Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng chi cho ngành Y tế

Thứ ba, 06:00 30/10/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Trong phiên họp sáng 29/10, đại biểu Quốc hội đã kiến nghị Chính phủ cần phải tăng chi cho ngành Y tế. Việc để tỷ lệ chi tiền túi của người dân đang ở mức rất cao đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.


Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (đoàn TP Đà Nẵng) đề nghị tăng chi cho ngành Y tế.     Ảnh: QH

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (đoàn TP Đà Nẵng) đề nghị tăng chi cho ngành Y tế. Ảnh: QH

Nhiều gia đình thành đói nghèo sau khi trị bệnh

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (đoàn TP Đà Nẵng) cho biết, tỷ lệ ngân sách nhà nước cho toàn ngành Y tế đã có xu hướng giảm, trong đó năm 2016 là 97.600 tỷ đồng, chiếm 7,67% so với tổng chi ngân sách nhà nước và ước thực hiện năm 2018 là 92.715 tỷ đồng chiếm 5,85% tổng chi ngân sách. Với tỷ lệ chi như vậy, chưa đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới là: “Xác định ưu tiên, bố trí ngân sách, đảm bảo tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước. Tập trung ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần và dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng”.

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến cho biết, hiện nay, chúng ta có tỷ lệ chi từ tiền túi của người bệnh rất cao là 43% so với tổng chi y tế quốc gia, chưa kể chi phí đi lại, ăn ở của người bệnh. Điều này chứng tỏ chúng ta còn một tỷ lệ người dân rất lớn chưa tham gia bảo hiểm là 13%. Việc kiểm soát bội chi, BHYT chưa bao phủ nhiều dịch vụ y tế đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Tỷ lệ chi từ tiền túi của người bệnh cao sẽ gây những khó khăn, tổn thất về tài chính, khiến nhiều gia đình đang ở mức sống trên trung bình trở thành đói nghèo sau khi trị bệnh.

“Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho y tế phải dưới 30% mới đảm bảo được sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu của nước ta theo Nghị quyết số 20 đến năm 2025, tỷ lệ này là 35% và đến năm 2030 giảm còn 30%. Trong khi đó còn có rất nhiều nhu cầu cần phải được ngân sách nhà nước đầu tư. Đó là, đầu tư để từng bước giải quyết vấn đề chất lượng khám, chữa bệnh còn chênh lệch lớn giữa các tuyến và vùng miền, mạng lưới y tế cơ sở cần phải được quan tâm và đầu tư hơn nữa, kinh phí hoạt động cho y tế dự phòng, chương trình mục tiêu y tế dân số. Đặc biệt, chi cho công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm vẫn còn hạn chế khi 17% dân số của chúng ta đang mắc các bệnh không lây nhiễm rất cần phải được phát hiện sớm, điều trị và quản lý lâu dài. Vì vậy, chúng tôi kính đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng chi ngân sách nhà nước cho y tế”, đại biểu Ngô Thị Kim Yến nhấn mạnh.

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến cho rằng, hiện nay, với cơ chế tài chính, các bệnh viện công lập, đặc biệt là các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên đang rất khó khăn trong cân đối thu chi do giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ, mới tính chi phí trực tiếp và tiền lương, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản. Tiền lương vẫn tính ở mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng, chưa tính mức lương cơ sở hiện nay là 1.390.000 đồng. Vì vậy, đại biểu đề nghị ngân sách nhà nước bổ sung các chênh lệch này, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

Cần cân nhắc chỉ tiêu giường bệnh

Cũng theo đại biểu Ngô Thị Kim Yến, mặc dù lương đã được cơ cấu vào trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh nhưng đối với các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến quận, huyện, các bệnh viện chuyên khoa như tâm thần, y học cổ truyền, phục hồi chức năng, lao phổi với các số lượng dịch vụ y tế rất hạn chế, chưa thể tự chủ tài chính nhưng có nhiều địa phương đã cắt chỉ tiêu biên chế và giao tự chủ cho các bệnh viện này đã khiến các bệnh viện rất khó khăn trong vấn đề cân đối. Hiện nay, thực hiện Nghị định 16 mới là nghị định khung, Chính phủ phải có nghị định hướng dẫn về cơ chế tự chủ cụ thể cho từng ngành, hiện nay chưa có hướng dẫn cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành Y tế, gây khó khăn cho các đơn vị trong triển khai hoạt động.

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến đề nghị Chính phủ cân nhắc lại việc giao chỉ tiêu giường bệnh/1 vạn dân trong kế hoạch phát triển KT-XH. Đại biểu cho rằng, với kế hoạch 5 năm, năm 2020, chúng ta sẽ đạt được 26 giường bệnh/1 vạn dân. Tuy nhiên, đến năm 2018, chúng ta đã đạt 26,5 giường bệnh. Với kế hoạch năm 2019 đạt chỉ tiêu là 27 giường bệnh/1 vạn dân.

“Chúng tôi đề nghị cân nhắc việc giao chỉ tiêu với những lý do như sau, chỉ tiêu giường bệnh/1 vạn dân của chúng ta xác định đến bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn, trong khi hiện nay tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân của Việt Nam đã cao hơn nhiều so với một số nước ASEAN. Theo cập nhật năm 2017 của WHO thì tỷ lệ này của Singapore là 24, Thái Lan là 21, Malaysia là 19, Myanmar là 9. Tỷ lệ giường bệnh của chúng ta là 26,5 đã đạt trên mức trung bình của nước ASEAN và đặc biệt ở các nước phát triển, họ lại đặt mục tiêu giảm giường bệnh khi họ phát triển hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, mô hình bác sĩ gia đình. Ví dụ, Đan Mạch từ 30,7 giường bệnh/1 vạn dân của năm 2013 đã giảm xuống còn 21 giường bệnh của năm 2017. Nước Anh từ 27,6 năm 2013 đã giảm còn 25,8 năm 2017. Vì vậy chúng ta cần phải tăng cường chất lượng của mỗi giường bệnh để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, từng bước giảm khoảng cách các chênh lệch chất lượng dịch vụ giữa các tuyến và các vùng, miền. Như vậy, chúng ta mới tạo được công bằng trong khám, chữa bệnh”, đại biểu Ngô Thị Kim Yến nói.

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến nói: “Hiện nay thực hiện Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, các điạ phương rất khó khăn khi các bộ, ngành chưa có hướng dẫn định mức, ví dụ định mức xe ô tô hoặc định mức trang thiết bị y tế thì cũng gây khó khăn cho các bệnh viện khi triển khai đầu tư và đặc biệt là xe cấp cứu không được trang bị để phục vụ kịp thời công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe”.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Thời sự - 49 phút trước

GĐXH - Phát hiện có khói bốc ra từ ngôi nhà 2 tầng, khi lực lượng chức năng phá cửa vào trong thì phát hiện có hai người đã tử vong.

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Do tranh giành địa bàn và khách tại ga tàu hỏa Hải Phòng, tài xế xe ôm ở ga và tài xế xe ôm công nghệ đã nảy sinh mâu thuẫn, xô xát. Trong lúc không giữ được bình tĩnh, tài xế xe ôm công nghệ đã dùng kéo đâm tài xế xe ôm tử vong.

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Khi thấy thị trường hoa lan đột biến có dấu hiệu "sốt" lại, Hiếu nhanh chóng lập một facebook ảo rồi đăng bán loại hoa này với mục đích lừa đảo.

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Tại nhà trọ, C. đã dùng dao đâm vợ trọng thương. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong.

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Phòng, trong tuần sẽ có nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không có điện để dùng.

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Tài xế xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn, điều khiển phương tiện di chuyển không đúng phần đường sau đó lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong.

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 6/5 – 12/5/2024): Đầu hè hàng loạt khu vực dân cư sáng sớm không có điện để dùng

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 6/5 – 12/5/2024): Đầu hè hàng loạt khu vực dân cư sáng sớm không có điện để dùng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Nam Định, trong tuần một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Nam Định, huyện Vụ Bản, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực…

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

Thời sự - 2 giờ trước

Do gặp dông lốc bất ngờ trên biển, 4 tàu cá của Quảng Bình bị chìm. Nhiều ngư dân được cứu sống nhưng vẫn còn 11 người mất tích.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm

Giáo dục - 3 giờ trước

Bộ GD&ĐT quy định, các trường đại học không yêu cầu, thoả thuận với thí sinh cam kết hoặc xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào.

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

Pháp luật - 4 giờ trước

Do khách không đồng ý trả tiền, nhân viên nhà hàng Nari Bar đã khống chế, cởi quần áo khách rồi quay video.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top