Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đáng tiếc nếu chị em không biết 4 biện pháp tự nhiên giúp cân bằng pH âm đạo

Thứ ba, 08:31 15/08/2023 | Dân số và phát triển

Khi độ pH âm đạo bị mất cân bằng do sự phát triển quá mức của một số vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng nấm men và các vấn đề khác. Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên tốt nhất để khôi phục lại sự cân bằng độ pH âm đạo của phụ nữ.

Trên thực tế, cân bằng độ pH đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe tổng thể của âm đạo. Khi độ pH âm đạo giảm, chị em sẽ nhận thấy mùi khó chịu hoặc thậm chí hơi ngứa, đó có thể là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn xâm nhập.

1. Nồng độ pH âm đạo là gì?

Theo ThS. BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa khám sản tự nguyện - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nồng độ pH là nồng độ ion H+ ở trong một môi trường nhất định. Nồng độ pH quy định hằng định nội môi trong cơ thể mang tính acid hay bazơ (toan hay kiềm). Nếu nồng độ pH cao đồng nghĩa với môi trường có tính acid, và ngược lại nồng độ pH thấp thì môi trường có tính bazơ cao hơn.

BS. Thủy cho biết: Nồng độ pH quy định hằng định nội môi của 1 cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như pH của máu hằng định là 7,4 và có rất ít chênh lệch. Mức độ pH tiêu chuẩn nhất trong âm đạo là khoảng 3,8-4,5. Độ pH âm đạo hằng định là pH acid để đảm bảo vấn đề chuyển hóa và bảo vệ cơ thể.

2. Tại sao cân bằng pH âm đạo lại quan trọng với sức khỏe phụ nữ?

BS Diêm Thị Thanh Thủy cho biết: Độ pH cân bằng làm cho môi trường âm đạo có tính acid. Trong âm đạo có những vi khuẩn có lợi giúp chuyển hóa glycogen thành acid lactic làm cho môi trường âm đạo luôn giữ được tính acid. Bất cứ khi nào môi trường âm đạo vượt qua mức 3,8-4,5 thì các vi khuẩn xấu (tồn tại sẵn trong âm đạo) sẽ phát triển. Khi mất cân bằng pH thì vi khuẩn có lợi không sinh sôi được và mất acid lactic. Môi trường âm đạo khỏe mạnh sẽ chống lại viêm nhiễm rất tốt.

4 biện pháp tự nhiên tốt nhất giúp chị em giữ cân bằng pH âm đạo - Ảnh 2.

Độ pH âm đạo hằng định là 3,8-4,5.

Nói chung, độ cân bằng pH âm đạo chạy trên thang điểm từ 0-7. Độ pH hơi acid này cho phép âm đạo của bạn chống lại nhiễm trùng một cách tự nhiên. Nhưng nếu sự cân bằng mỏng manh của độ pH của bạn bị nghiêng theo bất kỳ hướng nào, vi khuẩn không lành mạnh có thể phát triển gây nhiều bất lợi.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới pH âm đạo

Các yếu tố có thể khiến mức độ pH âm đạo trở nên mất cân bằng:

- Thời kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cho môi trường âm đạo thay đổi do máu có pH là 7,4.

- Quan hệ tình dục: Tinh dịch có độ pH từ 7,1-8. Đó là lý do tại sao quan hệ tình dục thâm nhập thực sự có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo và cho phép vi khuẩn xấu phát triển.

- Thuốc được kê đơn: Một số loại thuốc kháng sinh được kê đơn có thể đóng vai trò chính trong việc thay đổi nồng độ pH âm đạo. Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày cũng dẫn đến tình trạng mất cân bằng pH tồi tệ hơn vì chúng có xu hướng tiêu diệt tất cả vi khuẩn, kể cả vi khuẩn "tốt". Đó là một tác dụng phụ khá thường gặp của thuốc kháng sinh và là điều cần lưu ý nếu bạn bắt buộc phải dùng chúng.

4 biện pháp tự nhiên tốt nhất giúp chị em giữ cân bằng pH âm đạo - Ảnh 3.

Khi độ pH âm đạo thay đổi sẽ dẫn đến những viêm nhiễm.

4. Một số biện pháp tự nhiên tốt nhất để khôi phục cân bằng pH âm đạo

Khi nghi ngờ độ pH âm đạo thay đổi hoặc gặp phải những triệu chứng như viêm, ngứa, tiết dịch , tiểu rát, tiểu buốt hoặc những dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo khác, việc đầu tiên là bạn nên đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ uy tín để thăm khám cụ thể. Một số biện pháp tự nhiên được sử dụng song song với hướng điều trị của chuyên gia có thể hỗ trợ tăng tốc độ phục hồi và ngăn ngừa các vấn đề về cân bằng độ pH trong tương lai.

Cắt giảm tối đa thực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm chịu trách nhiệm cho sự mất cân bằng pH âm đạo thường là những có nhiều đường. Khi bị mất cân bằng pH âm đạo, việc cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả những khó chịu do viêm nhiễm.

Tránh thụt rửa âm đạo

Nhiều người khi thấy ngứa ngáy do viêm nhiễm thường có ý nghĩ rửa thật sạch âm hộ, âm đạo bằng mọi cách. Tuy nhiên đây là một sai lầm lớn cần tránh khi nói đến việc kiểm soát độ pH âm đạo của bạn. Việc thụt rửa quá sâu không những không có tác dụng, mà các nghiên cứu còn cho thấy điều đó càng gây mất cân bằng pH nghiêm trọng và thậm chí có thể để lại một số hậu quả lâu dài.

Cân nhắc việc bổ sung men vi sinh

Probiotic giúp duy trì độ pH âm đạo cân bằng và mức độ lành mạnh của nấm men và vi khuẩn âm đạo. Đây là một giải pháp khá đơn giản nhưng có tác dụng tốt để duy trì mức độ lành mạnh của nấm men và vi khuẩn âm đạo, cũng như cân bằng độ pH âm đạo.

4 biện pháp tự nhiên tốt nhất giúp chị em giữ cân bằng pH âm đạo - Ảnh 5.

Tăng cường vi khuẩn lành mạnh của bạn với chế phẩm sinh học chất lượng.

Giải tỏa căng thẳng

Bạn có biết rằng căng thẳng ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cơ thể con người bao gồm cả sức khỏe "vùng kín"? Trên thực tế, một nghiên cứu uy tín đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa mức tăng đột biến của cortisol (một loại hormone gây căng thẳng) và sự mất cân bằng pH âm đạo.

Có một số cách lành mạnh để quản lý căng thẳng nhằm ngăn chặn các hormone ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và cả độ pH âm đạo, ví dụ như tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, thiền tĩnh, xem một chương trình khiến bạn thích thú hoặc dành thời gian cho một sở thích cá nhân nào đó.

Thiên Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top