Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại án VNCB: Phạm Công Danh nổi cáu với chất vấn của luật sư bảo vệ bà Trần Ngọc Bích

Thứ sáu, 15:57 13/01/2017 | Pháp luật

GiadinhNet - Liên quan đến đại án tại VNCB, cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt các cựu lãnh đạo tại ngân hàng Đại Tín (cũ) để làm rõ các vấn đề liên quan. Phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận, nhiều vấn đề còn khúc mắc sẽ được tiếp tục làm rõ.

Sáng nay, 13/01, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên, người bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích từ phiên tòa sơ thẩm đã trình bày ý kiến của mình tại phiên tòa phúc thẩm. Luật sư Uyên đã khiến Phạm Công Danh nổi cáu tại phiên tòa sơ thẩm khi liên tục đưa ra các câu hỏi khó với bị cáo này. Tại tòa phúc thẩm, luật sư Uyên tiếp tục làm nóng phiên tòa khi đề nghị cách ly bị cáo Phạm Công Danh trong phần xét hỏi.

Bài phát biểu của luật sư Uyên dài gần 50 trang, với rất nhiều nội dung, kèm theo nhiều phụ lục và sơ đồ minh họa.

Mất tiền nghìn tỉ trong bối cảnh nào?

Theo luật sư Uyên, bản chất vụ án là Phạm Công Danh mua VNCB bằng tiền vay, tiền của VNCB, khi VNCB đang thua lỗ. Trước khi mua VNCB, Phạm Công Danh đã có nhiều khoản nợ, kết quả điều tra xác định nhiều khoản rút ra từ VNCB để trả nợ trước đó. Phạm Công Danh không có tiền, không đủ điều kiện tài chính, năng lực làm ngân hàng.

Sau đó, Phạm Công Danh tiếp tục rút tiền VNCB, không hề cho mục tiêu của ngân hàng, VNCB tiếp tục thua lỗ. Tuy nhiên, các thông tin công khai về VNCB toàn thông tin tốt. Không có bất cứ thông tin nào từ VNCB về tình trạng thua lỗ, khó khăn.


Bà Trần Ngọc Bích. (ảnh: TL)

Bà Trần Ngọc Bích. (ảnh: TL)

“Nếu tình trạng thua lỗ, yếu kém của VNCB được làm rõ và minh bạch, thì bà Trần Ngọc Bích đã không gửi tiền tại VNCB. Nếu VNCB được quản lý, giám sát tốt, nếu Phạm Công Danh không được phép mua ngân hàng, không được phép làm Chủ tịch, các vấn đề tại Trustbank được dừng lại trước Phạm Công Danh, thì bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh đã không phải chịu thiệt hại thay cho VNCB trong vụ án”- luật sư Uyên nêu quan điểm.

Theo quan điểm của luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên thì thực chất toàn bộ số tiền huy động của VNCB chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của Phạm Công Danh. Ngoài dư nợ của một số khách hàng lớn đã có từ trước, sau khi Phạm Công Danh mua VNCB, thì dư nợ của VNCB chỉ tập trung hầu hết vào nhóm Phạm Công Danh.

Vụ án đã thể hiện Phạm Công Danh rút tiền của VNCB bằng nhiều hình thức: Hợp đồng thuê nhà, nâng cấp core banking, mua trái phiếu … Việc rút 5.490 tỷ đồng liên quan đến bà Trần Ngọc Bích chỉ là một trong những hành vi rút tiền của VNCB như những hành vi khác.“Đó chính là bối cảnh thật của vụ án”, luật sư Uyên nhấn mạnh.

“Có rất nhiều vấn đề được các bên đưa ra không liên quan đến vụ án này, không làm thay đổi bản chất hành vi rút tiền không có chứng từ, cho vay không có hồ sơ của Phạm Công Danh như: VNCB có chi tiền lãi ngoài cho bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh hay không; bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh có cho vay với Phạm Thị Trang hoặc Phạm Công Danh hay không; lý do bà Trần Ngọc Bích gửi tiền rồi lại cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền …”- luật sư Uyên nhấn mạnh.

Luật sư Uyên trình bày, không có bất cứ chứng cứ nào thể hiện bà Trần Ngọc Bích đồng thuận với Phạm Công Danh để rút tiền của chính bà Bích không có chứng từ. Chính Phạm Công Danh còn khai không hề biết các bị cáo khác tự ý rút tiền không có chứng từ. Các bị cáo khác lại cho rằng làm theo lệnh “qua điện thoại” của Vũ Anh Tuấn, không phải là chủ tài khoàn, không phải là người được bà Trần Ngọc Bích ủy quyền.

“Chính bà Bích đã nhiều lần đến VNCB để yêu cầu thực hiện lệnh chi với số tiền này, nhưng VNCB giấu thông tin về việc tiền đã bị chuyển đi. Tất cả biên bản ghi nhận việc này có trong hồ sơ vụ án. Không có lý do gì để bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh để lấy tiền của chính mình (?). Về việc có trốn thuế hay không, trên thực tế, tất cả các giao dịch, các khoản thu nhập của bà Trần Ngọc Bích đều là hợp pháp và đã được khai báo thuế đầy đủ. Việc này đã được làm rõ trong giai đoạn điều tra và chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Không có cơ sở để xem xét trách nhiệm của ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích”- luật sư Uyên nói.

Luật sư Uyên cũng khẳng định rằng có đủ căn cứ pháp lý để xác định VNCB đã tự ý ghi nhận, hạch toán trái pháp luật khi ghi chi (ghi nợ) số tiền 5.190 tỷ đồng trên tài khoản của Trần Ngọc Bích. VNCB có nghĩa vụ hạch toán lại, hoàn trả lại số tiền này vào tài khoản của Trần Ngọc Bích, đồng thời bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Trần Ngọc Bích theo luật định.

Và những điều chưa hợp lý tại án sơ thẩm

Về việc Bản án sơ thẩm tuyên thu hồi hơn 5.600 tỷ đồng từ ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, luật sư Uyên nêu “ngay cả khi bản án tuyên thu hồi là đúng thì cũng tồn tại đến 10 điểm bất hợp lý, mâu thuẫn trong chính Bản án này”. Trong trường hợp xác định tiền Phạm Công Danh rút ra từ VNCB là vật chứng thì có hơn 1.000 tỷ đã bị thu hồi từ ông Thanh, bà Bích không hề xuất phát từ tiền phạm tội của Phạm Công Danh. Toàn bộ số tiền được xác định là vật chứng đều không còn tồn tại khi bị thu hồi, không phải do ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích đang quản lý. Có đến hơn 5.500 tỷ đồng trong số bị thu hồi này thực chất đã được thanh toán cho chính VNCB, do VNCB đang giữ, nếu thu, thì phải thu từ VNCB.


Phạm Công Danh và con số thất thoát nghìn tỉ cho VNCB. (anh: TL)

Phạm Công Danh và con số thất thoát nghìn tỉ cho VNCB. (anh: TL)

Luật sư Uyên nêu ví dụ, một kho xăng nhận xăng của nhiều khách hàng gửi. Thủ kho lập chứng từ giả xuất kho cho khách hàng X, rút xăng đem bán lấy tiền chi tiêu. Thì phải xác định là thủ kho lấy xăng của kho xăng. Trách nhiệm của kho xăng với khách hàng X không thay đổi, chứ không thể nói là thủ kho lấy xăng của khách hàng X. Tương tự như vậy, Danh lấy tiền không có chứng từ thì phải xác định là lấy của VNCB, chứ không thể nói là lấy từ tài khoản của Trần Ngọc Bích.

Phạm Công Danh dùng tiền rút trái phép từ VNCB trả cho BIDV 2.600 tỷ đồng, Công ty Hải Tiến 151 tỷ đồng, Sacombank 36 tỷ đồng nhưng Bản án đã không thu hồi các khoản này. Nếu thu hồi các khoản này như đã thu từ ông Thanh, bà Bích, thì tổng số thu hồi và bồi thường sẽ lớn hơn thiệt hại của vụ án. Khi đó, Phạm Công Danh còn được nhận lại hơn 500 tỷ đồng và các tài sản cá nhân khác. Đây là điều cực kỳ bất hợp lý, Phạm Công Danh không bỏ tiền ra nhưng có lời từ hành vi phạm tội, trong khi đã có hàng ngàn tỷ được Phạm Công Danh chi tiêu không rõ địa chỉ. Việc không thu hồi tiền từ BIDV, Sacombank, Công ty Hải Tiến là phân biệt đối xử, không đảm bảo công bằng.

Tổng hợp từ rất nhiều bản án hình sự về tội danh Cố ý làm trái, Vi phạm quy định về cho vay, trong đó có nhiều vụ án lớn, được dư luận quan tâm, thì không có vụ án nào thu hồi tiền từ người ngay tình để khắc phục hậu quả như vụ án này. “Liệu chúng ta có muốn tạo ra một bản án mà quan điểm pháp lý và thực tiễn áp dụng khác hoàn toàn với các vụ án tương tự?”, luật sư Uyên đặt vấn đề.

Luật sư Uyên nêu việc có bỏ lọt tội phạm hay không ở vụ án này cần nhìn nhận toàn diện, từ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đến tiền rút ra đi đâu, ai hưởng lợi. Phạm Công Danh không đủ điều kiện làm Chủ tịch, không đủ điều kiện mua ngân hàng mà vẫn mua ngân hàng và làm Chủ tịch, đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ án này, đây có phải là một vụ án không, có cần xem xét trách nhiệm của ai không? Hành vi của Phạm Công Danh có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, rút tiền để mua tài sản cá nhân (cổ phiếu), trả nợ cá nhân,có cầnxem lại? Ai là người trực tiếp thực hiện giao dịch, kiểm soát việc hạch toán chi không có chứng từ 5.190 tỷ đồng trên tài khoản của Trần Ngọc Bích mà đến nay chưa xử lý, cần làm rõ?Hàng ngàn tỷ đồng đã được Phạm Công Danh chi không biết đi đâu, không biết chăm sóc khách hàng nào? hàng ngàn tỷ đồng khác được dùng để trả nợ cá nhân, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh cũng không được xác định tiền đang ở đâu? Tại sao chỉ mình Phạm Công Danh phải bồi thường, các bị cáo khác không chịu trách nhiệm bồi thường?

Luật sư Uyên cho rằng tổng số tiền hơn 12.000 tỷ bị rút ra, 9.000 tỷ bị thiệt hại trong vụ án này không hề được khắc phục. Toàn bộ số tiền này đã được chi tiêu, trả nợ cho các mục đích của Phạm Công Danh. Theo nghĩa hẹp là VNCB bị thiệt hại, theo nghĩa rộng là ngân sách, là xã hội bị thiệt hại. Thu hồi hay không thu hồi từ bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh thì thiệt hại với xã hội vẫn không thay đổi. Bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh không có lỗi mà vẫn mất tiền tức là phải chịu thiệt hại từ vụ án này. Khi đó không những thiệt hại với toàn xã hội không thay đổi, chúng ta sẽ còn bị thiệt hại thêm cả niềm tin.

Hà Thiều

Thiều Khang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt 2 đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo nổ

Bắt 2 đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo nổ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình vây bắt, các đối tượng chống trả quyết liệt hòng bỏ trốn. Tuy nhiên, lực lượng chức năng bắt giữ thành công, di lý các đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo về trụ sở.

Khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Pháp luật - 10 giờ trước

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên sau khi cô bị khởi tố, bắt giam về hành vi “Lừa dối khách hàng”.

Bắt hai đối tượng mua bán ma túy ở Sơn La về Nam Định tiêu thụ

Bắt hai đối tượng mua bán ma túy ở Sơn La về Nam Định tiêu thụ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nam Định, cho biết đơn vị này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 2 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Sơn La về Nam Định tiêu thụ.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?

Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận: "Là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình sẽ rất là lớn, mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm rất nhiều...".

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù

Pháp luật - 19 giờ trước

GĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc

Xã hội - 1 ngày trước

Cục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La

Xã hội - 1 ngày trước

Công an tỉnh Sơn La đã bắt giữ nghi phạm Tòng Văn Vương (SN 2005, trú tại xã Pi Toong, huyện Mường La) vì liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở.

Hoa hậu Thùy Tiên 'đút túi' gần 7 tỷ đồng nhờ bán kẹo Kera

Hoa hậu Thùy Tiên 'đút túi' gần 7 tỷ đồng nhờ bán kẹo Kera

Xã hội - 1 ngày trước

Cơ quan công an xác định, Công ty Chị Em Rọt bán được hơn 135.000 hộp kẹo Kera, thu được gần 18 tỷ đồng, hoa hậu Thuỳ Tiên được trả hoa hồng gần 7 tỷ đồng.

Hà Nội: Kịp thời khống chế đối tượng nghi 'ngáo đá' hành hung người đi đường

Hà Nội: Kịp thời khống chế đối tượng nghi 'ngáo đá' hành hung người đi đường

Xã hội - 1 ngày trước

Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã kịp thời khống chế đối tượng nghi "ngáo đá" có hành vi manh động, tấn công người đi đường tại phố Lê Trọng Tấn.

Khởi tố Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và một số đối tượng trong Công ty CP Asia Life

Khởi tố Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và một số đối tượng trong Công ty CP Asia Life

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế năm 2021, Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam với vai trò đồng phạm với các bị can thuộc Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng khởi tố bị can đối với 04 đối tượng là lãnh đạo trong Công ty CP Asia Life.

Top