“Đại phẫu” giáo dục phổ thông: Nên thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà?
GiadinhNet - Mỗi năm một thay đổi, thậm chí có nhiều chương trình thí điểm khác nhau áp dụng cho các nhà trường. Các kỳ thi vẫn rất áp lực cho học sinh khiến nhiều phụ huynh, chuyên gia giáo dục hoài nghi. Cuộc “đại phẫu” chương trình giáo dục phổ thông sắp tới của Bộ GD&ĐT vì thế nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Tiếp tục cải tiến, đổi mới
Nhiều người nói, hiếm có quốc gia nào trên thế giới có những hoạt động cải tiến, đổi mới phương pháp học, chương trình, sách giáo khoa như ở Việt Nam. Từ việc giảm tải, tới áp dụng những mô hình trường học mới (VNEN), rồi hệ thống trường chuyên, đào tạo riêng... Điều này khiến cho việc dạy và học mỗi năm một khác, học sinh năm sau nhiều khi không dùng được sách giáo khoa của năm trước.
Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, trong tương lai học sinh phổ thông sẽ phải học rất ít môn chính, được lựa chọn một số môn học theo sở thích, được định hướng nghề từ sớm. Bên cạnh đó, một số môn học được lồng ghép, tích hợp trong một môn học chung. Theo GS Phạm Tất Dong - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khi phân luồng cần làm từ lớp 9, không nên đến lớp 12 mới làm vì như thế mới tạo điều kiện cho một số em định hướng trước là sẽ vào trung học học nghề, một số em vào trung học chuyên nghiệp, hay vào THPT.
“Nếu làm việc một cách khoa học, ngay từ khi các em học lớp 8 - 9 phải bắt đầu định hướng cho các em đi học nghề, đi học THPT... Thế nhưng tất cả những hướng đi ấy sau khi các em học xong đều phải có trong diện học không chính quy để các em bồi bổ kiến thức. Từ đó, dần dần đạt đến trình độ ĐH thì các em sẽ yên tâm vì đi theo luồng nào cũng được học ĐH. Còn nếu không thích học ĐH thì cứ luồng nào thích thì đi”, GS Phạm Tất Dong chia sẻ thêm.
Thi cử còn nặng nề
Theo Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, việc đặt mục tiêu của cấp THPT là giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động là không hợp lý. Đối với một số môn học, việc chuyển dần từ tích hợp rộng, tích hợp vừa đến phân hóa là hợp lý. Tên các môn học tích hợp nên phù hợp với những quy định hiện hành của UNESCO. Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, trong chương trình mới cần chú ý tới nội dung dạy tích hợp và phân hóa. Vì tích hợp kiến thức thì dễ, nhưng tích hợp 2 môn khoa học vào nhau là rất khó. Nếu không cẩn thận dạy tích hợp giáo viên sẽ dạy kém đi và điều này chúng ta cần cẩn trọng...
Ngoài chuyện học các môn tích hợp, đối với giáo viên dạy các môn tích hợp cũng sẽ là một bài toán nan giải. Một số nhà quản lí giáo dục nhận định, nếu xét về tỷ lệ giáo viên trên lớp thì các trường có thể đảm bảo đủ theo quy định, tuy nhiên do học sinh được quyền tự chọn môn học nên có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở những môn có nhiều học sinh chọn và thừa giáo viên ở những môn ít học sinh chọn. Điều này khó để lãnh đạo trường chủ động được nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của học sinh thay đổi theo từng năm học.
Phụ huynh Đỗ Đức Hiếu (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con học THCS cho biết: “Dự thảo của Bộ GD&ĐT đưa ra, tôi chưa thấy thay đổi giảm được bao nhiêu. Chương trình giáo dục mới này thì chỉ có các trường ở thành phố mới có đủ điều kiện vật chất và trang thiết bị để thực hiện. Cái cần đổi mới ở đây là cách tư duy của người học, phương pháp giảng dạy của người dạy, cách giúp cho người học những kĩ năng cơ bản mà xã hội đang cần chứ không phải nay thay sách này, mai đổi mới chương trình nọ”.
Còn phụ huynh Lê Thị Hải (Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) có con học lớp 7 cho biết: “Chương trình học có thể được giảm nhẹ, nhưng tôi thấy thi cử vẫn còn nặng nề. Bởi thi cử vẫn còn nặng nề thì khó có thể “cởi trói” cho học sinh khỏi học thêm, học nhiều được. Hàng năm chương trình đều có điều chỉnh, thay đổi xoành xoạch khiến phụ huynh và học sinh không theo kịp. Bộ GD&ĐT cần có các hoạt động thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà”.
Theo Dự thảo Giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT xây dựng ở bậc trung học, thay vì học sinh phải học 13 môn như hiện nay, số môn học bắt buộc sẽ giảm nhiều, chỉ còn 7 - 8 môn đối với THCS và chỉ còn 4 môn đối với THPT. Các môn Ngữ văn, Toán, Công dân với Tổ quốc và Ngoại ngữ 1 (do trường chọn) là bốn môn bắt buộc đối với học sinh THPT. Bên cạnh đó, học sinh THPT có thể tự chọn trong các môn học, nhóm môn học nội dung học tập phù hợp với sở trường, định hướng nghề nghiệp.
Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ
Pháp luật - 5 phút trướcGĐXH - Cơ quan chức năng xác định, Đặng Thanh Tùng (37 tuổi) là người điều khiển xe máy, mang theo vật nhọn đâm liên tiếp 4 người trên đường. Tùng bị bắt sau gần 1 ngày lẩn trốn, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với ma túy.

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Hộ chiếu (passport) là giấy tờ quan trọng được sử dụng xuất nhập cảnh. Công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm hộ chiếu?

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12
Giáo dục - 1 giờ trướcGần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều vi phạm tại các dự án, đồng thời đề nghị kiểm điểm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Hà Trung.

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, trong tháng 4/2025, thành phố sẽ thống nhất lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện; chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh
Pháp luật - 6 giờ trướcĐặng Thái Bình khai mặc dù không va chạm giao thông nhưng cùng đồng phạm hành hung người đi đường.

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm
Thời sự - 8 giờ trướcChiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Cứu người đàn ông sau khi gieo mình xuống sông tự tử
Đời sốngGĐXH - Sau khi gieo mình xuống sông tự tử, người đàn ông ở Huế bám vào chân cầu để chờ được mọi người ứng cứu.