Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đã mệt vì nắng nóng, bạn cần tuyệt đối tránh điều sau để không ốm thêm vì máy lạnh

Thứ sáu, 07:46 09/06/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Những ngày nắng nóng đến mức nhiệt độ ngoài trời có lúc cao tới 60 độ C khiến nhiều người “cố thủ” trong phòng máy lạnh, là cơ hội tốt để những chiếc "máy lạnh phản chủ”.

Đổ ốm vì dùng máy lạnh suốt ngày đêm

Những ngày nắng nóng như thiêu như đốt nhiều người "cố thủ" trong phòng máy lạnh trốn nóng. Nhưng nhiều người đã ở trong phòng lạnh nhiều giờ liên tục mà không biết có thể "máy lạnh phản chủ", khiến sức khỏe bị tổn hại, sinh đau ốm, đặc biệt là người có tuổi, người sức đề kháng kém, trẻ nhỏ, dẫn tới các “hội chứng nhà cao tầng",(SBS - thuật ngữ dùng trong các nghiên cứu về môi trường trong nhà, có tính chất là nhà kín, thông gió kém, dùng điều hòa nhiệt độ…).

Do không hiểu nguyên lý hoạt động, không biết cách dùng máy lạnh nên nhiều người vô tình để máy lạnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Phổ biến là bị cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, viêm họng… và căn bệnh “Hội chứng nhà cao tầng” mà thủ phạm chính là máy lạnh gây nên.

Khoa truyền nhiễm của bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân sau khi nằm điều hòa đã bị viêm phổi nặng, thậm chí đột quỵ khi từ phòng máy lạnh đi ra ngoài do chênh lệch nhiệt độ trong - ngoài quá lớn.

Khá nhiều người mắc sai lầm tai hại là tắm xong rồi vào phòng máy lạnh ngay, thậm chí còn ngồi đúng luồng gió mà không biết như thế rất dễ bị đột quỵ, thậm chí tử vong...


Nắng nóng nhiều người thích ở trong phòng điều hòa. Ảnh minh họa.

Nắng nóng nhiều người thích ở trong phòng điều hòa. Ảnh minh họa.

Giải thích về hiện tượng này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) cho rằng, khi đi ngoài nắng nóng về, hoặc vào phòng máy lạnh nhiệt độ thấp quá chênh lệch so với bên ngoài, khiến cơ thể hạ nhiệt đột ngột, ảnh hưởng đến trung khu thần kinh, có nguy cơ đột quỵ và tử vong.

Ths.BS Nguyễn Thị Hương Giang, khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai, Hà Nội) chia sẻ trên Sức khỏe gia đình rằng, nguyên nhân gia tăng tình trạng bị ốm, cảm cúm mùa hè do máy lạnh, quạt các loại là do:

- Phòng máy lạnh thường đóng kín, nồng độ CO2 cao hơn (nhất là khi mật độ người trong phòng đông), gây ngột ngạt, khó thở. Hệ hô hấp phải tăng tần số thở để lấy thêm ôxy và thải CO2 nên làm cơ thể dễ mệt mỏi.

- Không khí phòng lạnh kém lưu thông, máy lạnh sau một thời gian bị bẩn, không khí thổi ra có thể giải phóng mầm bệnh, xâm nhập vào cơ thể và gây các bệnh hô hấp, cảm cúm… giữa các cá thể rất cao.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các bệnh hay gặp ở phòng máy lạnh

1. Dấu hiệu hay gặp là cảm lạnh, gồm cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. Nặng hơn sẽ thấy nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở… Nếu không cấp cứu kịp thời có thể hôn mê, tử vong. Chứng này đặc biệt nguy hiểm với những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, người cao tuổi.

2. Những người nhiều mồ hôi, mẫn cảm có nguy cơ mắc bệnh cao nếu ngồi phòng máy lạnh lâu sẽ thấy bí, thiếu ôxy dễ sinh bệnh ngoài da (dị ứng, phát ban, mẩn ngứa, hen suyễn…).

3. Người già, bị đau cổ, đau lưng, viêm khớp… bị kích thích lạnh đột ngột rất dễ bị sốc nhiệt, gây bệnh thần kinh, dây chằng, cứng khớp, đau khớp, cử động không linh hoạt.

4. Nhân viên văn phòng, người hay dùng máy tính… ngồi phòng quá lạnh dễ gây khô mắt, mỏi mắt, nhiễm trùng mắt…

5. Bệnh lý đường hô hấp: Gồm đau họng, khô họng, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm Amidan, viêm phế quản phổi… Sự chênh lệch nhiệt độ trong – ngoài phòng lạnh 5-10 độ C khiến niêm mạc đường hô hấp không thích nghi kịp với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến các chứng bệnh như phù nề, xung huyết, chảy mũi, ngạt mũi, viêm họng, khàn tiếng…

Bệnh đường hô hấp cao hơn 2,5 lần ở nhóm người làm việc văn phòng.

6. Bệnh lý thần kinh: Gồm chứng nhức đầu, rối loạn giấc ngủ… gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng huyết áp, bệnh mạch vành, loét dạ dày - tá tràng…

7. Bệnh lý da: Gồm dấu hiệu khô da, nổi mụn, sức đề kháng giảm, dễ bị các bệnh dị ứng, viêm da… do các chất độc không được đào thải qua mồ hôi để ra ngoài.

Trẻ nằm trên 3 giờ trong phòng máy lạnh dễ mất nước, khô da, viêm vùng hầu họng, gây ra bệnh hô hấp. Điều hòa dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy… Trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn.

Dùng máy lạnh dễ chịu hơn trước nắng nóng, nhưng nó là những nguy cơ lớn về sức khỏe. Nếu không muốn ốm thì hãy hạn chế với máy lạnh, quạt đá, và cần học các dùng đúng để không đổ bệnh.

Đừng để máy lạnh "phản chủ"

- Dù nắng nóng cũng không lạm dụng máy lạnh, vì cực kỳ nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chỉ nên để chênh nhiệt độ trong - ngoài khoảng 5 – 7 độ C là phù hợp cho cơ thể thích ứng.

- Không để nhiệt độ phòng lạnh quá thấp, vì dễ gây ngạt mũi, đau họng, đặc biệt là người có bệnh tim mạch... Ban đêm để 25-28 độ C - cao hơn so với khi làm việc, sinh hoạt để tránh niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng.

- Thời gian tối đa cho trẻ em dùng máy lạnh không quá 2 giờ/lần là phải ra ngoài nhiệt độ bình thường 10 - 15 phút.

- Phòng ngủ, phòng có máy lạnh phải thường xuyên mở cửa sổ, có quạt thông gió để lưu thông không khí.

- Nên có phòng đệm cho cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi nhiệt độ. Không có phòng đệm thì từ phòng lạnh ra ngoài, hay ngược lại nên đi từ từ. Hãy đứng ở cửa phòng một lát rồi hãy ra/vào. Hoặc tắt điều hòa một lúc rồi hãy ra ngoài. Hoặc ngồi nghỉ một lúc mới vào bật máy lạnh. Hoặc khi ra vào nên đứng ở cửa phòng vài phút cho cơ thể điều tiết nhiệt độ rồi hãy ra/ vào.

- Mỗi ngày ít nhất 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng, đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt. Nếu phải ngồi điều hòa cả ngày thì cần có cửa sổ thông gió, hoặc 2 giờ/lần mở cửa cho thoáng phòng lạnh, tránh khí quẩn. Vài giờ cần dạo ra ngoài một lần, hít thở khí trời.

- Máy lạnh thường làm cho da khô nên làm tăng độ ẩm cho phòng bằng quạt hơi nước, hoặc đặt một chậu nước trong phòng, phơi khăn tắm thấm nước để cân bằng độ ẩm, tránh khô da, ngạt mũi, kho niêm mạc đường hô hấp.

- Thường xuyên vệ sinh máy lạnh để chúng không phả ra bụi, vi khuẩn.

(Chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 8 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top