Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển để mang tới một thế giới tốt đẹp hơn

Thứ tư, 16:33 10/07/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Ngày 10/7, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày Dân số thế giới với chủ đề: “25 năm sau Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD): Thúc đẩy tiến độ nhằm hiện thực hóa những nội dung đã cam kết”.

Phát biểu tại buổi lễ, Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, ICPD được tổ chức năm 1994 đã đánh dấu một điểm khởi đầu mang tính đột phá. Tại Hội nghị Quốc tế này, 179 quốc gia, bao gồm Việt Nam đã thông qua một Chương trình hành động với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực Dân số và Phát triển.

Đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển để mang tới một thế giới tốt đẹp hơn - Ảnh 1.

Đại diện Bộ Y tế, UNFPA và một số Bộ, ban ngành liên quan tham dự buổi lễ. Ảnh: N.Mai

Các quốc gia đều đồng thuận với quan điểm cho rằng, chúng ta cần đặt con người vào vị trí trung tâm, thực hiện trao quyền cho phụ nữ và cho phép mọi người dân được tự do quyết định thời điểm và khoảng cách giữa các lần sinh một cách phù hợp với hoàn cảnh của chính mình – đây chính là cơ sở để đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững.

Theo bà Astrid Bant, kể từ thời điểm năm 1994 tới nay, thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: Tại thời điểm năm 1994, chỉ khoảng 15% phụ nữ đã kết hôn tại các nước kém phát triển nhất có sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Hiện nay, tỷ lệ này là 37%;

25 năm trước, tử vong của phụ nữ liên quan đến thai sản (tỷ số tử vong mẹ) tại các nước kém phát triển nhất là xấp xỉ 800/100.000 sơ sinh sống. Hiện nay, con số này đã giảm xuống một nửa.

Bên cạnh đó, 25 năm trước, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại các quốc gia kém phát triển nhất là 6 con/phụ nữ. Hiện nay, một phụ nữ tại các quốc gia này chỉ có tối đa là 4 con.

Đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển để mang tới một thế giới tốt đẹp hơn - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến và bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại buổi lễ kỷ niệm. Ảnh: Dương Ngọc

Mặc dù vậy, người đứng đầu UNFPA cũng nhấn mạnh, hiện nay, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức phải vượt qua để có thể hiện thực hóa các cam kết đã đưa ra tại Hội nghị về Dân số và Phát triển ở Cairo, Ai Cập và cũng là góp phần thực hiện một số chỉ tiêu trong Chương trình Nghị sự Phát triển bền vững vào năm 2030.

UNFPA đã xây dựng kế hoạch chiến lược mới nhằm hỗ trợ Chương trình nghị sự 2030 và củng cố cam kết của mình tới Chương trình hành động ICPD và cam kết của mình trong việc đạt được ba kết quả chuyển đổi vào thời điểm năm 2030:

• Không còn tử vong mẹ liên quan đến thai sản do các nguyên nhân có thể phòng tránh được;

• Không còn nhu cầu nào chưa được đáp ứng về Kế hoạch hóa gia đình;

• Không còn bạo lực giới và các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Cụ thể, trên thế giới hiện nay vẫn còn khoảng 214 triệu phụ nữ chưa được đáp ứng nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Mỗi ngày vẫn có hơn 800 phụ nữ tử vong liên quan đến thai sản do các nguyên nhân có thể phòng tránh được.

Đâu đó trong các hoàn cảnh chiến tranh hoặc thảm họa, vẫn có hàng triệu phụ nữ không được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình hoặc cách dịch vụ làm mẹ an toàn.

"Trong 25 năm vừa qua, chúng ta luôn tuân theo đường hướng "đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển". Nhân cơ hội này, tôi muốn kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đặt người dân của mình vào vị trí trung tâm trong Chương trình nghị sự này để mang tới một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn cho thanh niên và vị thành niên vì khi họ được trao quyền, được đảm bảo một tương lai hạnh phúc và được tiếp cận với nhiều cơ hội hơn, họ sẽ là chìa khóa đảm bảo sự thành công cho Chương trịnh nghị sự tới năm 2030 và trong những năm tiếp theo", bà Astrid Bant nhấn mạnh.

Đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển để mang tới một thế giới tốt đẹp hơn - Ảnh 4.

Các vị đại biểu tham dự buổi lễ kỷ niệm ngày Dân số thế giới. Ảnh: Dương Ngọc

Từ năm 2016 đến nay, Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đã và đang bước vào giai đoạn thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững với mong muốn đạt được 17 Mục tiêu Phát triển bền vững đã đề ra.

Chương trình nghị sự và những mục tiêu này tập trung vào việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người dân, đồng thời đảm bảo không một ai bị bỏ lại phía sau.

Tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm; các dịch vụ y tế chất lượng được đưa đến các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; Việt Nam đã kìm hãm được tốc độ gia tăng dân số, duy trì ở mức sinh thay thế.

Bên cạnh đó, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, trước đây, tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật còn nhiều, tuy nhiên, hiện nay, với sự ra đời các Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, nhiều bệnh, tật bẩm sinh đã được phát hiện và can thiệp ngay từ trong bào thai.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng nhấn mạnh, Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trước mắt, nếu không giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cả đất nước. 

Các Mục tiêu Phát triển bền vững sẽ không hoàn thành nếu không có các đáp ứng toàn diện đối với các quyền và công bằng của con người; sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; phát triển thanh niên, bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ; giáo dục, an ninh, cơ hội việc làm, kinh tế tăng trưởng và tất nhiên đó là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người.

Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với Chương trình Hành động của ICPD và các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Tháng 11/2019, trong khuôn khổ của Hội nghị thượng đỉnh Nairobi do Chính phủ Kenya và Đan mạch đồng tài trợ với sự tham gia của các Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan/đơn vị khác có quan tâm tới vấn đề Dân số và Phát triển sau 25 năm tổ chức ICPD, Bộ Y tế và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam kêu gọi các cơ quan và tổ chức tham gia cam kết một cách mạnh mẽ hơn nữa để hoàn thành những công việc còn đang thực hiện dang dở đảm bảo rằng "không một ai bị bỏ lại phía sau" trong quá trình đạt được các mục tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục và trong quá trình đảm bảo việc thực hiện quyền cho tất cả mọi người.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

Dân số và phát triển - 38 phút trước

Nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Mỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Những thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Top