Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đánh răng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày nhưng miệng có mùi hôi, coi chừng nguyên nhân chính là 6 bệnh này

Thứ sáu, 09:09 09/10/2020 | Sống khỏe

Hôi miệng không đơn thuần chỉ là vấn đề vệ sinh kém mà nó còn tiềm ẩn rất nhiều căn bệnh khác nhau, nếu để lâu ngày sẽ rất nguy hiểm.

Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều vấn đề nhỏ mà mọi người không để ý nhưng lại ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu khi tiếp xúc với người khác. Một trong số đó điển hình nhất phải kể đến vấn đề hôi miệng .

Hôi miệng đối với nhiều người chỉ là do vấn đề vệ sinh răng miệng, không đáng để quan tâm quá nhiều. Để giảm bớt tình trạng này, họ chọn cách đánh răng nhiều lần và dùng thêm cả nước súc miệng. Thế nhưng, sau một thời gian mùi hôi vẫn không thuyên giảm, đó chính là biểu hiện trong cơ thể đang có những vấn đề cần phải chú ý.

Sau đây là một số căn bệnh có thể gây ra hôi miệng:

1. Bệnh về đường hô hấp

Khi bị hôi miệng, đầu tiên bạn cần nghĩ đến không phải bệnh nha chu mà là về các vấn đề đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang..., gây sổ mũi. Nước mũi được tạo thành do chất nhầy protein trong cơ thể tiết ra, một phần chất nhầy bị phân hủy sẽ tạo ra mùi tanh hôi.

Bên cạnh đó, nếu là bị viêm xoang, các mô viêm sẽ tiết ra một lượng lớn chất nhầy, chảy mủ trong hốc mũi, lâu ngày sẽ bị vi khuẩn phân hủy tạo mùi tanh, có thể dẫn đến viêm mô tế bào.

2. Bệnh về đường tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, vi khuẩn Helicobacter pylori có khả năng chính là thủ phạm gây hôi miệng. Đây là loại vi khuẩn thường trú ngụ trong môn vị dạ dày, nó vẫn sống sót mạnh mẽ sau tác động của axit dạ dày.

Đánh răng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày nhưng miệng có mùi hôi, coi chừng nguyên nhân chính là 6 bệnh này - Ảnh 1.

Loại vi khuẩn này không chỉ ký sinh trong dạ dày mà còn phân bố rộng rãi trong khoang miệng, đặc biệt là trong các mảng bám ở răng thường khó loại bỏ. Khi nó phân hủy urê và các chất trong khoang miệng sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu.

Táo bón cũng có thể gây hôi miệng. Khi bị táo bón lâu này, chất độc trong cơ thể không kịp đào thải ra ngoài, khiến các chất thải chuyển hóa bị hấp thu trở lại, gây ra hôi miệng và nhiều vấn đề khác.

Những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính , loét dạ dày và bệnh về đường tiêu hóa thường có mùi chua đặc trưng trong miệng. Khi nhận thấy bị hôi miệng, kèm theo triệu chứng đau bụng, cần nghĩ ngay đến các vấn đề về dạ dày.

3. Bệnh phổi

Không chỉ có bệnh dạ dày mới ảnh hưởng tới khoang miệng mà bệnh phổi cũng có liên quan . Khi phổi bị nhiễm trùng, chất nhầy trong phổi sẽ tồn đọng lại, lúc này hơi thở sẽ có mùi khó chịu. Nếu là bệnh phổi, hơi thở sẽ có mùi tanh, hệ hô hấp của người bệnh cũng có vấn đề, lúc này bạn cần phải đi khám để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đánh răng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày nhưng miệng có mùi hôi, coi chừng nguyên nhân chính là 6 bệnh này - Ảnh 2.

Không chỉ có bệnh dạ dày mới ảnh hưởng tới khoang miệng mà bệnh phổi cũng có liên quan.

4. Bệnh gan, thận

Khi bị suy gan, khả năng hoạt động của gan sẽ bị giảm đáng kể, dẫn đến lượng amoniac trong máu tăng lên, gây ra hôi miệng.

Đối với người bị suy thận, các chất độc hại trong cơ thể không được đào thải ra ngoài, chẳng hạn như urê nitơ, nếu tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Người bệnh lúc này thở ra sẽ có mùi tương tự như nước tiểu hoặc mùi amoniac.

5. Bệnh nha chu

Ở những bệnh nhân bị bệnh nha chu, mảng bám răng và viêm nướu sẽ làm cho nồng độ sulfua trong khoang miệng tăng cao, tạo ra mùi hôi. Đặc biệt, nếu bị sâu răng, mùi hôi sẽ tanh nồng, cực kỳ khó chịu.

Đánh răng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày nhưng miệng có mùi hôi, coi chừng nguyên nhân chính là 6 bệnh này - Ảnh 3.

Sâu răng là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng.

6. Bệnh tiểu đường

Bệnh nhân đái tháo đường thường bị nhiễm toan ceton nặng. Các thể ceton trong cơ thể một phần sẽ được đào thải ra ngoài qua đường hô hấp, dẫn tới hơi thở của bệnh nhân có mùi hôi. Đây là một biến chứng cấp tính thường gặp của người bị tiểu đường.

Nếu bạn đang mắc các bệnh lý trên thì nên đi khám và điều trị kịp thời, để lâu sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, mọi người cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh để thức ăn mắc kẹt trong răng, dẫn đến hôi miệng. Vấn đề hôi miệng đặc biệt ảnh hưởng đến giao tiếp, do đó bạn nên sớm khắc phục tình trạng này.

Theo Báo Dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Sống khỏe - 49 phút trước

Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Đau tức vùng hạ vị, người phụ nữ đi khám phát hiện tử cung hình thù xù xì, có hàng chục khối u xơ lớn nhỏ vây quanh...

Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

SKĐS - Viêm khớp thái dương hàm (hay còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, loạn năng khớp thái dương hàm) là một nhóm các tình trạng gồm: đau và rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm hoặc cơ quanh khớp thái dương.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 18 giờ trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Những điều cần biết về virus cúm A

Những điều cần biết về virus cúm A

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Hiểu biết đúng cúm A, nhận biết bệnh sớm, theo dõi tích cực và dự phòng hiệu quả là cách chủ động để đẩy lùi bệnh cúm A ở từng cá nhân và cho cả cộng đồng.

Mắc bệnh ung thư lúc còn trẻ, sao phim 'Sex and the City' có chiến lược tập luyện được bác sĩ khen ngợi

Mắc bệnh ung thư lúc còn trẻ, sao phim 'Sex and the City' có chiến lược tập luyện được bác sĩ khen ngợi

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Cynthia Nixon - sao phim 'Sex and the City' từng bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, phải cắt một bên vú để trị xạ. Tuy nhiên, hiện tại, cô hoàn toàn khỏe mạnh nhờ chiến lược tập luyện.

Con dâu Nhật tiết lộ món ăn yêu thích của bố mẹ chồng sống thọ

Con dâu Nhật tiết lộ món ăn yêu thích của bố mẹ chồng sống thọ

Sống khỏe - 23 giờ trước

Bố mẹ chồng của Michiko thường xuyên ăn đậu phụ cùng với natto (đậu tương lên men) và súp miso mỗi ngày.

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề.

Trời lạnh, người bệnh tiểu đường uống nước chanh mật ong cần biết điều này để ngừa bệnh hô hấp, tăng đề kháng

Trời lạnh, người bệnh tiểu đường uống nước chanh mật ong cần biết điều này để ngừa bệnh hô hấp, tăng đề kháng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một ly nước chanh ấm và mật ong vào buổi sáng sớm sẽ giúp người bệnh tiểu đường nâng cao hệ thống miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tật như cảm lạnh thông thường, cùng nhiều công dụng khác...

Top