Dân Hà Nội phải mặc áo chống nắng để... chống muỗi
GiadinhNet - Thừa nhận tình trạng nhiều dòng sông, kênh mương sát khu vực dân cư sinh sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên cơ quan chức năng TP Hà Nội cho rằng chưa thể giải quyết trong ngày một, ngày hai. Nguyên nhân được chỉ ra do kinh phí hạn hẹp cộng với người dân còn thiếu ý thức trong việc xả rác thải ra môi trường.

Những dòng sông chết
Điển hình nhất là con sông Tô Lịch - nơi được người dân gọi bằng cái tên “dòng sông chết”. Nước sông bây giờ gần như đen đặc, trở thành cống nước thải lộ thiên giữa lòng thành phố. Theo phản ánh của những người dân sinh sống bên bờ sông Tô Lịch, đoạn chảy qua 2 quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, nhiều năm nay họ phải “chống chọi” với cảnh ô nhiễm của dòng nước. Theo họ, qua nhiều lần cải tạo và không ít giải pháp khắc phục, nhưng hiện dòng sông này vẫn ô nhiễm nặng nề: Nước sông ngày càng cạn, màu nước càng đen và bốc mùi hôi thối.
Bà Nguyễn Thị Lan (78 tuổi ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) bức xúc: “Khúc sông chảy qua địa bàn phường chúng tôi đang ngày một cạn kiệt. Mới đầu hè, sau trận mưa rào thì mùi xú khí từ sông bốc lên rất khó chịu. Tình trạng nước thải đen ngòm, rác nổi lềnh bềnh trên sông là chuyện thường ngày. Những người kinh doanh hàng quán dọc bờ luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi. Không ít hộ gia đình có nhà ngay bờ sông đã không chịu nổi không khí ô nhiễm bởi quanh năm phải hít mùi xú uế từ sông bốc lên, đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống. Gia đình tôi thì chẳng còn cách nào khác vì mấy thế hệ ở đây rồi”.
Tương tự, đoạn sông Nhuệ chảy từ quận Nam Từ Liêm xuống quận Hà Đông cũng chung thảm cảnh. Từ trên cầu Đôi (thuộc quận Nam Từ Liêm) nhìn xuống, nước sông đen sì, đặc quánh. Trên mặt sông, rác thải kết thành bè mảng nổi lềnh phềnh. Hàng ngày, hàng giờ, người dân nơi đây đang phải sống chung với mùi hôi thối của dòng sông ô nhiễm.
Chỉ tay vào những chiếc cống lớn thoát nước thải ngay sát cầu Trắng đang xối xả chảy ra sông Nhuệ, ông Nguyễn Quán Tuấn (75 tuổi trú tại phường Quang Trung, quận Hà Đông) cho hay: “Người ta thường xuyên vứt rác thải xuống dòng sông, từ bát hương, bàn, ghế hỏng, phế liệu đến lợn, gà chết… khiến dòng nước càng thêm ô nhiễm. Sông Nhuệ đang hứng chịu nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, rồi nước thải từ các con sông khác đổ vào. Bây giờ đến cá dọn bể cũng không thể chịu được. Nước này tưới rau, rau chết”.
Cũng theo khảo sát của PV Báo GĐ&XH, tại các sông thoát nước chính khác của Hà Nội như sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu... tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo động đỏ. Còn tại nhiều kênh mương sát cạnh khu dân cư thì chẳng chẳng khác cái ao tù, nước đen đặc, nổi váng, bốc mùi xú uế nặng, ruồi muỗi cũng từ đó phát sinh, gây họa cho người dân…
“Tôi thuê nhà trọ ở đây vì giá rẻ nhưng môi trường kém lắm, rác bị vứt thẳng xuống sông, dồn ứ lại rồi bốc mùi ngột ngạt, khó thở, chưa kể muỗi, dĩn cứ hở chỗ nào là nó bâu vào đấy. Có lần trưa hè mất điện, ngồi trong nhà tôi vẫn phải mặc áo chống nắng để tránh muỗi”, chị Hoa, một người dân sống trọ cạnh sông Lừ (phường Phương Liệt, Đống Đa) bức xúc.
Thảm họa đến từ việc xả rác vô tội vạ

Sau thời gian khảo sát, Viện Khoa học môi trường và phát triển (VESDEC) đưa ra kết luận: Không có điểm nào ở bất kỳ các con sông trên địa bàn TP Hà Nội đạt loại I (không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ). Theo đó, hệ thống sông, hồ trên địa bàn TP Hà Nội tiếp nhận mỗi ngày hàng triệu mét khối nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải từ đồng ruộng và các khu vực nuôi trồng thủy sản. Dự báo, lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội sẽ lên đến 440.934 m3/ngày, đêm vào năm 2020. Đại diện VESDEC đưa ra cảnh báo: “Trong tương lai gần, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông, hồ ở TP Hà Nội sẽ gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải công nghiệp, sinh hoạt. Đây là cảnh báo khẩn cấp cho công tác bảo vệ và phục hồi chất lượng nước của TP Hà Nội”.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội thừa nhận tình trạng nhiều dòng sông, kênh mương sát khu vực dân cư sinh sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. “Hiện Sở TN&MT đã có báo cáo UBND TP Hà Nội về tình trạng nước thải và chất thải ở các dòng sông. Cụ thể, Sở TN&MT đang phối hợp với Sở Xây dựng khoanh vùng, lập quy hoạch xây dựng các trạm cấp thoát nước để làm “sống lại” những sông, hồ, kênh mương chết”, ông Nghĩa cho hay.
Còn ông Ngô Thái Nam, Phó chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường TP Hà Nội cho biết: “Từ 10 năm trước, qua quan trắc nước, chúng tôi đã xác định có hiện tượng ô nhiễm trên các dòng sông, nhiều hàm lượng vượt quy chuẩn của Bộ TN&MT. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nhất là ở lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy. Nguyên nhân của tình trạng này do hệ thống thu gom nước thải chưa đầy đủ, người dân còn thiếu ý thức trong việc xả rác tràn làn dẫn đến dòng nước ngày càng ô nhiễm. Trong năm 2015, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và xử phạt 382 cơ sở với tổng số tiền 5,4 tỉ đồng do không chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi gây ô nhiễm”.
Theo lời ông Nam, đơn vị này đã tham mưu cho Sở TN&MT triển khai một số chương trình trọng tâm trong thời gian tới. Trong đó, triển khai đồng bộ hệ thống thu gom nước thải và đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn như Nhà máy xử lý nước thải Bảy Mẫu có công suất 13.300 m3/ngày/đêm, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000 m3/ngày/đêm, Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô có công suất 84.000 m3/ngày/đêm... Ngoài ra còn triển khai thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch.
“Việc người dân vứt rác bừa bãi là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Do vậy chúng tôi mong có sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức đến dân cư”, ông Nam chia sẻ. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Nam cũng nhiều lần nhắc đến việc do nguồn vốn hạn hẹp vì thế đề án triển khai trong công tác giải quyết ô nhiễm môi trường còn chậm. Được biết, Sở TN&MT cũng đã đề nghị UBND TP Hà Nội kiến nghị với đối tác hỗ trợ vốn ODA, BOT, BT và huy động xã hội hóa đầu tư các dự án. Chi cục Bảo vệ môi trường TP Hà Nội cũng khẳng định sẽ dùng mọi giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Mới xử lý được phần ngọn
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, bà Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, vấn đề ô nhiễm môi trường do kênh mương gây ra đang rất nhức nhối. UBND TP Hà Nội đã xây dựng các đề án triển khai, cải tạo các dòng sông từ năm 2004 nhưng do chi phí rất lớn, nên mới chỉ xử lý được phần ngọn. Và giải pháp mà bà An đưa ra vẫn là bê tông hóa và cống hóa. Bà An bày tỏ: “Cần xây dựng hệ thống thoát nước ngầm, đổ bê tông cống hóa các con mương ô nhiễm còn bề mặt có thể cho thuê mặt bằng như bãi gửi xe… Ưu tiên các khu vực đông dân cư mà có kênh mương bẩn để tập trung giải quyết trước. Việc người dân bị đe dọa sức khỏe từ môi trường ô nhiễm là rất nghiêm trọng, nhất là hiện nay rất nhiều các dịch bệnh từ muỗi có nguy cơ bùng phát. Tôi hy vọng UBND TP Hà Nội sớm có những chỉ đạo cụ thể để giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho người dân”.
C.Tuân – N.Minh/Báo Gia đình & Xã hội

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy
Giáo dục - 14 phút trướcNguyễn Duy Phong (lớp 12A5, Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội) gây ấn tượng khi đạt tới 130/150 điểm thi đánh giá năng lực - mức điểm cao nhất sau 2 đợt thi của năm 2025 và lọt top 4 điểm cao thi đánh giá tư duy.

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân
Pháp luật - 21 phút trướcĐại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái), Ngô Thanh Nhã (em dâu) với lý do thành khẩn, khắc phục hậu quả, tích cực làm công tác thiện nguyện...

6 cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội an toàn trước kẻ xấu
Pháp luật - 24 phút trướcGĐXH - Luật An ninh mạng không chỉ nhấn mạnh vào nội dung chia sẻ, mà còn yêu cầu người dùng chủ động bảo vệ tài khoản cá nhân khỏi bị lợi dụng cho mục đích xấu. Một tài khoản bị hack có thể được dùng để phát tán nội dung độc hại, tiếp tay cho lừa đảo, hoặc tấn công người khác.

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Huế có những chia sẻ liên quan đến tiêu chí "kết quả giáo dục được đánh giá hoàn thành xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 5" mới được dự tuyển lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Hà Tĩnh gia tăng số người tử vong do tai nạn giao thông
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Trong 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh giảm về số vụ, số người bị thương tuy nhiên tăng số người chết.

Hà Nội: Cháy nhà trong đêm khiến cụ ông 78 tuổi tử vong
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Đêm 2/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một nhà dân ở phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Trong quá trình chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng chức năng phát hiện một nạn nhân tử vong.

Vụ bảo mẫu đánh bé gái ở Tiền Giang: Tình tiết giúp người mẹ phát hiện con gái bị đánh
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Khi quan sát camera tại điểm giữ trẻ, chị K phát hiện người trông giữ trẻ đánh con gái. Ngay sau đó, chị K đón con về nhà và đưa đi thăm khám.

4 con giáp càng hào phóng thì lộc về lại càng nhiều
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Có tính cách hào phóng và rộng lượng, 4 con giáp này sẽ nhận được vận may từ trời cao.

Khởi tố đối tượng trộm 21 chỉ vàng của bạn
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Đối tượng có quen biết từ trước với nạn nhân, lợi dụng sự chủ quan, sơ hở nên thực hiện hành vi lấy trộm 21 chỉ vàng.

Truy nóng đối tượng lấy trộm 21 chỉ vàng
Pháp luật - 5 giờ trướcCông an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Hoàng Vũ Lập (SN 1997, trú xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi: “Trộm cắp tài sản”.

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'
Đời sốngGĐXH - Nghi vấn có người nhảy cầu, người dân thông báo cho cơ quan chức năng để xác minh, tiến hành tìm kiếm. Tại hiện trường có một tờ giấy với nội dung "cảm thấy áp lực với cuộc sống".