Đánh vợ vì... bất lực?
GiadinhNet - “Đàn ông ít khi đánh phụ nữ ngoài đường mà chỉ về đánh vợ của anh ta thôi”.
Hội thảo chuyển hóa bạo lực được đông đảo bạn trẻ tham dự.
Ảnh: V.T |
Phần lớn đàn ông chỉ dám về nhà đánh vợ
Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ VH,TT&DL), tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Nếu như giai đoạn 2009 - 2012, trung bình mỗi năm cả nước xảy ra gần 50 nghìn vụ thì 6 tháng đầu năm 2013 xảy ra 13.562 vụ (giảm gần 40%), trong đó bạo lực đối với phụ nữ 10.850 vụ, trẻ em là 1.627 vụ, bạo lực người cao tuổi là 1.085 vụ. Ở nhiều địa phương, tình trạng BLGĐ cũng giảm hẳn. Cụ thể: 6 tháng đầu năm nay, tỉnh Thanh Hóa chỉ xảy ra 1.762 vụ so với 4.054 vụ năm 2009; tỉnh Đồng Tháp còn 366 vụ so với 1.998 vụ năm 2009... Vụ Gia đình đánh giá, số vụ BLGĐ tuy giảm nhưng mức xử lý hành vi BLGĐ hiện nay vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, chủ yếu tập trung vào công tác hòa giải. Năm 2013, việc xử lý vi phạm hành chính chỉ chiếm 7,1%; xử lý hình sự chiếm khoảng 0,97% số lượng các vụ BLGĐ. Như vậy, số vụ BLGĐ bị xử lý mới chiếm 8,07%. |
Ths Phạm Thị Huệ cho rằng: Sở dĩ đàn ông không dám đánh phụ nữ ngoài đường vì họ biết sẽ gặp ngay rắc rối. Từ người phụ nữ bị đánh đến chồng, gia đình của người phụ nữ đó, rồi những người xung quanh, chính quyền sẽ can thiệp, giải quyết vụ việc ngay. Thế nhưng anh ta dám đánh vợ bởi anh ta nghĩ rằng: Thứ nhất, vợ anh ta sẽ không lên tiếng. Thứ hai, cha mẹ họ hàng cũng cho qua kiểu “chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau”. Thứ ba, cộng đồng làng xóm xung quanh cũng cho qua vì “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Thứ tư, chính quyền nhiều lúc cũng cho qua bởi “đó là chuyện riêng của gia đình”… Đấy chính là các lý do vì sao đàn ông ít khi đánh phụ nữ ngoài đường mà chỉ về nhà đánh vợ.
Số liệu điều tra quốc gia của Tổng cục Thống kê năm 2010 về bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho thấy, có đến trên 90% phụ nữ chịu bạo lực ít nhất một lần trong cuộc đời. Khả năng phụ nữ bị chồng lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần khả năng họ bị người khác lạm dụng. Mới đây, số liệu thống kê của Bộ Công an cũng chỉ ra, cứ 2 – 3 ngày lại có một người chết liên quan đến bạo lực gia đình.
Là nạn nhân của xã hội và của chính mình
Vì sao đàn ông lại có xu hướng sử dụng bạo lực đối với người phụ nữ tay ấp má kề với mình, người xứng đáng nhất để được đối xử bằng tình yêu thương? Ông Vũ Hồng Phong, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho rằng, nam giới thường được đặt ở vị trí đối lập với người phụ nữ, tức là anh ta muốn thể hiện quyền lực của mình. Khi xảy ra bạo lực, không chỉ phụ nữ khổ mà bản thân người chồng cũng chẳng sung sướng gì. Xét về sâu xa, cả nam giới và phụ nữ đều là nạn nhân chung của một cấu trúc xã hội cổ vũ cho nam giới đến với các hình thức bạo lực với phụ nữ.
Ngoài ra, do tư duy đàn ông muốn làm chủ gia đình - tư tưởng đã ăn sâu trong tâm thức của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung - dẫn đến việc người đàn ông có quyền lực để quyết định tất thảy việc gia đình, trong đó cả việc ứng xử với vợ bằng bạo lực.
Chia sẻ tại Hội thảo, bạn Nguyễn Phong - sinh viên Trường Đại học Thăng Long cho biết, có những bạn nam trẻ khi lấy vợ đã nói rằng “tao lấy vợ để có người giặt quần áo, nấu cơm”, thậm chí có bạn nói rằng “lấy vợ là để có người ngủ cùng”… Đây là cách suy nghĩ mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ và bất bình đẳng giới. Theo sinh viên Phong, vấn đề quan trọng là nhận thức của xã hội. Do vậy, để chuyển hóa vấn đề bạo lực thì cần phải chuyển hóa nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này.
Bà Ngô Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và Nâng cao năng lực phụ nữ cho biết, chị đã từng làm việc, trao đổi với những người đàn ông gây ra bạo lực gia đình. Những người này nói rằng, họ gây bạo lực là vì bất lực trước vợ con. Khi người chồng sử dụng bạo lực thì đồng thời cũng biến họ thành nạn nhân của… chính họ.
Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ, bà Hà cho rằng cần thay đổi nhận thức về “quyền lực” của người đàn ông. Đó chính là thay đổi quan niệm về giá trị sống, về giá trị của hạnh phúc. Quyền lực theo bà Hà đó là sự khoan dung, sự yêu thương, tôn trọng sự khác biệt. Trước khi cần đến sự thực thi của pháp luật thì nền tảng gia đình, nền tảng xã hội cần phải được xác lập những “giá trị quyền lực” này.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 12 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.