Đà Nẵng chi hàng chục tỷ cho dân thuê nhà ở vì đất bị "giấu"
GiadinhNet – Mỗi năm, Đà Nẵng phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để trả tiền cho người dân thuê nhà trong khi chờ đất tái định cư. Trong lúc đó, đất tái định cư còn rất nhiều mà ban quản lý giấu đất.
Ngày 11/12, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 11 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, vấn đề “nóng” được các đại biểu chất vấn là nợ đất tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Một số đại biểu chất vấn vì sao đất tái định cư có nhiều mà không bố trí cho các hộ dân tái định cư? Để cho hàng năm thành phố phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để trả tiền cho người dân thuê nhà trong khi chờ đất tái định cư? Ai chịu trách nhiệm vấn đề này?
Trình bày trước các đại biểu và cử tri đang theo dõi trên sóng truyền hình trực tiếp, ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết đến đầu tháng 12/2014, trên cơ sở thống kê, rà soát lại tất cả các dự án thì thành phố Đà Nẵng còn 14.526 lô đất thực tế chưa bố trí tái định cư; trong đó có 6.156 lô đất có mặt cắt đường 10,5m trở lên chưa bố trí; 462 lô đất biệt thự do các hộ TĐC chưa đủ điều kiện; có 182 lô đất ở ngã ba đường; có 1.571 lô đất hai mặt tiền giao cho các quận huyện bố trí, ít có hộ tái định cư đủ điều kiện bố trí. Ban đền bù giải tỏa số 2 báo cáo quỹ đất còn lại là 2.906 lô.

Từ đầu năm 2014 đến nay, các đơn vị tiếp tục thi công hạ tầng khu dân cư và có thêm 5.200 lô đất. Trong những năm trước đây thành phố giải tỏa 100.000 hộ dân, mỗi năm có 200 dự án, trong 5 năm từ 2009 đến nay giải toả thêm 10.000 hộ, áp lực lớn nên thành phố giao cho 17 đơn vị điều hành dự án giải toả đền bù, bố trí tái định cư để đảm bảo kịp thời gian, tiến độ.
Ông Khương cho biết, việc giao cho nhiều đơn vị đã có khuyết điểm là thành phố đã tách ra nhập vào nhiều lần nên số liệu thống kê không đầy đủ. Những Ban này trực thuộc UBND TP nhưng trước đây chỉ quản lý hành chính mà nhiệm vụ thì không quản lý được. Do thành phố việc quá nhiều nên quản lý còn lỏng lẻo khiến số liệu không đầy đủ, không có đơn vị đầu mối để quản lý toàn bộ đất tái định cư này.
Ngoài ra, công tác điều hành của các ban quản lý rất lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm, quản lý tuỳ tiện. Nhiều đơn vị báo cáo không trung thực, giấu đất tái định cư, báo cáo không đầy đủ, UBND TP không nắm được.
“Có dự án thì thiếu đất, dự án thừa đất nhưng anh quản lý giấu đất, thành ra thành phố không nắm được và với những nơi thiếu thì phải bố trí tiền mỗi năm hàng chục tỉ đồng để thuê nhà cho dân. Về xử lý quỹ đất và con người: Năm 2013 chúng ta đã thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất, năm 2014 TP mới quyết định các ban phải bàn giao toàn bộ đất về trung tâm này, từ đầu năm đến thời điểm này đến bây giờ nhiều ban vẫn còn bàn giao chưa đầy đủ, còn 27 % quỹ đất chưa có hồ sơ”, ông Khương nói.

Đại biểu Nguyễn Quốc Bình chất vấn về vấn đề còn nhiều đất tái định cư nhưng hàng năm thành phố phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng cho dân thuê nhà ở trong lúc chờ đất tái định cư
Bức xúc về vấn đề giấu đất tái định cư, đại biểu Nguyễn Quốc Bình chất vấn: Sự buông lỏng quản lý của chúng ta đã dẫn đến sự việc như ngày hôm nay, giấu đất ở dưới mà trên không quản lý được. Hằng tuần, hằng tháng lãnh đạo, văn phòng thành phố đều giao ban với các ban. Vì không bố trí đất thì thành phố phải bố trí tiền cho dân thuê nhà. Năm 2013 thành phố chi khoảng 18 tỷ đồng, năm 2014 là 18,2 tỷ đồng để trả tiền cho người dân thuê nhà, con số của tôi tương đối chính xác vì từ Ban ngân sách và Sở tài chính cung cấp. Nếu không giấu đất thì tại sao phải mất tiền ngân sách vô duyên như vậy, mặc dù không mất đất nhưng phải quy kết là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Phải làm rõ trách nhiệm, vì sao BQL giấu đất mà các cơ quan tham mưu của thành phố không biết?
Trong lúc đó, đại biểu Nguyễn Đăng Hải đề nghị ban quản lý bồi hoàn lại tiền ngân sách thuê nhà cho dân khi để thừa đất cho thành phố.
Theo ông Võ Duy Khương, việc tiêu cực thì ngoài cán bộ còn có dân tiếp tay. Ở dự án đường cao tốc, có một hộ cũng thông đồng với cán bộ nâng khống khối lượng đền bù để rút tiền của nhà nước. Dân không cộng tác với chính quyền khi được hỏi về nhũng nhiễu của các ban quản lý giải tỏa đền bù. Ông Khương đề nghị dân hợp tác và tố giác những sai phạm của cán bộ.

Nói về vấn đề này, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ - chủ tọa kỳ họp, cho rằng do tổ chức bộ máy cồng kềnh, đông, nhiều mà lại nhập ra tách vào nhiều lần, không ổn định kể các các ban quản lý dự án và các công ty của nhà nước. Chức năng nhiệm vụ chồng chéo, ban giải toả đền bù, ban quản lý dự án, các công ty vừa giải tỏa, vừa bố trí tái định cư, vừa đền bù, bố trí, đề xuất bố trí, ban chỉ là cơ quan tham mưu và cơ quan quyết định là UBND TP, về chức năng nhiệm vụ có vấn đề, không tập trung 1 đầu mối là Trung tâm Phát triễn quỹ đất theo quy định của Chính phủ.
Đức Hoàng

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 49 phút trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 1 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 5 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.