Đắng lòng cụ bà 80 tuổi ôm di ảnh chồng vất vưởng bên lề đường Hà Nội
GiadinhNet - Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Loan (quê huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) vẫn chọn nơi cuối chợ, góc phố vỉa hè Hà thành làm chốn dung thân, sống bằng sự thương hại của người đời. Điều cảm thương hơn nữa là đi tới đâu, bà cũng mang theo di ảnh của người chồng quá cố. Bà tâm sự: “Giờ đi đến đâu, tôi sẽ mang theo di ảnh của chồng đến đó, nếu không ông ấy sẽ rất cô đơn. Vợ chồng tôi sống lang thang ở đất Hà Nội này đã hàng chục năm qua. Bởi vậy sau khi ông ấy mất, tôi lấy vệ đường làm nơi thờ cúng chồng”.
Bỏ quê vì bất lực với con
Nhiều năm nay, người dân sống gần khu vực bốt Hàng Đậu (P. Quán Thánh, TP. Hà Nội) đã quá quen thuộc với hình ảnh một bà cụ cầm theo di ảnh chồng sống lang thang đầu đường xó chợ. Gia tài lưu động của bà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc làn nhỏ cũ rách đựng vài ba bộ quần áo, vài vật dụng cá nhân đã cũ mèm, cáu bẩn. Duy chỉ có tấm ảnh chân dung người chồng được bà cất giữ cẩn thận trong nhiều lớp khăn sạch. Trò chuyện với chúng tôi, bà cụ cho biết, tên đầy đủ của bà là Nguyễn Thị Loan, quê gốc ở xã Minh Đức (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương). Còn chồng là ông Phạm Chí Thành, ít hơn bà 6 tuổi. Bà tình cờ gặp ông khi cùng tham gia thanh niên xung phong. Sau giải phóng, ông bà trở về quê sinh sống.
Khi chúng tôi hỏi duyên cớ nào đã khiến ông bà lang bạt lên tận Hà Nội sống lang thang, bà khẽ ngước nhìn di ảnh chồng rồi thở dài kể: “Vợ chồng tôi sinh được ba đứa con trai. Thế nhưng, số phận dường như cứ trêu đùa hai chúng tôi. Trận lũ lịch sử cách đây mấy chục năm đã cướp đi hai đứa sau. Oái oăm thay, khi chúng tôi nén đau thương, chịu muôn vàn khổ cực để nuôi thằng cả khôn lớn thì nó lại vô ơn, cướp sổ đỏ rồi đuổi vợ chồng tôi ra đường. Oán hận, tôi cùng chồng bỏ lên Hà Nội sinh sống. Ở đây không có nhà cửa, không người thân thích, tuy phải sống vất vưởng nhưng ít ra còn được no cái bụng, vì nhiều người thương, cho bà đồ ăn”. Theo lời bà Loan thì từ ngày lên Hà Nội, vợ chồng bà lấy vệ đường làm chốn ngủ, nấu nướng thì ở vườn hoa, tắm phải nhờ nhà cô bán nước chè vỉa hè. Tắm xong, bà giặt quần áo, phơi lên trên những chiếc xe máy mà người ta dựng dọc đường. Cứ như vậy, hai ông bà sống lầm lũi khắp các ngõ ngách của Hà thành. Cuộc sống tuy nghèo khó vất vả nhưng hai người sống với nhau rất hạnh phúc.
Những người dân sống gần đó cho biết trước đây có hai vợ chồng, ông bà còn nương tựa vào nhau sống qua ngày. Từ khi ông cụ qua đời, một mình bà Loan phải sống lang bạt trong cảnh màn trời chiếu đất bằng sự bố thí và lòng thương hại của người đời. Ban ngày bà đi lang thang, nhặt nhạnh đồ ăn… Đêm đến, bà rải một tấm nilon nằm ngoài vỉa hè. Cũng từ khi chồng mất, bà Loan trở nên khó tính hơn trước, ai hỏi nhiều là bà lại cáu. Nhưng biết hoàn cảnh của bà, nhiều người vẫn thương tình cho tiền hay tự nguyện mang thức ăn đến cho. Bà Loan nghẹn giọng: “Cứ sống vậy thôi cô à, người ta thấy già cả thì thương. Chứ tôi chẳng ngửa tay xin ai bao giờ. Nhiều hôm không có gì ăn, phải nhịn đói cũng chịu”.
Mang theo di ảnh chồng để có người bầu bạn
Cách đây 3 năm, khi hai vợ chồng bà đang ngồi ở Chợ Đồng Xuân thì ông Thành ngã bệnh. Bấy giờ, ông đã ngoài 80 tuổi. Hai ngày sau, bà đưa ông về quê dưỡng bệnh. “Ở quê, vợ chồng tôi vẫn có nếp nhà cấp bốn. Dù bị tranh chấp nhưng vẫn ở được. Những ngày chồng bệnh nặng, tôi đã cố gắng chạy chữa, chăm sóc chu đáo nhưng ông ấy vẫn không qua khỏi”, bà Loạn nghẹn ngào. Ngày ông mất, bà lồng di ảnh chồng vào trong khung kính, đặt trong cái làn nhựa màu đỏ rồi lại lên Hà Nội sống cảnh dặt dẹo. Tuy nhiên, trong chiếc làn của bà lúc nào cũng có thẻ hương, để mỗi khi nhớ chồng, bà lại dựng ảnh ông ở những nơi sạch sẽ, thoáng đãng, đốt nhanh “tâm sự” cho đỡ nhớ. Lau tấm ảnh một cách tỉ mẩn và nhẹ nhàng, bà Loan tâm sự, lúc sinh thời, ông yêu thương bà hết mực. Suốt bao năm gắn bó, ông chưa từng nặng lời với bà câu nào. “Giờ ông ấy đã mất, tôi cứ tha lôi di ảnh ông đi thờ ngoài đường thế này kể ra cũng tội. Nhưng cũng không thể bỏ ông ở quê được bởi trước khi mất, chồng tôi vẫn căn dặn không được để thằng con bất hiếu đội tang”, bà Loan chia sẻ.
Bà Tâm (người bán hàng nước cạnh nơi bà Loan tá túc - PV) cho biết: “Khổ quá, bằng tuổi ấy, người ta có con cái phụng dưỡng cả rồi, còn bà ấy có con mà cũng như không. Nhiều năm nay, bà ấy chỉ sống bằng lòng thương, của bố thí của người đi đường. Một chỗ ngủ ngon, không ướt khi trời mưa cũng chẳng có. Nghe bà ấy kể chuyện đời mà tôi thấy tủi cực thay”. Bà Tâm kể thêm: Ngày trước, những người quản lý đô thị sợ cảnh nhếch nhác ấy, có khuyên bà Loan về quê sinh sống hoặc chuyển chỗ ở khỏi cây ATM. Nhưng đi được vài hôm bà lại trở về ở đó. Thấy bà ấy già cả, hoàn cảnh lại đáng thương nên không ai nỡ lòng đuổi đi nữa. Chị Đặng Thị Loan (người cùng quê với bà Loan, đang làm tại Hà Nội - PV) cho biết: “Vài hôm trước, có một người đàn ông tên Nguyễn Văn Ngoạn tự nhận là em trai bà Loan tìm đến và đã bật khóc khi thấy bà ôm khư khư di ảnh của chồng. Ông Ngoạn bảo rằng, có người chị gái thất lạc đã mấy chục năm nay. Nhưng gia đình ai cũng nghĩ chị đã chết rồi nên không đi tìm nữa. Cho đến khi biết thông tin về bà Loan, ông đã đi xác minh, biết đó chính là người chị thất lạc nên lặn lội lên Hà Nội tìm gặp, mong được đón về quê phụng dưỡng nhưng bà Loan một mực từ chối. Thậm chí, bà còn lớn tiếng xua đuổi, khiến ông Ngoạn đành bất lực trở về”.
Trời đã về chiều, chúng tôi chia tay bà cụ đáng thương ấy mà trong lòng không khỏi âu lo. Không biết đêm nay trời lạnh, manh áo mỏng cùng chiếc tải nhỏ rách có giúp bà được ngon giấc. Văng vẳng đâu đó những câu nói chất chứa sự tủi hờn của bà cụ: “Về đâu nữa cô ơi, con nó cướp hết nhà cửa. Về khổ quá lại lên, lên lại vạ vật thế này. Đến chết tôi cũng không bao giờ tha thứ cho thằng con trời đánh ấy”.
Muốn tự do những ngày cuối đời
Nhắc tới việc trở về quê hương hay giúp đỡ bà vào trung tâm dành cho người lang thang cơ nhỡ, bà Loan xua tay, lắc đầu nguầy nguậy. Không chỉ vậy, bà còn gay gắt nói: “Bao nhiêu năm nay tôi không sống ở quê. Con cái thì không ra gì, tôi coi như nó đã chết nên không tha thiết gì đâu. Còn việc về trung tâm để người ta chăm sóc khi tuổi già, tôi không muốn bị quản lý, mất tự do. Nếu có ý định vào Trung tâm bảo trợ xã hội, tôi và chồng đã về đó từ lâu rồi. Giờ tôi thân già như “ngọn đèn trước gió”, sống được bao lâu thì biết bấy lâu, miễn sao được thong dong tự tại và sống vui vẻ theo ý thích của mình là tôi mãn nguyện lắm rồi”.
Minh Khuê
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 11 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 43 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 45 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.