành giật lại sự sống cho người bệnh. Nhờ áp dụng kỹ thuật nội soi hiện đại, các bác sĩ đã nhanh chóng loại bỏ ruột thừa bị viêm mà không làm tổn thương các cơ quan lân cận. Đồng thời, tình trạng tràn dịch màng tim của người bệnh cũng được kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau phẫu thuật.

Bác sĩ thăm khám sức khỏe người bệnh sau khi phẫu thuật. Ảnh BVCC
Viêm ruột thừa có nguy hiểm không?
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa cảnh báo, việc phát hiện và điều trị kịp thời viêm ruột thừa là rất quan trọng, bởi nếu không được phẫu thuật kịp thời, người bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân và thậm chí gây tử vong. Do đó, người cao tuổi có bệnh lý nền, việc xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng, khó thở hoặc mệt mỏi không nên xem nhẹ hoặc bỏ qua mà cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ chuyên khoa và cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo việc chẩn đoán và điều trị được thực hiện nhanh chóng và chính xác, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Viêm ruột thừa thường không có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bệnh không di truyền. Các nhà nghiên cứu cho rằng do lỗ thông giữa ruột thừa và ruột già bị tắc nghẽn chính là nguyên nhân gây nên viêm ruột thừa.
Khi bị tắc nghẽn thì thành ruột thừa bị ép chặt làm máu không thể đi xuống để nuôi các tế bào. Tình trạng thiếu máu nặng dần sẽ hình thành các vi khuẩn và nhiễm trùng bao gồm những vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn yếm khí và các vi khuẩn gram… gây nên tình trạng viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa cấp tính thường bắt đầu từ những cơn đau âm ỉ, chuột rút hoặc đau nhức khắp vùng bụng. Đau bụng là dấu hiệu bệnh xuất hiện đầu tiên và luôn có. Cơn đau bụng khởi đầu ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn. Đau tăng dần sau 2 đến 12 giờ tiếp theo. Điểm đau di chuyển xuống vùng hố chậu phải. Tính chất đau âm ỉ, dữ dội liên tục, tăng lên khi ho hay khi thay đổi tư thế. Đau bụng là triệu chứng lâm sàng đáng tin cậy nhất để nhận biết một trường hợp viêm ruột thừa cấp tính. Đối với những người viêm ruột thừa cấp thường có dấu hiệu sốt nhẹ khoảng 38 độ C nguyên nhân là do xuất hiện tình trạng viêm nhiễm ở ruột thừa.
Viêm ruột thừa cấp là biểu hiện tình trạng bệnh lý bất thường của ruột thừa. Triệu chứng lâm sàng của bệnh có tính chất rất đa dạng, do đó rất khó nhận biết và chẩn đoán chính xác. Dù vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ cơn đau ruột thừa thì bạn cần đến ngay các trung tâm y tế để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.
Việc điều trị ngay lập tức là rất quan trọng nếu bị viêm ruột thừa cấp. Khi viêm ruột thừa không được điều trị sẽ gây ra vỡ ruột thừa. Điều này làm giải phóng vi khuẩn có thể bị rò rỉ vào khoang bụng và gây ra nhiễm trùng ổ bụng.



Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.