Đám giỗ mùa dịch đơn giản, an toàn mà vẫn giữ đạo hiếu với tổ tiên
GiadinhNet - Mùa dịch lo đám giỗ sao cho đảm bảo an toàn mà con cháu vẫn thỏa được cái tâm và giữ đạo hiếu với tổ tiên và người đã mất?
Đám giỗ mẹ, rồi đám giỗ chồng bà Nguyễn Thị Cúc (Hà Nội) cách nhau chỉ mấy ngày, năm nay lại đúng vào mùa dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh. Chồng bà mất đã mấy năm, nhưng ông vốn là trưởng họ nên mọi nghi lễ cúng giỗ gia tiên đằng nội khi ông còn sống làm thế nào thì sau khi ông mất bà vẫn làm trọn vẹn như thế.
Vì đám giỗ là cơ hội để con cháu, họ hàng gặp gỡ, sum họp với nhau, nên mỗi lần có giỗ bà Cúc phải lo chuẩn bị trước vài tuần, nào lên lịch mời con cháu đến ăn giỗ, chọn thực đơn, rồi tính toán số lượng để đi mua sắm dần. Đồ khô như tôm khô, măng, miến, mộc nhĩ, nấm khô, bóng... có thể đi mua sớm. Còn các món tươi sống, hải sản, rau các loại thì đến ngày giỗ mới mua cho tươi để chế biến thành món ngon. Vì thế cỗ giỗ nhà bà luôn đầy đủ, chu đáo, rất ngon miệng để họ hàng trước cúng, sau ăn rất là vui vẻ.

Đám giỗ mọi năm đông vui, ngon miệng. Ảnh minh họa.
Những món trong bữa giỗ đó hầu hết chiều theo ý người sống, nào gà tơ mới lún phún trứng non ăn ngọt thịt, tôm hấp, nem nhân tôm thịt lạ miệng, thị bò xào, canh su su nấu nước luộc gà, xôi nếp đỗ xanh... được chế biến khéo léo, ăn ngon miệng nên tàn cỗ là hết veo. Ai cũng vui vẻ, phấn khởi, tổ tiên chắc cũng vui, bản thân bà bận rộn chạy cỗ bàn cũng vui lây.
Năm nay sắp đến 2 đám giỗ bà Cúc đã lên kế hoạch mua sắm cụ thể, mua sẵn nguyên liệu thực phẩm khô như mọi năm, tính toán cỗ bàn xong, chỉ chờ ngày giỗ thì mua đồ tươi sống về làm... thì đùng một cái có lệnh "ai ở nhà nấy" để chống dịch.
Đám giỗ mùa dịch mà làm cỗ đơn sơ quá thì bà xót các cụ, bởi bà nghĩ cả năm mới có được một cái giỗ về ăn cỗ với con cháu, nên bà vẫn muốn làm 2 mâm chu đáo. Nhưng mua sắm thực phẩm, đồ cúng bái thế nào đây? Bởi lúc này đang giãn cách xã hội, hoa tươi không có, chợ búa vắng hoe, vào siêu thị thì ngại bởi tuổi cao, con cái làm ăn xa đứa nào cũng nhắn về bảo: "Mẹ ở yên trong nhà, tuân thủ 5K, không mời mọc, đón tiếp ai cả, không được ra ngoài đấy nhé"...
Cũng may từ hôm nghe đồn khu nhà bà có mấy bệnh nhân F0, F1 bà đã tự mua tích trữ ít tôm cá, thịt... để hạn chế thấp nhất việc ra chợ. Nhưng ngần ấy thì không đủ để làm 2 mâm cỗ giỗ, và thiếu nhất là rau xanh.

Cỗ giỗ bình thường đầy đặn, chu đáo. Ảnh minh họa.
Cả đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ làm 2 đám giỗ trọng như thế nào. Bà chợt nghĩ nhờ các cô bán hàng mang vào nhà. Cả cái chợ này bà được các cô bán hàng rất quý vì mua bán xông xênh, vui vẻ. Nhưng bà sực nhớ chẳng lưu giữ số điện thoại của cô nào, trừ cháu bán gạo giữa chợ. Vậy là bà quyết định gọi điện cho cháu gái bán gạo nhờ mua hộ mấy thứ và đem vào treo ở cổng hộ.
Cháu gái vui vẻ nhận lời, và nhắc nhở bà cứ ở yên trong nhà, cần mua gì cứ gọi cháu gái sẽ mua giúp. Thế là bà đọc một loạt hàng khô, thực phẩm tươi cần dùng (đã kê sẵn) cháu gái chép lại và mua hộ.
30 phút sau đã thấy cháu gái bán gạo phóng xe máy mang vào để hết ở cổng, bà chỉ việc thả tiền qua cửa sổ trả. Khi cháu gái đi rồi bà ra mở cổng xách đồ vào nhà chuẩn bị nấu cỗ. Bà thấy cảm động, bởi mua gạo của cháu từ lâu mà tên không biết, nhưng nhờ là được giúp. Bà nghĩ sau đợt dịch này phải lấy số điện thoại của tất cả các hàng hay mua để mỗi khi có dịch còn nhờ vả, tránh ra chợ để bớt gặp phải F1, F0...

Cỗ giỗ mùa dịch làm đơn giản, có gì cúng nấy. Ảnh minh họa.
Mấy cô cậu em chồng í ới gọi điện hỏi bà làm giỗ mẹ, giỗ anh năm nay thế nào. Bà bảo dịch như thế này làm đám giỗ tượng trưng, đơn giản gọn nhẹ. Như nhà bà có 4 người thì làm 2 mâm, 1 mâm cúng, 1 mâm ăn, không làm nhiều vì lãng phí, ăn đi ăn lại rất chán. Làm nhiều tới khi hạ lễ không có người tán lộc (vì giãn cách chẳng có ai đến dự giỗ được) thì bà cũng buồn lắm. Giờ nhà nào ở nhà đó, an toàn là trên hết.
Nhưng thủ tục thì vẫn phải tròn, nhà bà sẽ làm cỗ sớm để mời các cụ trước. Các cô cậu ở quê cũng làm cỗ, nhà nào dâng cúng tại nhà đó. Bà an ủi mọi người là không có đủ thực phẩm thì đĩa xôi - khoanh giò cũng được, mà không có nữa thì có gì cúng nấy. Chẳng biết các cụ có "về" ăn cỗ không, nhưng mình lòng thành thì các cụ chứng giám, lại an toàn, thanh thản cho mọi người.
Bà Cúc dặn dò các em, cúng giỗ quan trọng là để con cháu, họ tộc tưởng nhớ tiền nhân, nhưng phải phù hợp với bối cảnh thực tế của xã hội. Mùa dịch cần đảm bảo an toàn cho mọi người, tùy hoàn cảnh và khả năng kinh tế mà làm giỗ, sao cho con cháu vẫn thỏa được cái tâm và giữ đạo hiếu với tổ tiên và người đã mất là được.
Ngọc Hà

Chọn vật phẩm phong thủy tốt công danh, sự nghiệp cho người mệnh Thổ đặt bàn làm việc và những lưu ý
Ở - 8 phút trướcGĐXH - Đồ vật phong thủy để bàn làm việc nếu chọn đúng không chỉ giúp bàn làm việc trở nên sinh động, đẹp mắt mà còn tạo thuận lợi cho công danh, sự nghiệp.

Nghi thức đi tảo mộ và cúng ban thờ báo cáo tổ tiên Tết Thanh minh chuẩn phong thủy để cầu tài lộc, bình an
Ở - 4 giờ trướcGĐXH - Việc thực hiện đúng lễ nghi tảo mộ không chỉ góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc mà còn mang đến sự bình an, may mắn cho gia đình.

Điều cần làm để khai vận trong tiết Thanh Minh 2025 để gia đình hạnh phúc, tài lộc đủ đầy
Ở - 19 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia cho biết, Tết Thanh Minh cũng là thời điểm thích hợp để quan tâm đến phong thủy khai vận giúp gia đình hạnh phúc, tài lộc đủ đầy. Đây là điều bạn có thể tham khảo nên làm ngay trong tiết Thanh Minh.

Các lễ vật cần có trong mâm cúng tảo mộ Thanh minh
Ở - 22 giờ trướcGĐXH - Mâm cúng tảo mộ ngoài mộ cũng được phân chia thành lễ chay và lễ mặn. Bạn nên chuẩn bị các lễ vật cần thiết như hương, đèn, chè, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng.

Chủ nhà mất ngủ, hóa ra vì đặt gương sai cách
Ở - 22 giờ trướcGĐXH - Gương là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có tác dụng tăng sáng, mở rộng không gian và điều hòa năng lượng trong nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy, nếu đặt gương sai vị trí, nó có thể gây ra mất cân bằng năng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc và hòa khí gia đình.

Thanh minh nếu không về quê được, người ở xa vẫn tròn đạo hiếu khi chọn thời điểm này để cúng
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người lo lắng vì không thể về quê trực tiếp tảo mộ Thanh minh thì có tròn đạo hiếu, hay "phạm" gì với tổ tiên không?

Nhà có nhiều cửa sổ có tốt không? Cách bố trí cửa sổ chuẩn phong thủy
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Cửa sổ không chỉ là nơi đón gió và ánh sáng tự nhiên mà còn đóng vai trò quan trọng trong phong thủy nhà ở. Một số gia đình thích thiết kế nhiều cửa sổ để tạo không gian thoáng đãng, tuy nhiên, nhà có quá nhiều cửa sổ liệu có thực sự tốt?

Những điều kiêng kỵ cần tránh khi tảo mộ ngày Tết Thanh minh 2025
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Để thể hiện sự tôn kính đối với người đã khuất, việc lưu ý những điều kiêng kỵ khi tảo mộ trong dịp Tết Thanh minh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều kiêng kỵ cần tránh khi tảo mộ ngày tết thanh minh 2025.

Ca sĩ Mỹ Lệ ở tuổi 53, sau nhiều năm rút khỏi showbiz: Đại gia 'làm nông' trên mảnh vườn hơn 10.000m2 'cái gì cũng có'
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Mỹ Lệ quả thực là một trong những mỹ nhân có đời sống viên mãn hiếm có, cả về vật chất và tinh thần.

Dùng điều hòa không lo khô da, không lo không khí ô nhiễm nhờ trồng cây này trong nhà
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Với sức hút riêng biệt, loại cây này đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn mang hơi thở tươi mới vào ngôi nhà của mình. Bài viết sau đây, bạn cùng tìm hiểu thông tin về cây này.

Tết Hàn Thực ai cũng cúng bánh trôi, bánh chay, nhưng số đĩa cần dâng không phải ai cũng biết
ỞGĐXH – Trong mâm lễ cúng Tết Hàn Thực thường không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cần dâng bao đĩa là đúng. Theo chuyên gia phong thủy, đây là số đĩa bánh trôi, bánh chay cần dâng cúng và những thứ không thể thiếu trên mâm lễ cúng Tết Hàn Thực.