Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại biểu tranh luận về “tiếng nổ văn hóa”

Thứ bảy, 09:00 03/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Chiều ngày 2/6, khi bàn về dự án Luật Quản lý, sử dụng vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, một số đại biểu đã phát biểu và tranh luận về “tiếng nổ văn hoá”. Có đại biểu cho rằng, nếu không quy định về loại tiếng nổ này thì sẽ có người phải đi tù khi sử dụng tiếng nổ trong các hoạt động văn hoá.

Đại biểu Giàng A Chu, đoàn Yên Bái. Ảnh: internet
Đại biểu Giàng A Chu, đoàn Yên Bái. Ảnh: internet

Dễ đi tù vì “tiếng nổ văn hoá”

Mở đầu phiên thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đại biểu Giàng A Chu, đoàn Yên Bái cho rằng, trong đời sống của dân tộc thiểu số hiện còn sử dụng tiếng nổ trong một số hoạt động văn hoá theo phong tục tập quán. Đặc biệt là đám hiếu của người có chức sắc trong đồng bào thì người ta dùng tiếng súng để báo. Khi đón khách quý đến thăm thì trong bản thường sử dụng tiếng nổ để báo. “Nay mai già làng, trưởng bản yêu cầu sử dụng tiếng nổ để báo trong đám tang và người làm theo yêu cầu của già làng dễ phải đi tù hết và người ta sẵn sàng đi tù trong trường hợp này. Nếu không quy định điều này vào trong luật thì người sử dụng vào mục đích văn hoá đều là đối tượng phạm luật. Nếu sử dụng vào mục đích văn hoá thì phải sử dụng đúng theo quy định, phải là công an viên, dân quân tự vệ, người có thẩm quyền. Khi sử dụng thì cũng phải chịu trách nhiệm về sự an toàn, sau khi sử dụng xong thì phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền” – đại biểu Chu phát biểu.

Tiếp đó, trong phần phát biểu của mình, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn Hoà Bình đưa ra ý kiến đồng ý với ý kiến của đại biểu Giàng A Chu về việc chuyển tải kiến nghị của đồng bào dân tộc thiểu số đối với việc dùng vũ khí, tiếng nổ. Trước kiến nghị và sự đồng tình của hai đại biểu nêu trên, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, đoàn Bình Dương, trong phần tranh luận của mình đã nêu ý kiến cho rằng: “Về “tiếng nổ văn hoá” của 2 đại biểu đã được tính toán, trao đổi rất kỹ. Nước ta có 54 dân tộc với nhiều phong tục tập quán tốt đẹp cần bảo tồn, cũng có những phong tục cần thay đổi và ảnh hưởng đến lợi ích của một nhóm người dân. Cách đây 20 năm, tiếng pháo xem như dấu hiệu đón mùa xuân tới, đón sự may mắn nhưng sau đó có chỉ thị cấm. Lúc đầu có những khó khăn nhưng chỉ thị này đã có đóng góp rất lớn cho việc đảm bảo an ninh, an toàn”.

Vũ khí phục vụ thi đấu quản thế nào?

Trong phần tranh luận của các đại biểu Quốc hội có đề cập đến việc quản lý, sản xuât, nhập khẩu... công cụ, vũ khí để phục vụ biểu diễn, thi đấu thể dục thể thao. Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng, đoàn Hà Nội nêu ý kiến: “Trên góc độ của ngành thể dục thể thao thì nên xem xét loại trừ một số loại vũ khí thô sơ như đao, kiếm phục vụ thi đấu một số môn thể thao. Số dụng cụ này phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế và không thể gây ra sát thương. Với một số loại vũ khí thô sơ không có tính sát thương phục vụ thi đấu, biểu diễn thì nên cho phép các đơn vị khác ngoài công an, quốc phòng sản xuất. Nếu áp dụng như dự thảo thì phải nhập khẩu vũ khí thể thao”.

Về quy định các hành vi cấm, đại biểu Võ Đình Tín, đoàn Đắk Nông cho rằng, cần quy định rõ hơn những hành vi nào là tổ chức huấn luyện, hướng dẫn cách thức sản xuất vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không trái phép. Trên thực tế hiện nay các trang mạng xã hội, trang web hướng dẫn hoặc chỉ chia sẻ các hướng dẫn chứ không trực tiếp hướng dẫn cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ. Hiện chưa có quy định nào khẳng định các hành vi này là trái phép hay không trái phép. Về đối tượng được trang bị vũ khí, đại biểu Tín kiến nghị đưa thêm lực lượng dân phòng. Theo đại biểu, đây là lực lượng hỗ trợ rất lớn cho công an để thực thi công vụ nhưng dự thảo luật chưa đưa đối tượng này vào diện được trang bị. Về đối tượng được trang bị gồm 9 đối tượng, đại biểu Lê Tấn Tới, đoàn Bạc Liêu cho rằng quy định như dự thảo là đầy đủ, phù hợp vì đây là các lực lượng đã và đang tham gia vào công cuộc bảo vệ Đảng, nhân dân. Về lực lượng Công an xã, đây là lực lượng phải đối diện với những nguy hiểm nhưng có xảy ra sự cố mất vũ khí vì vậy Bộ Công an cần có những quy định để tăng cường quản lý.

Vũ khí là đồ gia bảo có bị cấm?

“Dự thảo quy định cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo. Như vậy, có nghĩa cho các đối tượng này được sở hữu, sử dụng vũ khí thô sơ, tuy nhiên tại khoản 7, điều 5 quy định cấm cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, đổi, thuê, cho thuê, cầm cố... vậy thì có mâu thuẫn hay không? Trên thì cho phép, dưới thì cấm, ví dụ tôi có một bộ cung tên là đồ gia bảo thì tôi có được phép tặng để trưng bày hay không? Đồ gia bảo dạng này có được thừa kế hay không?” - đại biểu Huỳnh Thanh Liêm, Đồng Nai đặt vấn đề

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top